Du xuân "quên" mũ bảo hiểm, khẩu trang: Phải xử nghiêm!
Theo ghi nhận thực tế ngày 14/2 (tức ngày mùng 3 Tết Tân Sửu), thời tiết khô ráo, ấm áp khiến lượng người và phương tiện tham gia giao thông trên các địa phương ngoại thành như Ứng Hòa, Mỹ Đức... gia tăng.
Tuy nhiên, đáng lo ngại, một bộ phận người dân khi tham gia giao thông vi phạm luật như không đội mũ bảo hiểm, kẹp 2 kẹp 3, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng trên đường do tâm lý vui chơi, chủ quan và do sự vắng mặt của Cảnh sát giao thông. Điều này vô tình tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn và mất trật tự an toàn giao thông.
Ngoại thành Hà Nội, nhiều người vô tư tham gia giao thông không khẩu trang, mũ bảo hiểm. Ảnh: Giang Nam |
Tại trục đường qua các xã như Hòa Nam, Hòa Xá (Ứng Hòa)… không ít người chủ quan rằng dịp Tết đường vắng và lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ không kiểm tra nên không cần đội mũ bảo hiểm. Có trường hợp người lớn chở theo cả trẻ em nhưng không đội mũ bảo hiểm. Điều này không chỉ đe dọa đến tính mạng người tham gia giao thông, mà còn gây bức xúc với những người chấp hành đúng các quy định về an toàn giao thông.
Đáng lo ngại hơn, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người không đeo khẩu trang tại các nơi công cộng. Tại một trung tâm thương mại lớn trên địa bàn xã Hòa Xá, nhiều phụ huynh cho con em vui chơi giải trí, bên cạnh một bộ phận chấp hành tốt quy định đeo khẩu trang thì một bộ phận vẫn “quên” bước phòng dịch cho bản thân. Phải khẳng định, việc lơ là, chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 có để dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Theo tìm hiểu, trước đây, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp bị áp dụng mức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng (theo Khoản 1, Điều 11, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).
Tại một trung tâm thương mại trên địa bàn xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, bên cạnh những người tuân thủ nghiêm việc đeo khẩu trang nơi công cộng thì vẫn còn không ít người "quên" quy định phòng dịch Covid-19 này. Ảnh: Giang Nam |
Tuy nhiên, theo Nghị định 117 có hiệu lực từ 15/1/2020, hành vi này bị phạt tiền với mức phạt tăng gấp 10 lần. Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 12, Nghị định 117 quy định, phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Quy định mới cũng tăng mức xử phạt đối với hành vi không thông báo cho Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật từ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-3 triệu đồng. Đáng chú ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với các hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tương tự, với hành vi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ - đường sắt quy định: Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Vô tư "đầu trần", chở theo nhiều người khi tham gia giao thông. Ảnh: Giang Nam |
Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ...
Rõ ràng, việc tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, “quên” đeo khẩu trang nơi công cộng dịp nghỉ Tết là rất đáng lên án và đòi hỏi các ngành chức năng phải sớm có biện pháp xử lý nghiêm nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Hơn hết, bản thân mỗi người cần nâng cao ý thức, chú trọng hơn đến việc đeo khẩu trang và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người… việc làm này sẽ góp phần bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05