Ghi nhận hiệu quả ban đầu
Kỳ vọng bước đột phá trong cải cách hành chính Bốn bài học cải cách từ Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính Hà Nội: Triển khai toàn diện, có hiệu quả các nội dung cải cách hành chính |
Bước cải cách thủ tục hành chính
“Yêu cầu chứng thực chiếm số lượng lớn hồ sơ hành chính ở phường, khi ủy quyền cho công chức trực tiếp ký đã giúp lãnh đạo phường chúng tôi giảm tải được công việc này, có thêm thời gian cho các công tác quản lý khác”, đó là nhìn nhận của bà Phạm Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phúc Đồng, quận Long Biên. Hiện, phường Phúc Đồng có 2 cán bộ tư pháp, trong đó một người được ủy quyền ký chứng thực trực tiếp làm việc tại bộ phận một cửa. Trong trường hợp công chức này có việc cần nghỉ, lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường sẽ ký.
Tại thị xã Sơn Tây, sau khi rà soát 19/19 phường các công chức tư pháp đều đủ điều kiện, từ ngày 1/7 đến ngày 7/7, các phường đã ban hành Quyết định ủy quyền. Ông Đào Hiến Chương, Trưởng phòng Tư pháp thị xã Sơn Tây, cho hay, tính đến ngày 25/7, trên địa bàn thị xã, số hồ sơ bản sao được chứng thực thực là 3.200 bản, số chứng thực chữ ký là 57 trường hợp.
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Ủy ban nhân dân phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng |
“Qua gần 1 tháng thực hiện, cán bộ tư pháp nhiều phường cho rằng việc họ trực tiếp ký chứng thực đã góp phần giảm bớt quy trình nội bộ, giúp cho họ chủ động trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình. Đặc biệt, tôi thấy việc này giúp cho Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường có thêm thời gian để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khác, nhất là trong thời điểm cả hệ thống chính trị phải tập trung cho công tác phòng chống dịch hiện nay thì việc này lại càng trở nên rất có ý nghĩa”, ông Chương nhìn nhận.
Tương tự thị xã Sơn Tây, quận Hoàng Mai đã thực hiện ủy quyền cho cán bộ tư pháp tại 14/14 phường trên địa bàn quận. Bà Nguyễn Hải Linh, Trưởng phòng Tư pháp, cho biết, mỗi phường đều có 2-3 cán bộ tư pháp và đã đồng loạt thực hiện ủy quyền, việc triển khai thực hiện không có khó khăn gì.
Khác với thị xã Sơn Tây, quận Hoàng Mai, tại quận Hoàn Kiếm mới có 14/18 phường có cán bộ tư pháp đủ điều kiện được ủy quyền ký chứng thực. Bà Ngô Hồng Thủy, Trưởng phòng Tư pháp quận, cho biết, 4 phường còn lại đang được kiện toàn, thực hiện kế hoạch luân chuyển để bảo đảm triển khai thực hiện đồng bộ. Bà Thủy cũng đánh giá, việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ủy quyền cho công chức tư pháp hộ tịch ký chứng thực giúp đơn giản hóa quy trình, giảm đáng kể thời gian thực hiện thủ tục này.
Tuy nhiên, công dân cho rằng đã ủy quyền cho cán bộ tư pháp ký trực tiếp, nên khi đến phường làm thủ tục đã yêu cầu phải trả kết quả ngay. Trong khi thực tế, do nhiều thủ tục tiếp nhận cùng lúc đều phải thực hiện ngay như đăng ký khai tử, đăng ký khai sinh… và còn tham mưu phối hợp nhiều nhiệm vụ khác, nên việc yêu cầu trả kết quả ngay đối với hồ sơ chứng thực gây áp lực về thời gian cho cán bộ tư pháp, nhất là đối với những phường chỉ có 1 cán bộ đủ điều kiện được ủy quyền ký chứng thực.
Tuy nhiên, theo bà Thủy, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đặc biệt là những thủ tục đơn giản như chứng thực bản sao, nên quận Hoàn Kiếm yêu cầu cán bộ tư pháp thực hiện chứng thực bản sao trả ngay, không cần sử dụng giấy hẹn trả kết quả. Điều này khiến người dân đến làm thủ tục chứng thực rất phấn khởi.
Công dân có thể nhận kết quả ngay
Bên cạnh một số quận đã triển khai ủy quyền đồng bộ, thì một số phường thuộc các quận như Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, việc ký chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký vẫn do lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường thực hiện. Ông Thái Hồng Doanh, cán bộ tư pháp phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, cho hay, phường Thanh Xuân Nam chưa thực hiện ủy quyền, nhưng nếu được ủy quyền, bản thân ông sẽ đảm nhận tốt vì đây là công việc vẫn làm hàng ngày. “Khi nhận ủy quyền, trách nhiệm với công chức tư pháp hộ tịch nặng nề hơn, nhưng bước cải cách này sẽ rút ngắn thời gian giải quyết cho người dân”, ông Doanh nói.
Bà Lê Khánh Giang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng cũng cho biết, phường chưa thực hiện việc ủy quyền này. Theo hướng dẫn nơi nào đủ điều kiện thì ủy quyền, hiện nay chúng tôi cũng đang xem xét cách làm ở các phường đã thực hiện xem có thuận lợi không. Phường Đồng Tâm vẫn giao cho một Phó Chủ tịch ký chứng thực và không có khó khăn gì vì đang thực hiện giãn cách xã hội, số lượng hồ sơ chứng thực không nhiều, đã giảm đến 50% so với trước đây. |
Bà Lê Khánh Giang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng cũng cho biết, phường chưa thực hiện việc ủy quyền này. Theo hướng dẫn nơi nào đủ điều kiện thì ủy quyền, hiện nay chúng tôi cũng đang xem xét cách làm ở các phường đã thực hiện xem có thuận lợi không. Phường Đồng Tâm vẫn giao cho một Phó Chủ tịch ký chứng thực và không có khó khăn gì vì đang thực hiện giãn cách xã hội, số lượng hồ sơ chứng thực không nhiều, đã giảm đến 50% so với trước đây.
Khi việc ủy quyền này được thực hiện, có thể nói người dân được “hưởng lợi” đầu tiên, bỏ được nỗi lo đi lại nhiều lần, nhất là tại những phường số hồ sơ chứng thực nhiều. Chị Nguyễn Thanh Tuyền, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ cho biết, chị mới đi chứng thực sổ hộ khẩu và giấy khai sinh để làm thủ tục cho con nhập học vào lớp 6.
“Mọi lần đi chứng thực, tôi đều phải cầm giấy hẹn, nộp hồ sơ buổi sáng thì phải chờ sang chiều, chiều sang ngày hôm sau, nhưng giờ chỉ chờ 30 phút là được nhận kết quả luôn nếu số lượng chứng thực ít”, chị Tuyền cho biết...
Sau 1 tháng thực hiện thí điểm, thực tế cho thấy, đề xuất ủy quyền cho công chức tư pháp hộ tịch phường ký chứng thực của thành phố Hà Nội là sự cải cách thủ tục hành chính phù hợp, giảm đáng kể chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho người dân khi đỡ phải đi lại nhiều lần. Đồng thời tạo điều kiện cho công chức tư pháp hộ tịch chủ động hơn trong bố trí thời gian giải quyết công việc, giảm áp lực công việc và tăng đáng kể thời gian giải quyết các công việc khác cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường. Đây cũng là một trong những nội dung thí điểm chính quyền đô thị đang được Hà Nội nỗ lực thực hiện.
Thống kê của Sở Tư pháp Hà Nội cho hay, trung bình trong một năm, 175 phường thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây giải quyết hơn 6 triệu hồ sơ chứng thực bản sao từ bản chính và hơn 200 nghìn hồ sơ chứng thực chữ ký; trung bình một ngày, một phường tiếp nhận và giải quyết từ 80 đến 100 hồ sơ chứng thực. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59