Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa

Tiềm năng lớn nhưng khai thác khiêm tốn

Thực trạng nói trên đã được Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cùng các Bộ ngành, các doanh nghiệp thẳng thắn nhìn nhận và tìm giải pháp tháo gỡ tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa năm 2024 do Bộ GTVT tổ chức vừa qua tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải
Việt Nam phấn đấu tăng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa lên 50%.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết: Thời gian qua, hoạt động vận tải nói chung và vận tải hàng hải, đường thủy nội địa nói riêng có những bước phát triển cả về chất và lượng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vận tải hàng hoá năm 2023 tăng 15,5% so với năm 2022, trong đó vận chuyển hàng hóa đường thủy đạt 476 triệu tấn (tăng 18,7%) và đường biển 116 triệu tấn (tăng 7,8%); vận chuyển hành khách đường thủy nội địa tăng 6,4%, đường biển tăng 10,2%.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho hay: Việt Nam là một quốc gia ven biển, có lợi thế bờ biển dài, gần các tuyến hàng hải quốc tế, hệ thống sông ngòi dày đặc. Ngành hàng hải và đường thuỷ nội địa có vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đây là phương thức vận tải có chi phí thấp, có khả năng chuyên chở hàng hoá với khối lượng lớn, siêu trường, siêu trọng, đi các tuyến đường xa.

Hiện nay phần lớn hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận tải bằng đường biển. Hệ thống cảng biển Việt Nam đã tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn nhất thế giới, thu hút được 40 hãng tàu lớn trên thế giới vào hoạt động. Việt Nam có 3 cảng nằm trong danh sách 50 cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất thế giới (TP.HCM, Hải Phòng và Cái Mép - Thị Vải). Hằng năm hệ thống cảng biển Việt Nam đón hàng nghìn chuyến tàu khách du lịch quốc tế từ khắp các nước trên thế giới đến Việt Nam.

Trong khi đó, theo ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT): Tính đến năm 2023 Việt Nam có 1.447 tàu, tổng trọng tải đạt hơn 10 triệu DWT. Đội tàu Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Asean và thứ 27 thế giới. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn sở hữu đội tàu mang cờ nước ngoài với tổng trọng tải 2,5 triệu DWT; có 40 hãng tàu nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, đảm nhận trên 90% sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Về đường thủy nội địa, Việt Nam có 310 cảng thủy nội địa, 6.062 bến thủy nội địa và 2.526 bến khách ngang sông, có 2.360 con sông, kênh, có tổng chiều dài gần 41.900 km với 9 hệ thống sông chính đổ ra biển thông qua hơn 120 cửa sông. Tổng chiều dài đường thủy nội địa cả nước đang được quản lý khai thác là 26.737 km.

Lợi thế là vậy nhưng việc khai thác tiềm năng trong lĩnh vực vận tải hàng hải và đường thủy nội địa tại Việt Nam vẫn còn khiếm tốn. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay thị phần vận tải hàng hoá và hành khách của đường bộ vẫn chiếm chủ yếu với 79,84% về hàng hoá và 91,79% về hành khách. Vận tải đường biển ven bờ, đường thủy nội địa chưa được khai thác một cách hiệu quả.

Tái cơ cấu thị phần

Trước thực tế thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa đang quá khiêm tốn so với vận tải đường bộ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết: Bộ GTVT đặt ra mục tiêu nâng thị phần vận tải hàng hóa trong nước bằng đường biển ven bờ và đường thủy nội địa, trước mắt phải tối thiểu được 50%. Nếu nâng được thị phần này sẽ có cơ hội giảm chi phí logistics, tiết kiệm tối đa chi phí bảo trì bảo dưỡng, giảm tai nạn giao thông, giảm số người chết, bị thương. Để tái cơ cấu thị phần vận tải, Bộ GTVT sẽ quyết liệt triển khai các giải pháp và ban hành các cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển vận tải đường biển, đường thuỷ nội địa nhằm chia sẻ thị phần vận tải đường bộ và đường sắt, đặc biệt trên hành lang vận tải Bắc - Nam.

Theo ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT): Để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục rà soát đề xuất sửa đổi Bộ Luật Hàng hải năm 2015 và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan. Đẩy nhanh tiến độ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch nhóm cảng biển, cảng cạn; triển khai đề án phát triển đội tàu biển Việt Nam, bảo đảm tiến độ các dự án nạo vét, duy tu luồng hàng hải…

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Vũ Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An đề xuất Nhà nước có chính sách tốt về lãi vay cho doanh nghiệp đầu tư phát triển đội tàu container như miễn hoặc giảm thuế VAT nhập khẩu tàu container, miễn thuế nhà thầu cho doanh nghiệp khi thực hiện việc thuê, thuê mua container.

Tương tự, ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường thủy, thay thế các quy định lỗi thời; xem lại khoảng cách các trạm kiểm tra trên sông theo hướng không quá nhiều trạm trên cùng một tuyến sông, để tránh tăng chi phí, mất an toàn cho phương tiện, nhất là vào ban đêm. Đồng thời sớm ban hành quy chuẩn tàu sông, giúp ngành đóng tàu và người dân có bộ luật hoàn chỉnh, không làm mất thời gian và giảm chi phí đầu tư phát triển phương tiện.

Trong khi đó, để phát triển hiệu quả cảng biển container tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đại diện Cảng Cần Thơ kiến nghị Bộ GTVT và các đơn vị liên quan tiếp tục duy tu nạo vét luồng hàng hải vào các cảng biển trong vùng, đảm bảo tải trọng từ 1.000 TEUs đến 2500TEUs ra vào luồng, trong đó ưu tiên triển khai giai đoạn 2 dự án kênh Quan Chánh Bố và nạo vét luồng Định An. Ưu tiên nâng cấp các tuyến vận tải đường thủy kết nối khu vực miền Đông và miền Tây (tuyến kênh Chợ Gạo), kết nối sông Tiền và Sông Hậu (tuyến Trà Ôn - Mang Thít, và kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền), tạo điều kiện cho các phương tiện sà lan đến 200TEUs lưu thông trên tuyến vận tải. Ngoài ra cần quan tâm nạo vét khu vực thượng lưu sông Mekong kết nối với Campuchia để tăng cường lưu thông hàng hóa giữa hai nước; sớm đẩy mạnh phát triển các sàn giao dịch vận tải kết nối hàng hóa nội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và liên vùng kết nối với khu vực TP.HCM, Cái Mép Vũng Tàu và Campuchia.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

(LĐTĐ) Kiên trì theo đuổi những giải pháp sáng tạo nhất trong lĩnh vực công nghệ số, chương trình Khách hàng thân thiết Vietjet SkyJoy được vinh danh với giải thưởng ASOCIO DX Award 2024, hạng mục Hệ sinh thái và giải pháp số (Emerging Digital Solutions & Ecosystem) trong khuôn khổ Hội nghị ASOCIO Digital Summit diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 6 - 8/11/2024.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Tập thể Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã xem xét Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Đa dạng hoạt động chăm lo

Đa dạng hoạt động chăm lo

(LĐTĐ) Năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, thực hiện tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), tăng lòng tin của CNVCLĐ với tổ chức Công đoàn và hệ thống chính trị.
Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo

Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Trước xu thế đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thì tâm huyết gắn với sáng tạo là những giá trị cốt lõi của người giáo viên, là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công yêu cầu xây dựng một nền giáo dục nhân văn, phát triển bền vững. Điều này được khẳng định qua ngày càng nhiều tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo được công nhận, vinh danh ở Hà Nội và đang lan tỏa tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Tin khác

Hàng Việt chinh phục người Việt bằng chất lượng, giá thành

Hàng Việt chinh phục người Việt bằng chất lượng, giá thành

(LĐTĐ) Qua 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, hàng Việt giờ đã dần chiếm lĩnh được người tiêu dùng Việt. Để người Việt dùng hàng Việt, tự hào sản phẩm Việt, các doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục nâng cao chất lượng và cải thiện về giá thành.
Tỷ giá USD hôm nay (14/11): Giá bán USD trên thị trường “chợ đen” đã bớt “nóng”

Tỷ giá USD hôm nay (14/11): Giá bán USD trên thị trường “chợ đen” đã bớt “nóng”

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (14/11): Rạng sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 21 đồng, hiện ở mức 24.288 đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (14/11): Giá dầu thế giới phục hồi

Giá xăng dầu hôm nay (14/11): Giá dầu thế giới phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay 14/11, giá dầu thế giới phục hồi, tăng cao hơn so với tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,0 USD/thùng, giảm 0,18%. Giá dầu Brent ở mốc 71,92 USD/thùng, tăng 0,01%.
Giá vàng hôm nay (14/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ sau nhiều ngày giảm sâu

Giá vàng hôm nay (14/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ sau nhiều ngày giảm sâu

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (14/11): Thị trường có dấu hiệu hồi phục nhẹ sau nhiều phiên lao dốc. Trong nước, vàng nhẫn bật tăng ở chiều mua vào.
Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố mức 24.267 VND/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (13/11): Vẫn duy trì mức thấp

Giá xăng dầu hôm nay (13/11): Vẫn duy trì mức thấp

(LĐTĐ) Hôm nay (13/11/2024), giá dầu thế giới dao động quanh mức thấp nhất trong hai tuần qua, khi tiếp tục đi ngang xuất phát từ dự báo giảm về nhu cầu dầu của OPEC cùng với tác động của USD tăng giá. Cụ thể, giá dầu WTI duy trì ở mức 67,99 USD/thùng, giảm nhẹ 0,07% (tương đương giảm 0,05 USD/thùng), trong khi dầu Brent đạt 71,75 USD/thùng, giảm 0,11% (tương đương giảm 0,08 USD/thùng)​
Giá vàng hôm nay (13/11): Giá vàng trong nước và thế giới vẫn miệt mài giảm

Giá vàng hôm nay (13/11): Giá vàng trong nước và thế giới vẫn miệt mài giảm

(LĐTĐ) Sáng nay (13/11), giá vàng thế giới đã xuyên thủng ngưỡng 2.600 USD/ounce về mức 2.597,9 USD/ounce. Trong nước, vàng nhẫn tròn trơn về quanh ngưỡng 83 triệu đồng/lượng, mức thấp nhất trong vòng một tháng qua.
Giá vàng trong nước “sập” mạnh theo giá vàng thế giới

Giá vàng trong nước “sập” mạnh theo giá vàng thế giới

(LĐTĐ) Sáng nay (12/11), sau khi bước vào phiên giao dịch chính thức, giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh ở cả vàng nhẫn và vàng miếng SJC.
Giá xăng dầu hôm nay (12/11): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay (12/11): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu

(LĐTĐ) Ngày 12/11/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu, với dầu WTI giảm 3,17% xuống còn 68,16 USD/thùng và dầu Brent giảm 2,61% còn 71,94 USD/thùng. Sự sụt giảm này được cho là bắt nguồn từ kế hoạch kích thích kinh tế mới của Trung Quốc không đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, khiến nhu cầu dầu từ quốc gia tiêu thụ lớn thứ hai thế giới có dấu hiệu suy yếu. Thêm vào đó, dự báo nguồn cung dầu toàn cầu sẽ tăng trong năm 2025 càng gây áp lực lớn lên giá dầu.
Tỷ giá USD hôm nay (12/11): Đồng USD thế giới quay đầu tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (12/11): Đồng USD thế giới quay đầu tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng 12/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố mức 24.263 VND/USD, giảm 15 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 105,5 điểm, tăng 0,5%.
Xem thêm
Phiên bản di động