Gần 120 bác sĩ xuyên đêm lấy tạng từ người cho chết não
Bốn cuộc đời hồi sinh từ người cho chết não thứ 100 Hướng tới phát triển hai nhóm kỹ thuật cao về ghép phổi và y học tái tạo Y tế Việt Nam dần vươn tầm thế giới trong lĩnh vực ghép tạng |
Người hiến tạng là một công dân Quảng Ninh, bị chấn thương sọ não rất nặng sau tai nạn giao thông. Ngay sau khi có kết luận chẩn đoán chết não cuối cùng sau 3 lần đánh giá của Hội đồng chẩn đoán chết não, đồng thời nhận được sự đồng thuận của gia đình trong việc hiến tạng, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã khẩn trương xây dựng kế hoạch lấy đa mô tạng, hiệp đồng chặt chẽ với Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, các trung tâm ghép tạng toàn quốc để rà soát và lập danh sách bệnh nhân sẽ được ghép tạng từ người cho này. Các tạng được hiến bao gồm: Tim, gan, trong đó gan được chia tách gan phải - gan trái, 2 quả thận, 2 giác mạc.
Các bác sĩ thực hiện lấy tạng từ người cho chết não. |
Sau khi được lên kế hoạch chi tiết và chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí nhân sự, nhất là phải đảm bảo thời gian bảo quản và phương án vận chuyển tạng tới nơi ghép, ca phẫu thuật lấy tạng đã được triển khai ngay trong đêm với sự tham gia của 120 y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên chia thành nhiều ekip. Trong đó, các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã cử các ekip bác sĩ đến Quảng Ninh để tham gia phẫu thuật lấy tạng.
Sau 4 giờ phẫu thuật liên tục với sự tập trung cao độ và phối hợp nhịp nhàng, các ekip phẫu thuật đã thành công lấy các tạng đúng như dự kiến và vận chuyển tới các đơn vị để ghép cho bệnh nhân.
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Anh Cường, Giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết: Để làm được điều này ngay tại tuyến cơ sở thì chúng tôi cũng đã có sự chuẩn bị tích cực từ lâu nay, cả về năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, cả về cơ sở vật chất của đơn vị. Cùng với đó, thông qua sự hiệp đồng chặt chẽ với Trung tâm Điều phối tạng quốc gia, các trung tâm ghép tạng của cả nước, ca phẫu thuật lấy đa tạng đã diễn ra thuận lợi, theo đúng như dự kiến và cũng đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao.
"Trong thời gian tới, với mục tiêu trở thành một đơn vị y tế đáp ứng tốt cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Quảng Ninh và khu vực, bệnh viện cũng xây dựng 7 mũi nhọn trong khám và điều trị, một trong số đó là ghép tạng. Để làm được điều này, bệnh viện đã tổ chức cho 40 y bác sĩ thuộc nhiều lĩnh vực đi học tập, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, và kỳ vọng rằng trong tương lai gần chúng ta có thể sẽ triển khai ghép tạng ngay tại Quảng Ninh", Giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên có cơ sở y tế tuyến tỉnh tổ chức triển khai lấy tạng ngay tại đơn vị. Điều này không chỉ khẳng định quyết tâm của ngành Y tế Quảng Ninh trong việc tham gia sâu vào mạng lưới hiến tạng, ghép tạng quốc gia, thực hiện trách nhiệm cao với cộng đồng, đồng thời cũng cho thấy năng lực của đội ngũ y bác sĩ tỉnh nhà sẵn sàng tiếp cận và triển khai các kỹ thuật cao phục vụ nhân dân ngay tại địa phương.
Đến 5 giờ sáng ngày 2/4, tất cả các tạng đã được lấy xong và được khẩn trương vận chuyển tới nơi ghép. Đánh giá về sự kiện này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia nhấn mạnh: "Chúng tôi đánh giá rất cao sự vào cuộc của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ngành Y tế Quảng Ninh và đặc biệt là Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong việc triển khai một ca lấy đa tạng ngay tại đơn vị.
Đây là một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng, hình thành và mở rộng mạng lưới hiến tạng, ghép tạng trong toàn quốc. Đồng thời cũng là bài học kinh nghiệm cho tất cả các bệnh viện trong cả nước, kể cả tuyến tỉnh, tuyến huyện, nơi có điều trị, có các bệnh nhân chết não tiềm năng hiến tạng, chết tim tiềm năng hiến nặng. Từ mô hình của Bệnh viện Việt Nam Thụy - Điển Uông Bí, chúng ta có thể chia sẻ những kinh nghiệm và lan tỏa ra các đơn vị khác, mở rộng hơn nữa mạng lưới hiến tạng, ghép tạng, gia tăng nguồn tạng hiến, giúp cho nhiều bệnh nhân hơn nữa có cơ hội được cứu sống".
Theo thông tin từ Trung tâm Điều phối tạng quốc gia, đến chiều ngày 2/4, tất cả các tạng được lấy từ người hiến tạng trên đều đã được ghép, tưới máu tốt, mang lại hy vọng sống mới cho các bệnh nhân khác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00