Đồng bộ nhiều giải pháp nhằm "khoá chặt" đường lây của Covid-19
Bài bản và trách nhiệm
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến trưa 6/9, trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 38 ca mắc Covid-19 mới. Như vậy cộng dồn số mắc Covid-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4) là 3.567 ca, trong đó số mắc Covid-19 ghi nhận ngoài cộng đồng 1.564 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.003 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân |
Đáng lo ngại, Hà Nội hiện có 6 chùm ca bệnh phức tạp tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân); phường Văn Miếu; phường Văn Chương (Đống Đa); phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai); xã Tân Lập (huyện Đan Phượng); chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình). Trong đó, phường Thanh Xuân Trung có số ca mắc cao nhất nhưng về cơ bản đã được kiểm soát.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nguy cơ dịch bệnh của Hà Nội còn cao và khó lường, thể hiện ở việc lây nhiễm trong cộng đồng. Do Hà Nội là trung tâm giao lưu, dân cư cư trú, sinh hoạt đông, lại đặt nhiều trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, nên Thành phố tiếp tục tổ chức xét nghiệm diện rộng theo dịch tễ, theo nhóm nguy cơ và nguy cơ cao cho người dân.
Là một trong những địa bàn nằm trong “vùng đỏ”, ngay khi có thông báo quận Nam Từ Liêm đã tiến hành xét nghiệm diện rộng cho người dân, trong đó, có những đối tượng ở khu chung cư. Theo chị Đặng Thị Vân Anh (23 tuổi), thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm: “Ngày 5/9, gia đình tôi sống tại Chung cư CT2 Phùng Khoang đã được quản lý toà nhà thông báo đi lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19. Mặc dù ít ra khỏi nhà và cũng thực hiện nghiêm các quy định 5k của Bộ Y tế, tuy nhiên, khi được thông báo lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19, tôi và mọi người trong gia đình vẫn nghiêm túc chấp hành để tầm soát bệnh hiệu quả”.
Cũng theo chị Vân Anh nhận xét, trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm, nhân viên y tế sẽ lấy thông tin cá nhân của người được lấy mẫu, sau đó kết quả xét nghiệm sẽ báo chung cho Ban quản lý toà nhà để thông báo lại cho người dân. Chỉ những người có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2, nhân viên y tế mới trực tiếp liên hệ để thông báo, nên rất nhanh và tiện lợi.
Tương tự, anh Đậu Văn Du, trú tại phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng chia sẻ: “Ngay trong sáng 4/9, tổ dân phố số 10, phường Quỳnh Lôi đã lấy mẫu test Covid-19 trên diện rộng. Quận Hai Bà Trưng là một trong những điểm nóng của dịch Covid-19 trong đợt dịch thứ 4, bởi vậy, ngay khi có thông báo, cả hai vợ chồng tôi cùng tham gia lấy mẫu tại điểm Trường Tiểu học Ngô Quyền”.
Theo chia sẻ của anh Du, tại điểm lấy mẫu việc thực hiện cách biện pháp phòng, chống dịch được thực hiện rất nghiêm túc. Ngay tại cổng vào, tổ y tế bố trí người đo nhiệt độ thân nhiệt và xịt cồn sát khuẩn cũng như soát phiếu thông tin. Để đảm bảo giãn cách, các ghế ngồi chờ được bố trí cách nhau 2m, có 2 bàn lấy mẫu và 1 bàn thống kê thông tin riêng biệt.
“Đặc biệt, tại điểm lấy mẫu được bố trí theo quy định 1 chiều. Người dân đến lấy mẫu được yêu cầu tuân thủ đúng quy định, chỉ 2 dừng, trong đó một dừng đo thân nhiệt, kiểm tra phiếu, hai là dừng lấy mẫu, xong đi thẳng đến lối ra. Lối ra vào được bố trí 2 cổng tách biệt, tránh việc người dân tiếp xúc nhau. Tất cả quá trình, mỗi người chỉ mất chưa đến 5 phút là lấy mẫu xong, rất bài bản và nhanh chóng”- anh Du cho hay.
Đa số người dân đều đánh giá, việc thực hiện lấy mẫu trên địa bàn được các lực lượng chức năng thực hiện rất bài bản và trách nhiệm. "Trước ngày đi lấy mẫu, cán bộ tổ dân phố đã đến từng nhà phát phiếu thông tin đến từng hộ gia đình. Đặc biệt, trong sáng ngày lấy mẫu, dù mưa nhưng cán bộ tổ dân phố lại tiếp tục đến từng hộ để nhắc nhở mọi người thu xếp thời gian và tham gia đầy đủ", anh Du cho biết thêm.
Tại các điểm lấy mẫu luôn đảm bảo việc giãn cách phòng, chống dịch |
Được biết, từ ngày 4/9, quận Hai Bà Trưng triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng chủ động trên địa bàn quận. Theo Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng, quận đã tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ từng phút, từng giờ, bằng mọi biện pháp tận dụng tối đa “thời gian vàng” các ngày giãn cách xã hội để thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện, bóc tách kịp thời các trường hợp F0 khỏi cộng đồng để thực hiện cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế.
Về đối tượng được xét nghiệm, tại các khu vực phong toả ở các phường Bạch Mai, Minh Khai, Nguyễn Du, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy. Các đối tượng khác bao gồm: Các khu vực nguy cơ cao (địa bàn phường nguy cơ cao tiếp giáp với các ổ dịch phức tạp; khu tập thể cũ đông người, chật hẹp, giao lưu đi lại nhiều); đối tượng nguy cơ cao (người làm nghề shipper, người làm dịch vụ vận tải, người làm tại các công ty cung ứng hàng hoá, thực phẩm, người bán hàng tại chợ, siêu thị….).
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Trung tâm Y tế quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 18 phường đã rà soát, lập danh sách, thông báo gửi giấy mời người dân đến xét nghiệm tại các địa điểm lấy mẫu và phân chia theo các khung giờ, đảm bảo giãn cách, không tụ tập đông người và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch.
Cần sự chung sức từ người dân
Liên quan đến công tác xét nghiệm, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho hay, Thành phố đã triển khai ký hợp đồng với các bệnh viện công lập, ngoài công lập thuộc Trung ương và Thành phố tham gia công tác xét nghiệm, nâng công suất xét nghiệm lên 200.000 mẫu/ngày.
Đồng thời, Thành phố đã tổ chức xét nghiệm tất cả khu vực phong tỏa 2-3 ngày/lần, khu vực nguy cơ cao 5-7 ngày/lần theo đúng tinh thần của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, ngành Y tế của Thành phố cũng tổ chức xét nghiệm ở những khu vực tiếp giáp với khu vực nguy cơ cao, tiếp giáp khu vực phong tỏa, khu vực đông dân cư, khu tập thể cũ, chật hẹp…; thực hiện xét nghiệm cho các đối tượng nguy cơ như shipper, lái xe công nghệ, người tiếp xúc với nhiều người, người bán hàng ở chợ, siêu thị…
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội nhận định, ngay cả "vùng xanh" vẫn có thể có các điểm nguy cơ, do đó, vẫn cần tổ chức xét nghiệm. Song song với đó, sẽ tổ chức xét nghiệm ở các "điểm nóng" như bệnh viện, khu công nghiệp, siêu thị - những nơi dễ phát hiện các ca trong cộng đồng; tổ chức tiêm vắc xin nhanh, kịp thời để Hà Nội sớm khống chế được dịch bệnh trong thời gian tới. Hiện, Hà Nội đã tiêm chủng được khoảng 32% dân số. Thời gian tới, Thành phố phấn đấu cam kết tiêm chủng đạt 150.000 mũi/ngày. Đồng thời, tiếp tục đề nghị Bộ Y tế phân bổ vắc xin để đạt độ bao phủ tiêm chủng.
Hà Nội đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 được khoảng 32% dân số |
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết: Thành phố đã thành lập 3 tổ công tác chuyên trách do các đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm chỉ huy phụ trách từng lĩnh vực công tác như: Xét nghiệm, cách ly, tiêm vắc xin, thu dung điều trị, hậu cần, cơ sở vật chất phục vụ các khu cách ly tập trung…
Đối với công tác thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, Hà Nội đã kích hoạt 2.000 giường bệnh ở 8 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 500 giường bệnh cho bệnh nhân nặng, nguy kịch, 1.500 giường điều trị cho các bệnh nhân trung bình.
Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội cũng đã nâng quy mô điều trị, cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân nhẹ không có triệu chứng lên 20.000 giường. Tính đến nay, đã tiếp nhận và điều trị 3.428 bệnh nhân. Hiện, còn hơn 1.000 bệnh nhân đang điều trị và 53 bệnh nhân nặng. Sở Y tế cũng đã phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng bài tập thể dục để hướng dẫn cho các trường hợp mắc Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để nâng cao sức khỏe.
Như vậy, với hàng loạt các giải pháp thiết thực trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Hà Nội đang cố gắng khoanh vùng, dập dịch cũng như “khoá chặt” đường lây nhiễm của dịch Covid-19. Tuy nhiên, bên cạnh sự cố gắng của ngành Y tế, của các cơ quan chức năng vẫn cần sự chung sức của tất cả người dân. Bởi chính sự chủ động, ý thức tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 của người dân sẽ góp phần phòng, chống dịch hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22