6 tháng đầu năm 2022: Vinatex đạt 103% kế hoạch lợi nhuận năm
Nhiều hoạt động có ý nghĩa Dành 50% kinh phí và nhân lực để thanh tra đột xuất các vụ liên quan tài nguyên, môi trường Chịu ảnh hưởng dịch bệnh, Vinatex vẫn đạt kết quả sản xuất, kinh doanh ấn tượng |
Mới đây, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022. Theo đó, doanh thu hợp nhất của Vinatex đạt 10.295 tỷ đồng, bằng 138,1% so với cùng kỳ, đạt 57% kế hoạch năm. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 980 tỷ đồng, bằng 155,6% cùng kỳ, đạt 103% kế hoạch năm.
Đây cũng là năm tiếp theo các doanh nghiệp Vinatex có vốn chi phối đóng góp 68,4% vào lợi nhuận, còn lại 31,6% đến từ các doanh nghiệp liên kết của Vinatex. Nếu so với lợi nhuận 6 tháng năm 2021, các doanh nghiệp Vinatex có vốn chi phối đóng góp 55,6% thì bước sang 6 tháng đầu năm 2022 con số này đã có sự tăng trưởng 12,8%.
Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, các nhóm ngành sản xuất của Vinatex cũng đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, ngành Sợi 6 tháng đầu năm 2022 có doanh thu tăng 31%, lợi nhuận tăng 49% so với cùng kỳ; Với ngành May, doanh thu tăng 27%, lợi nhuận tăng 140% so với cùng kỳ…
6 tháng đầu năm, dịch bệnh được kiểm soát tốt, lực lượng lao động dệt may yên tâm quay trở lại sản xuất |
Ngành Sợi vẫn thu được kết quả khả quan trong 6 tháng đầu năm do tận dụng được giá bông tốt đã mua cuối năm 2021; Ngành May có đơn hàng đầy tải, dịch bệnh được kiểm soát tốt nên lực lượng lao động yên tâm quay trở lại sản xuất, giữ vững năng suất lao động…
Các doanh nghiệp thuộc Vinatex đã phát huy nội lực, khích lệ cán bộ nhân viên, người lao động vượt khó, linh hoạt ứng phó với biến động của thị trường và tận dụng lợi thế tăng tốc sản xuất để chạm đích quý 2/2022.
Vinatex từng bước tạo một khối liên kết vững mạnh để tham gia hiệu quả vào thị trường sản xuất kinh doanh từ hoạt động sinh hoạt theo nhóm ngành sản xuất về Sợi, May, Vải. Các nhóm đã vận hành tốt việc xây dựng và duy trì kênh thông tin trao đổi thị trường giữa các đơn vị, giúp đơn vị ra quyết định nhanh, nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro; tạo tiền đề để hoàn thiện chuỗi cung ứng khép kín của Vinatex.
Lần đầu tiên, các doanh nghiệp trong hệ thống có tầm nhìn và cách tiếp cận chung, đó là: tự động hóa cao, tiết kiệm năng lượng, lao động và tài nguyên… hướng tới sản xuất xanh, bền vững. Đồng thời, sinh hoạt nhóm ngành sản xuất giúp doanh nghiệp tiếp cận với cách tính giá thành sản phẩm ở các nước sản xuất dệt may trên thế giới nhằm định vị năng lực, tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế với các quốc gia mạnh về xuất khẩu dệt may như: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Campuchia, Pakistan…
Công tác chuyển đổi số được đẩy mạnh, tạo đột phá trong đổi mới hoạt động quản trị và sản xuất kinh doanh của Vinatex. Nhờ việc đầu tư vào trang bị thiết bị tự động, từng bước áp dụng phần mềm quản trị trên tất cả các khâu sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn đã có bước cải thiện mạnh mẽ về năng suất, giảm áp lực về lao động.
Dự kiến trong năm 2022 – 2023, Vinatex sẽ triển khai các gói giải pháp tập trung vào việc nâng cấp hệ thống tài chính kế toán; xây dựng hệ thống quản lý thiết bị; quản trị dự án và danh mục đầu tư; hệ thống quản trị nguồn nhân lực; xây dựng nền tảng công nghệ học tập số - Digital Learning; xây dựng hệ thống quản lý khách hàng.
Trong 6 tháng đầu năm, Vinatex đã triển khai định kỳ hàng tháng các Hội thảo chuyên đề nhằm thông tin về thị trường, kinh tế vĩ mô, dự báo thị trường nguyên phụ liệu (bông, xơ, sợi), dự báo tình hình tài chính, tiền tệ… đến toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cho cán bộ với trọng tâm là lớp cán bộ trẻ với chương trình đào tạo Vinatex Young Talent đã được triển khai tập trung, trong đó đã hoàn thành đào tạo học kỳ 1 của lớp 1 và đang tiếp tục triển khai lớp 2 và 3 trong quý 3.
6 tháng cuối năm, Vinatex sẽ tập trung giữ ổn định hệ thống sản xuất, việc làm... |
Tập đoàn đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông tại tất cả các đơn vị có Vinatex góp vốn và Đại hội đồng cổ đông Công ty mẹ đồng thời, tổ chức thành công 2 Hội nghị quan trọng là Hội nghị người đại diện vốn và Hội nghị nâng cao năng lực tài chính – kế toán – kiểm soát cho Lãnh đạo, Kế toán trưởng và Trưởng Ban kiểm soát tại các đơn vị thành viên. Đây là những Hội nghị tập trung đánh giá sâu sắc kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị, xác định thách thức, đưa ra kế hoạch hành động nhằm cải thiện quy mô, hiệu quả doanh nghiệp và các giải pháp quản trị trong thời gian tới.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, Vinatex và Tập đoàn Kova cũng đã chính thức giới thiệu sản phẩm vải chống cháy Vinatex – Kova với nội hàm 100% kiến thức, kỹ thuật do người Việt nghiên cứu và sản xuất, được dư luận đặc biệt quan tâm. Đây sẽ là một trong những sản phẩm chủ lực của Vinatex mang tính hữu dụng và đem lại giá trị cho người tiêu dùng Việt với giá cả phải chăng.
Trong những tháng cuối năm 2022, trước những dự báo xấu về thị trường do: kinh tế thế giới đình trệ- lạm phát; lãi suất tăng mạnh; hàng tồn kho cao, sức mua thấp, dòng tiền hạn chế…, Vinatex đề ra nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó tập trung giữ ổn định hệ thống sản xuất, việc làm trong điều kiện đơn hàng biến động; Linh hoạt trong điều hành sản xuất, duy trì và ổn định chất lượng sản phẩm; Xây dựng kế hoạch đầu tư đáp ứng mô hình kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp dệt may.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh, Tập đoàn phấn đấu tiếp tục giữ vững kết quả 6 tháng đầu năm đối với ngành Sợi, tăng cường các đơn hàng của ngành May, tập trung chủ lực vào quý 4 – thời điểm cao điểm trong sản xuất đối với ngành May. Ngành Dệt vải tiếp tục tổ chức theo hướng quy củ, có định hướng và mục tiêu rõ ràng, đồng thời liên kết với ngành May trong chuỗi để tạo ra lợi thế từ các hiệp định tự do thương mại đã ký kết. Mục tiêu là hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của đại hội đồng cổ đông.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Thông tin doanh nghiệp 22/11/2024 11:05
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Thông tin doanh nghiệp 21/11/2024 19:24
Sun Group 5 năm liên tiếp đạt giải “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Thông tin doanh nghiệp 20/11/2024 22:42
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục”: Cơ hội khám phá phương pháp giáo dục toàn diện
Thông tin doanh nghiệp 20/11/2024 16:15
Central Retail Việt Nam đẩy mạnh kết nối giao thương tại tỉnh Cà Mau và Hòa Bình
Thông tin doanh nghiệp 16/11/2024 10:18
Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Thông tin doanh nghiệp 14/11/2024 11:33
Cháo tươi TH true FOOD: Hợp khẩu vị trẻ em, ngon lành như mẹ tự nấu tại nhà
Thông tin doanh nghiệp 13/11/2024 16:26
Special Night - Cả thế giới uống mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt của bạn
Thông tin doanh nghiệp 12/11/2024 10:35
SeABank khởi động giải chạy SeARun 2024 hướng tới cộng đồng
Thông tin doanh nghiệp 11/11/2024 14:05
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao học bổng cho 12 VĐV quốc gia
Thông tin doanh nghiệp 11/11/2024 09:44