Dù khó khăn, người lao động của Vinatex không bị hoãn, cắt giảm hợp đồng

(LĐTĐ) Hiện nay, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành phải cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng thì các doanh nghiệp trong hệ thống của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) chưa phải thực hiện giảm lao động trực tiếp bằng việc hoãn hay cắt giảm hợp đồng lao động.
Chịu ảnh hưởng dịch bệnh, Vinatex vẫn đạt kết quả sản xuất, kinh doanh ấn tượng 6 tháng đầu năm 2022: Vinatex đạt 103% kế hoạch lợi nhuận năm Vietnam Airlines và Vinatex hợp tác đẩy mạnh “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam, đã cho biết như vậy tại buổi họp báo công bố thông tin sản xuất kinh doanh năm 2022 và định hướng cho năm 2023 diễn ra chiều nay (22/12) tại trụ sở Vinatex.

Đảm bảo đủ việc làm

Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh - kinh doanh của Vinatex "đảo chiều" chưa từng có trong năm 2022. Tại thời điểm tháng 9/2022, lợi nhuận đạt 1.186 tỉ đồng, vượt hơn 24% kế hoạch được giao.

Tuy nhiên, từ tháng 9, thị trường dệt may đổi chiều đi xuống, các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn khi thị trường sợi gần như không có thanh khoản, thị trường may đơn hàng giảm mạnh, tin báo lỗ từ các đơn vị liên tục báo về tập đoàn. Điều này phần nào khiến kết quả hoạt động của một số đơn vị trong tập đoàn chững lại.

Dù khó khăn, người lao động của Vinatex không bị hoãn, cắt giảm hợp đồng
Lãnh đạo Vinatex và Công đoàn Dệt May Việt Nam thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động chăm lo cho người lao động của Tập đoàn năm 2022

Trong bối cảnh khó khăn đó, năm 2022 Vinatex ước đạt mức doanh thu hợp nhất là 19.535 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6% kế hoạch. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn.

"Để có được kết quả trên trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, biến động khó lường, Vinatex đã linh hoạt, nhạy bén trong công tác dự báo và điều hành, cùng với đó là sự nỗ lực, đóng góp lớn của toàn tập đoàn", ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam, cùng với việc tổ chức các buổi hội thảo về thị trường để cập nhật kịp thời công tác dự báo thị trường lao động, xác định sản phẩm chủ lực thích hợp nhất tại thời điểm này để từng bước hoàn thiện chuỗi sản xuất khép kín, một biện pháp cũng được Vinatex đặc biệt chú trọng là tìm mọi cách bảo toàn lực lượng lao động.

Tập đoàn đã tăng cường công tác đào tạo nhân lực; tạo năng lực cạnh tranh từ tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả quản trị… bắt nguồn từ đội ngũ nhân lực chất lượng cao và tinh nhuệ.

Lãnh đạo Vinatex còn cho biết, ở những thời điểm cầu giảm, đơn hàng khan hiếm, doanh nghiệp phải nhận cả những đơn hàng không mang lại hiệu quả cao, thậm chí là lỗ để giữ chân khách hàng, giữ vị trí của mình trong chuỗi giá trị, cũng như giữ chân người lao động.

Dù khó khăn, người lao động của Vinatex không bị hoãn, cắt giảm hợp đồng
Người lao động của Vinatex được ổn định việc làm. Ảnh minh họa.

Do đó, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành phải cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng thì các doanh nghiệp trong hệ thống Vinatex chưa phải thực hiện việc cắt giảm lao động trực tiếp. Tuy nhiên trong khó khăn chung đó, người lao động sẽ không có tăng ca, làm thêm giờ mà phải giảm khoảng 20% giờ làm so với bình quân những tháng cao điểm của các năm trước.

"Vinatex vẫn lo đủ đơn hàng sản xuất để người lao động có việc làm từ 40-48 giờ/tuần. Tính trung bình trên toàn hệ thống của Vinatex, thu nhập bình quân của người lao động năm 2022 ước đạt gần 9,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 15% so với năm 2021. Điều này là do các đơn vị thành viên của Vinatex vẫn cố gắng duy trì chế độ lương thưởng cho người lao động trong Tết Nguyên đán 2023 nhằm duy trì và ổn định nguồn lao động", ông Lê Tiến Trường thông tin.

Chấp nhận giảm lợi nhuận để chăm lo cho người lao động

Tại buổi họp báo, thông tin về các hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 cho người lao động, bà Phạm Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam, cho hay, hiện tại, 100% các doanh nghiệp trong hệ thống của Vinatex đều đảm bảo tháng lương thứ 13 cho người lao động.

Một số đơn vị lớn như Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ, Công ty cổ phần Dệt may Huế, Tổng công ty Phong Phú, Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội… đều có thêm ít nhất 0,5 - 2 tháng lương cho người lao động ngoài tháng lương thứ 13.

Đây là nỗ lực rất lớn từ phía các doanh nghiệp trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Về mức thưởng Tết, bà Phạm Thị Thanh Tâm cho biết, thưởng Tết trung bình của các doanh nghiệp trong hệ thống Vinatex khoảng 15 triệu đồng/người, đối với một số đơn vị lớn thì mức này khoảng 25 triệu đồng/người.

Dù khó khăn, người lao động của Vinatex không bị hoãn, cắt giảm hợp đồng
Đại diện lãnh đạo Tập đoàn và Công đoàn Dệt May Việt Nam trao quà cho người lao động tại chương trình "Tết sum vầy - Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" khu vực phía Nam, tháng 12/2022.

Cùng với chăm lo lương, thưởng cho người lao động, chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Quý Mão, Vinatex và Công đoàn Dệt May Việt Nam cũng đã tổ chức các phiên chợ với các gian hàng giá ưu đãi, giá 0 đồng và các gian hàng giảm giá, giúp người lao động có thể tiết kiệm từ 30 - 40% so với việc mua ngoài thị trường.

Cùng với hoạt động này thì hệ thống Công đoàn Dệt May Việt Nam dự kiến sẽ trao 5.000 - 7.000 phần quà Tết cho các đối tượng là người lao động khó khăn, gia đình chính sách. “Để chuẩn bị cho việc tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động, ngay từ tháng 10, Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị và Cơ quan điều hành Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thành viên cân đối nguồn tài chính, chuẩn bị kinh phí để chắc chắn chăm lo được cái Tết ấm no cho người lao động”, bà Phạm Thị Thanh Tâm nói.

Còn Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex Lê Tiến Trường thì cho hay: "Chúng tôi chấp nhận giảm mức lợi nhuận xuống, lựa chọn từ hơn 1.700 tỷ đồng xuống còn hơn 1.000 tỷ đồng để dành số tiền đó đảm bảo chi lương, thưởng và chăm lo cho người lao động. Tập đoàn muốn tạo một "thế đứng" vững vàng hơn, duy trì vị thế của người về lao động, để sẵn sàng trong thời gian tới”.

Trong quan điểm xuyên suốt, Vinatex luôn xác định có 2 nguồn tài sản quý nhất phải bảo vệ là người lao động và vị trí trong chuỗi cung ứng. Do vậy, bằng các biện pháp triệt để nhất, Vinatex sẽ đảm bảo ổn định nguồn lao động, giữ vững quan hệ với khách hàng để khi thị trường hồi phục sẽ nhanh chóng tổ chức sản xuất, chớp lấy các cơ hội từ thị trường…

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngoài tiếp tục duy trì các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, hện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 27/10, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ba Vì (Số 104 đường Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội) với sự tham gia của đông đảo người lao động, học sinh, sinh viên.
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Ngày 24/10, Phiên giao dịch việc làm trực tuyến với tham gia của 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2024 - 2030.
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi. Số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động có xu hướng giảm mạnh đã tác động tích cực đến thị trường lao động. Nhu cầu tuyển dụng trên toàn Thành phố trong tháng 9 khoảng trên 22.600 vị trí.
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Thông tin về công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 9/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết đơn vị đã tiếp nhận 6,6 nghìn hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, giảm 1 nghìn trường hợp so với tháng trước, và tăng 0,2 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

(LĐTĐ) Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2021 - 2024 là 76.626 tỷ đồng.
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu”.
Xem thêm
Phiên bản di động