Du lịch Hà Nội: 5 năm một chặng đường từ gian nan đến trái ngọt

(LĐTĐ) Trong 5 năm qua, sức tăng trưởng của Du lịch Hà Nội đã ngày càng chứng minh được khả năng hiện thực hóa của giấc mơ về ngành “công nghiệp không khói”. Hoạt động du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào việc quảng bá hình ảnh văn hóa, con người, thu hút đầu tư tạo động lực phát triển cho các thành phần kinh tế Thủ đô, hướng tới Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, Đại hội XIII của Đảng.
Du lịch di tích, đổi mới để tăng sức hút
Hà Nội: Triển khai lắp đặt wifi công cộng miễn phí tại các điểm du lịch đảm bảo tiến độ, yêu cầu

2015

Năm 2015, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về thành lập Sở Du lịch thành phố Hà Nội. Việc thành lập Sở Du lịch Hà Nội là dấu mốc quan trọng khẳng định tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển chung của Thủ đô, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố; bởi Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, thường xuyên đón khách du lịch trong nước và quốc tế; là Trung tâm du lịch khu vực phía Bắc, cầu nối du lịch các tỉnh vùng Bắc Bộ với du lịch cả nước, giữa du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.

Du lịch hà nội: 5 năm một chặng đường từ gian nan đến trái ngọt
Hà Nội để lại dấu ấn sâu đậm đối với bạn bè quốc tế (ảnh: Bảo Thoa)

Cũng bắt đầu từ đây, du lịch Hà Nội đã vượt qua những bước đầu đầy gian nan thử thách để đi đến thành công và trái ngọt.

2016

Có thể nói, một trong những thành tựu nổi bật nhất trong năm 2016 của ngành Du lịch Hà Nội đó là Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Trong đó, Nghị quyết nhấn mạnh việc đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển ngành du lịch chất lượng cao, theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm trọng điểm, kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa...

Chắc hẳn người dân Hà Nội không thể quên một dấu mốc quan trọng trong năm này, đó chính là việc thành phố Hà Nội tổ chức thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, kế hoạch số 159/KH-UBND, mở ra một không gian ấn tượng với người dân Hà Nội và khách quốc tế. Đây không chỉ là hành lang đi bộ thân thiện với người dân và du khách trong, ngoài nước, mà đã trở thành không gian của các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, du lịch… đặc sắc.

Du lịch hà nội: 5 năm một chặng đường từ gian nan đến trái ngọt
Mỗi khoảnh khắc của Hà Nội đều rất đặc biệt và thu hút du khác (ảnh: Cao Tiến)

Cũng trong năm 2016, Sở Du lịch Hà Nội cũng đã tổ chức thành công các sự kiện như Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội – Việt Nam 2016, Festival Áo dài Hà Nội 2016; thí điểm xây dựng nhận diện thương hiệu (logo), biển chỉ dẫn và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội, chỉ đạo các doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú xây dựng sản phẩm tour du lịch mới “Cảm xúc Hà Nội”; triển khai kế hoạch hợp tác với kênh CNN quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội trên sóng truyền hình… Trong năm 2016, Hà Nội đã đón hơn 4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế quan trọng của Hà Nội đối với sự phát triển chung của ngành du lịch cả nước.

2017

Năm 2017, hoạt động du lịch Thủ đô tiếp tục duy trì được nhịp độ phát triển, giữ vững vị trí hàng đầu trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trên thế giới. Thành phố Hà Nội đón 23,83 triệu lượt khách (tăng 9% so với năm 2016 và vượt 1% so với kế hoạch). Trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 4,95 triệu lượt khách (tăng 23% so với năm 2016); Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 70.958 tỷ đồng (tăng 15% so với năm 2016). Các thị trường khách quốc tế đứng đầu về lượng khách đến Hà Nội như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Đức, Úc, Malayxia, Thái Lan, Canada.

Cũng trong năm này, thành phố Hà Nội đã phê duyệt nhiệm vụ thực hiện dự án bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc thành điểm du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; đầu tư xây dựng 20 khách sạn cao cấp 4 - 5 sao trên địa bàn Thành phố.

Du lịch hà nội: 5 năm một chặng đường từ gian nan đến trái ngọt
Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, điểm nhấn của du lịch Thủ đô (ảnh: Bảo Thoa)

Đồng thời trên cơ sở ký kết hợp tác với các địa phương trong các nước tiến hành phối hợp khảo sát, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các sản phẩm tour du lịch liên kết, kết nối các điểm đến du lịch của Hà Nội với các tỉnh, thành Gia Lai, Đắc Lắk, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh...

Năm 2017, Sở Du lịch Hà Nội đã triển khai Chương trình hợp tác với Mạng tin tức truyền hình Cáp CNN, tạo hiệu ứng quảng bá tốt về hình ảnh Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Ngành du lịch Thủ đô đã khẳng định được vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng. Hoạt động du lịch Hà Nội tiếp tục duy trì được nhịp độ phát triển, giữ vững vị trí hàng đầu trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trên thế giới.

2018

Tiếp theo, năm 2018, Hà Nội được bình chọn xếp thứ 12/25 điểm đến tốt nhất thế giới, là một trong hai thành phố của Việt Nam lọt vào nhóm nổi bật nhất thế giới 2018 về lượng phòng du khách đặt trước, được Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới đề cử là một trong 17 ứng viên vào hạng mục bình chọn giải thưởng “Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới 2018”.

Đây không phải là lần đầu Hà Nội tự hào được ghi danh. Tuy nhiên, với việc bình chọn trong những năm gần đây ngày càng có chất lượng và chiều sâu, được thực hiện bởi các tổ chức du lịch quốc tế có uy tín, kết quả bình chọn càng củng cố thêm vị thế của du lịch Hà Nội trên các thị trường quốc tế.

Du lịch hà nội: 5 năm một chặng đường từ gian nan đến trái ngọt
Thủ đô đã về đích trước 3 năm về chỉ tiêu đón 5,7 triệu lượt khách quốc tế theo mục tiêu Nghị quyết số 06 đề ra (ảnh: Bảo Thoa)

Trong tổng số trên 26 triệu lượt khách du lịch đến Hà Nội năm 2018, khách du lịch quốc tế đạt tới 5,74 triệu lượt, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là con số ấn tượng khi thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng Thủ đô thành điểm đến hàng đầu trong nước và thế giới. Với kết quả này, du lịch Hà Nội năm 2018 đã về đích trước 2 năm trong việc thực hiện chỉ tiêu đón 5,7 triệu lượt khách quốc tế theo Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020.

2019

Năm 2019 đã kết thúc với khá nhiều dấu ấn cho ngành du lịch Thủ đô, đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về lượng khách, đưa du lịch Thủ đô về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết 06-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo". Trong đó, dấu ấn lớn nhất nằm ở việc du khách quốc tế thực sự ấn tượng trước một Thủ đô Hà Nội yên bình, đáng sống; thành phố của hòa bình, sáng tạo và là một trong những điểm đến tốt nhất châu Á...

Trong năm 2019, Hà Nội tiếp tục có mặt trong danh sách bình chọn của các tạp chí du lịch uy tín của thế giới như: Là một trong 7 địa điểm dành cho những người thích đi du lịch một mình (trang du lịch Bigseventravel của Italia); đứng thứ 15/161 điểm đến hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương (Mastercard); xếp thứ 4/25 điểm đến hàng đầu châu Á và 15/25 điểm đến hàng đầu thế giới trên trang TripAdvisor; CNN bình chọn Hà Nội là điểm đến lọt top “Danh sách vàng những điểm du lịch tốt nhất châu Á”...

Những danh hiệu trên là sự ghi nhận của cộng đồng du lịch thế giới và du khách quốc tế đối với những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, giữ gìn vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng điểm đến, ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động du lịch của Hà Nội, góp phần đưa Thủ đô ngày càng trở thành thành phố du lịch thông minh, an toàn, thân thiện...

Để lại dấu ấn sâu đậm đối với bạn bè quốc tế phải kể đến việc Hà Nội đã đảm nhận tốt vai trò “chủ nhà” của Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên hồi tháng 2/2019.

Đặc biệt, Hà Nội còn chính thức được ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) với lĩnh vực thiết kế sáng tạo. Sự sáng tạo ấy được thể hiện rõ nhất ở các không gian văn hóa công cộng mà điển hình là Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận - nơi thu hút một lượng khách lớn mỗi cuối tuần.

Du lịch hà nội: 5 năm một chặng đường từ gian nan đến trái ngọt
Chặng đường 5 năm du lịch Hà Nội hướng tới Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, Đại hội XIII của Đảng. (ảnh: Bảo Thoa)

Đặc biệt, sau 3 năm thí điểm, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận bước vào hoạt động chính thức. Cho đến nay, không gian này ngày càng chứng tỏ sức hấp dẫn của mình, dần trở thành một thương hiệu, một điểm đến tạo thành điểm nhấn của du lịch Thủ đô.

Một dấu ấn nữa của du lịch Thủ đô trong năm 2019 là những kết quả của việc triển khai xây dựng Đề án hệ thống du lịch thông minh. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển du lịch đã đáp ứng được nhu cầu của du khách, tạo nên những thay đổi tích cực tại các điểm đến như: Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, xã Hương Sơn (Mỹ Đức), làng gốm sứ Bát Tràng, làng cổ Đường Lâm...

Đến hết năm 2019, khách du lịch đến Hà Nội đạt gần 29 triệu lượt, tăng 10% so với năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế đạt 7,025 triệu lượt, tăng 17% so với năm trước; khách du lịch nội địa đạt 21,92 triệu lượt, tăng 8% so với năm trước. Tổng thu từ khách du lịch đạt 103.812 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước. Công suất sử dụng buồng phòng khách sạn bình quân đạt 69,8%. Với kết quả này, ngành Du lịch Thủ đô đã về đích trước 3 năm về chỉ tiêu đón 5,7 triệu lượt khách quốc tế theo mục tiêu Nghị quyết số 06 đề ra.

2020

Năm 2020, trong bối cảnh Việt Nam chưa đón khách du lịch quốc tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thành phố Hà Nội tập trung chú trọng khai thác thị trường tại chỗ, thị trường khách du lịch trong nước tới Hà Nội; các quận, huyện đều chú trọng đẩy mạnh phát triển dịch vụ, khai thác giá trị điểm đến, cải thiện môi trường du lịch để sẵn sàng cung cấp dịch vụ có chất lượng cao tới du khách.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội vừa phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tổ chức khảo sát và tọa đàm xây dựng tuyến du lịch “Khám phá Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội” tại huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên.
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025

Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Theo một số doanh nghiệp lữ hành, thời điểm hiện tại nhiều tour du lịch nước ngoài trong dịp Tết 2025 đã hết chỗ do có mức giá rẻ hút khách.
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

(LĐTĐ) Chương trình quảng bá du lịch “Đêm Trúc Bạch 2024” do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức vừa qua có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục khẳng định nỗ lực và vai trò của Thành phố đối với việc tập trung phát triển kinh tế đêm thông qua các sản phẩm du lịch, nhằm khai thác tiềm năng của Thủ đô một cách toàn diện và bền vững.
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025

Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025

(LĐTĐ) Theo Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 của Sở Du lịch Hà Nội, ngành Du lịch Hà Nội phấn đấu năm 2025 thu hút được trên 30 triệu lượt khách, tăng 11,1% so với ước thực hiện năm 2024.
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch

11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong 11 tháng năm 2024 khách du lịch đến Hà Nội ước đạt gần 5,8 triệu lượt người, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nghệ An là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển mô hình du lịch cộng đồng và thời gian qua, địa phương này đã từng bước triển khai hiệu quả.
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô

"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức chuỗi hoạt động "Đêm Trúc Bạch 2024" từ ngày 29/11- - 1/12/2024 tại không gian tuyến phố đi bộ Trúc Bạch với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm quảng bá du lịch đêm và khai thác tiềm năng du lịch của địa phương.
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng

Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ đạt các chỉ tiêu đề ra trong năm 2024 cả về chỉ tiêu doanh thu và lượt khách đến du lịch.
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp

Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp

(LĐTĐ) Hà Nội sắp chứng kiến một sự kiện văn hóa độc đáo khi Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức chương trình "Đêm Trúc Bạch" từ ngày 29/11 đến 01/12/2024. Sự kiện là hành trình đưa du khách trở về với ký ức của một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử - thời bao cấp, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã, phường Trúc Bạch.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động