Gần 1,7 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của COVAX đã về đến Việt Nam
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông tin, các thùng vắc xin được vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ đúng như quy định.
Thêm 1.682 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 do COVAX Facility tài trợ đã về đến Việt Nam |
Lô vắc xin Vaxzevria lần này (trước đây được gọi là vắc xin Covid-19 AstraZeneca) do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển. Vắc xin Vaxzevria Covid-19 đã được WHO cấp phép sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Đây là lô vắc xin thứ 2 của COVAX phân phối cho Việt Nam. Đợt 1 gồm 811.200 liều, chuyển tới Việt Nam sáng 1/4 vừa qua.
Từ khi lô hàng vắc xin Covid-19 đầu tiên đến Việt Nam, tính đến ngày 15/5, tổng cộng cả nước đã thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh, thành phố với 977.032 liều cho các đối tượng là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội theo Nghị quyết 21.
Vắc xin phòng Covid-19 do COVAX Facility tài trợ đã được chuyển tới kho lạnh của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương |
Trước đó, Bộ Y tế cho biết sẽ tiến hành phân bổ nguồn vắc xin này cho tất cả các đơn vị địa phương để thực hiện công tác tiêm chủng phòng, chống dịch Covid-19 theo kế hoạch đã đề ra.
Liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng cho hay: Chương trình Tiêm chủng Mở rộng sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn về công tác triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các tuyến, đặc biệt là công tác khám sàng lọc và xử trí phản ứng sau tiêm chủng để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Trong nhiều tháng qua, các đối tác COVAX bao gồm CEPI, GAVI, WHO và đối tác cung ứng UNICEF đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực sẵn sàng và triển khai vắc xin Covid-19 trên toàn quốc. Các đối tác đã hỗ trợ tích cực Việt Nam xây dựng Kế hoạch Tiêm chủng Quốc gia, vì Việt Nam tham gia Cam kết Thị trường Trước (AMC). AMC là một cơ chế tài chính sáng tạo để giúp đảm bảo tiếp cận toàn cầu và công bằng với vắc xin Covid-19 . |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06