E-logistics: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trên thị trường Đông Nam Á
Giảm chi phí logistics để nâng cao sức cạnh tranh Nâng cao chất lượng, hiệu quả cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Cần cải thiện logistics chặng cuối tại nội đô Hà Nội |
E-logistics tăng trưởng vũ bão
Báo cáo từ Công ty nghiên cứu thị trường Statista chỉ ra rằng, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu trong năm 2022, tăng 13,5% so với năm trước. Bên cạnh đó, báo cáo "Nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới" do Công ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) Ninja Van Group hợp tác Mạng lưới bưu chính DPD Group công bố mới đây cho thấy, người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á ở nhiều chỉ số.
Bên cạnh các dịch vụ logistics trong nội địa, dịch vụ e-logistics xuyên biên giới được cho là sẽ góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tạo cơ hội cho Việt Nam trở thành một trong quốc gia top đầu về e-logistics trong khu vực Đông Nam Á (Ảnh minh họa: BT) |
Cụ thể, 73% người trả lời tại Việt Nam cho biết thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử (e-commerce) và 59% đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế. Theo báo cáo, Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỉ lệ 16% và ngang bằng với Philippines.
Bên cạnh các cơ hội phát triển bùng nổ do những thay đổi từ hành vi mua sắm của người tiêu dùng, logistics nói chung và e-logistics nói riêng của Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức đặc thù, trong đó nổi bật là bài toán về chi phí.
So với các mô hình logistic truyền thống, e-logistics hiện đang phát triển mạnh mẽ. Và theo những người trong cuộc, sẽ có những yếu tố chính đóng vai trò quyết định trong việc giảm thiểu chi phí logistics trong thương mại điện tử.
Ngoài ra, một thách thức khác phải kể đến là sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn buộc các nhà cung cấp dịch vụ e-logistics phải có những tính toán cũng như chiến lược đầu tư dài hơi để có thể phát triển.
Bên cạnh các dịch vụ logistics trong nội địa, dịch vụ e-logistics xuyên biên giới được cho là sẽ góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tạo cơ hội cho Việt Nam trở thành một trong quốc gia top đầu về e-logistics trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc kết nối giữa người mua và người bán xuyên biên giới cũng cần được hỗ trợ đặc biệt.
Các chuyên gia tại tọa đàm “Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam trở thành điểm đến về đầu tư e-logistics tại Đông Nam Á?” |
Tại tọa đàm “Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam trở thành điểm đến về đầu tư e-logistics tại Đông Nam Á?”, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistics cho biết, Covid-19 tác động lớn đến hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên đối với ngành thương mại điện tử thì lại là một chất xúc tác đặc biệt và đã tạo ra một cú hích rất lớn về logistics. Cùng với đà tăng trưởng của thương mại điện tử, logistics cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
“Cho đến nay chúng ta thấy rằng, Việt Nam với số người dùng trẻ và tốc độ tiếp cận rất lớn cũng như khả năng dùng công nghệ nhanh và cao, số người dùng phương tiện điện tử thường xuyên đã lên đến khoảng 50-55 triệu người. Như vậy thị trường hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam rất lớn, kéo theo các hoạt động logistics điện tử cũng rất lớn”, ông Trần Thanh Hải nhận định.
Theo ông Trần Thanh Hải, cùng với số lượng giao dịch đơn hàng thương mại điện tử lớn, thì logistics trong thương mại điện tử cũng phải có tăng trưởng để bắt kịp tốc độ phát triển của các đơn hàng. Vì vậy rất cần các doanh nghiệp có đủ năng lực, có tính chuyên nghiệp cao và có mạng lưới phủ rộng để đáp ứng được sự tăng trưởng của mạng lưới thương mại điện tử.
Cơ hội và thách thức
Ông Phan Xuân Dũng - Giám đốc Kinh doanh Công ty Ninja Van Việt Nam, một "kỳ lân" trong lĩnh vực vận chuyển và đã có mặt tại 6 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cho biết, theo báo cáo của Google gần đây nhất đã đánh giá tăng trưởng của thương mại điện tử ở Việt Nam tăng gấp 3 lần, khoảng 52 tỷ đô vào năm 2025. Ninja Van Việt Nam cho rằng, có 3 cơ hội chính đối với logistics Việt Nam để trở thành điểm đến về đầu tư e-logistics tại Đông Nam Á.
Vì logistics phục vụ cho chặng cuối của thương mại điện tử, Ninja Van cũng như các doanh nghiệp logistics có cơ hội mở rộng thêm các loại dịch vụ khác. |
Thứ nhất, đó là số lượng đơn hàng. Theo đánh giá của Ninja Van, số lượng đơn hàng thương mại điện tử trong 5 năm vừa qua đã tăng gấp 3 lần. Thứ hai là đối tượng khách hàng mà Ninja Van phục vụ kể cả về người bán và người mua có độ phủ sóng rộng.
“Một trong những trải nghiệm của chúng tôi thấy ở Việt Nam có một đặc thù tương đối khác so với các nước Đông Nam Á, đó là ngoài việc tăng trưởng số lượng khách hàng còn tăng trưởng về độ phủ rộng của khách hàng. Hiện nay khách hàng sử dụng giao dịch thương mại điện tử đã phủ rộng ở 63 tỉnh thành, trong khi Thái Lan thì 90% khách hàng chúng tôi phục vụ là ở Bangkok”, ông Phan Xuân Dũng cho biết.
Cơ hội thứ 3 là về chất lượng dịch vụ. Vì logistics phục vụ cho chặng cuối của thương mại điện tử, Ninja Van cũng như các doanh nghiệp logistics có cơ hội mở rộng thêm các loại dịch vụ khác như hậu cần, kho bãi, đóng gói hàng hóa. Trong thời gian tới Ninja Van sẽ tập trung vào xuất nhập khẩu hàng hóa, liên kết giữa Việt Nam và các nước khác ở khu vực Đông Nam Á, Châu Á…
Ông Phan Xuân Dũng cũng cho rằng các cơ hội này cũng đi cùng 3 thách thức khác. Thứ nhất là liên quan đến số lượng đơn hàng. Khi đơn hàng tăng lên gấp 3, về mặt vận hành nếu làm không khéo sẽ không thể làm giảm chi phí trên đơn hàng. Vì vậy để vận hành tốt, doanh nghiệp phải nghĩ đến nhiều phương án khác nhau, bao gồm cả về công nghệ, đào tạo con người, để làm giảm chi phí trên một đơn hàng xuống vì hiện tại chi phí hậu cần logistics ở Việt Nam tương đối cao hơn các nước khác.
Hiện tại chi phí hậu cần logistics ở Việt Nam tương đối cao hơn các nước khác (Ảnh minh họa: BT) |
Về mặt khách hàng, hiện nay dịch vụ đã mở rộng ở 63 tỉnh thành, kéo theo đối tượng khách hàng sẽ nằm ở cả khu vực thành phố và nông thôn. Thói quen nhận hàng cũng có sự khác biệt nhất định. Vì vậy doanh nghiệp cũng phải áp dụng các yếu tố về mặt công nghệ, con người để đưa chất lượng phục vụ tốt nhất đến mọi đối tượng khách hàng.
Về dịch vụ, cơ hội mở ra nhưng cũng đi cùng nhiều thách thức khác nữa. Là làm thế nào có thể tích hợp thêm nhiều dịch vụ khác nhau trên chặng cuối mà vẫn đạt được chất lượng, hiệu quả và đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
E-logistics sẽ giải bài toán chi phí
Một báo cáo về Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility công bố hồi cuối năm ngoái cho thấy, chi phí logistics của Việt Nam còn cao, chiếm khoảng hơn 20% GDP. Trong khi đó, mức chi phí logistics trung bình trên thế giới, chỉ khoảng 11% GDP.
Đại diện Ninja Van Việt Nam cho biết: “70% chi phí của doanh nghiệp rơi vào khâu từ người nhận hàng đến người giao hàng. “Tính trung bình ở Việt Nam, chúng tôi đưa ra dịch vụ có thể giao hàng 3 lần cho mỗi đơn hàng. Ví dụ nếu khách hàng không nhận được đơn hàng lần thứ nhất (lý do cá nhân), chúng tôi cung cấp dịch vụ miễn phí cho lần giao hàng thứ 2 hoặc thứ 3 nữa. Hiện nay lần giao hàng đầu tiên chỉ rơi vào khoảng 70-80%, còn 20-30% là ở lần giao hàng miễn phí. Chúng tôi phải tìm cách giảm chi phí này xuống bằng cách đảm bảo thành công cao nhất trong lần giao hàng đầu tiên”. |
Về bài toán chi phí logistics, Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Trần Thanh Hải cho rằng, chi phí logistic là tổng hợp của nhiều thành phần, trong đó có liên quan đến vấn đề về hạ tầng. Với hạ tầng của Việt Nam hiện nay đang mới có những thay đổi lớn, đó là hạ tầng về cao tốc phát triển nhanh, xây dựng thêm nhiều cảng lớn và có những sân bay mới. Tuy nhiên tính kết nối của hệ thống này vẫn còn là vấn đề phải bàn thêm. Sự lệ thuộc quá lớn vào vận tải đường bộ là một thách thức cho vấn đề về giảm chi phí.
Yếu tố thứ hai là vấn đề liên quan đến năng lực của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; tính chuyên nghiệp và khả năng đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian, hiệu suất của các doanh nghiệp.
Thứ ba là các vấn đề về thủ tục. Trong hoạt động logistic có liên quan đến thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước như Hải quan. Tốc độ thông quan, tốc độ kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu,… cũng là vấn đề gây tác động lên chi phí.
“Với việc chúng ta ứng dụng được công nghệ vào trong hoạt động logistic sẽ đem lại khả năng giảm bớt chi phí do tự động hóa, giảm bớt sự can thiệp của con người trong các khâu vận hành cung ứng logistic. Việc xử lý hoạt động đó, đặc biệt là với hoạt động thương mại điện tử khi số lượng đơn hàng lớn, đi đến nhiều địa điểm khác nhau thì việc xử lý tự động sẽ giúp giảm thời gian, tăng hiệu suất xử lý đơn hàng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp”, ông Hải phân tích.
Chia sẻ trên phương diện cá nhân, Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu cho biết: “Bản thân tôi cũng là người trải nghiệm mua sắm ở trên mạng, tôi mong muốn người giao hàng phải có thông báo trước thời điểm giao để bố trí thời gian nhận. Nếu gọi điện đôi khi chúng tôi khó nhận cuộc gọi do bận họp hay làm việc, nhân viên giao hàng có thể nhắn tin. Nếu người giao hàng gọi hẹn trước, tần suất giao hàng thành công sẽ cao hơn. Hơn nữa, rất nhiều người từ chối các cuộc gọi từ số máy lạ, ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công khi giao hàng”.
Bảo Thoa
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05