Đồng bộ nhiều giải pháp để không đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng góc nhìn từ huyện Hoài Đức
Những cán bộ xã, phường... "lặng thầm" giữ bình yên cho Thủ đô Hoài Đức cần chấn chỉnh việc thực hiện phòng dịch Covid-19 tại cơ sở Hoài Đức: Tăng cường thêm các chốt kiểm soát phòng dịch Covid-19 |
Làm tốt khâu phân phối để không để dư thừa nông sản
Dịch bệnh Covid-19 diễn ra trong thời gian dài đã làm nhiều ngành, nghề bị ảnh hưởng, đặc biệt người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, huyện Hoài Đức cũng không nằm ngoài xu thế này. Theo thống kê, trên địa bàn huyện Hoài Đức hiện có 1.117ha gieo trồng vụ hè thu đang đến kỳ thu hoạch với 638ha trồng rau, củ, quả, 145ha cây nhãn và 334ha ổi.
Các xã Vân Côn, Song Phương, Tiền Yên, Cát Quế, Minh Khai, Vân Canh... là những địa bàn trọng điểm sản xuất rau ăn lá các loại, đậu đũa, mướp ngọt, mướp đắng, ngô, cà tím, cà xanh... có sản lượng khoảng 50 tấn/ngày, trong khi nhu cầu tiêu thụ tại huyện chỉ khoảng 35-40 tấn/ngày. Do thực hiện giãn cách xã hội, nên mỗi ngày còn khoảng 10-15 tấn rau, củ , quả đến kỳ thu hoạch, cần hỗ trợ tiêu thụ.
Trước tình hình đó, huyện Hoài Đức đã xây dựng phương án và thành lập các tổ điều phối nông sản của người nông dân trên địa bàn. Hàng ngày, các "tổ hỗ trợ" sẽ tổng hợp tình hình sản xuất, sản lượng nông sản, thực phẩm hiện có khả năng thu hoạch trên địa bàn, dự báo khả năng tiêu thụ từ đó có phương án thu hoạch, lên giá cả và điều phối đến các địa phương có nhu cầu tiêu thụ.
Theo chị Nguyễn Thị Yến, Bí thư Đoàn xã Vân Côn, thành viên tổ điều phối tiêu thụ nông sản xã, sau khi kết nối để nắm số lượng sản phẩm cần cung cấp đến các đầu mối tiêu thụ hàng ngày, tổ điều phối của xã thông báo tới các hộ nông dân để tiến hành thu hoạch, phân loại, đóng gói sản phẩm. Đoàn thanh niên xã chịu trách nhiệm phối hợp tổ chức thu gom nông sản, không để tình trạng người dân ồ ạt chở hàng tới điểm tập kết cùng một lúc, tránh tập trung đông người.
Tổ điều phối nông sản thu gom, đóng gói nông sản trước khi đi tiêu thụ. |
“Hàng ngày, tổ điều phối sẽ thông báo việc sẽ thu hoạch loại rau màu nào, để sau đó ra đồng thu hoạch. Tổ hỗ trợ tiêu thụ sẽ tiếp nhận nông sản của bà con từ 4 giờ - 11 giờ hàng ngày, sau đó sẽ giao hàng đến các đơn vị đăng ký thu mua. Giá của các mặt hàng đã được Hội đồng định giá thông báo rõ ràng, chi tiết và được bà con nhân dân rất ủng hộ. Từ lúc thực hiện giãn cách đến nay, các chợ bị cấm họp, các tiểu thương không thể mua bán nên việc chính quyền địa phương tổ chức hỗ trợ như hiện nay là rất thiết thực”, anh Nguyễn Việt Hưng, người dân xã Vân Côn cho hay.
"Sau khi thành lập tổ tiêu thụ nông sản, xã Vân Côn đã ký hợp đồng với 4 lái xe ô tô đã được cấp phép chuyên chở, lưu thông hàng hóa trên địa bàn huyện và trưng dụng sân nhà văn hóa của 8 thôn làm nơi tập kết. Điểm đặc biệt ở Vân Côn là các hộ dân sau khi thu hoạch nông sản sẽ tự đóng gói, mang đến điểm tập kết. Trong mỗi túi hàng phải có một tờ giấy cam kết chất lượng hàng, ghi rõ họ tên, địa chỉ hộ sản xuất, trọng lượng... Nhờ đó, bình quân mỗi ngày, xã Vân Côn tiêu thụ từ 5-10 tấn rau, củ, quả các loại, nhưng không bị khách hàng phản ánh về chất lượng", ông Hoàng Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Vân Côn cho biết.
Bên cạnh việc chủ động hỗ trợ người nông dân tiêu thụ nông sản, huyện Hoài Đức cũng đã lập 16 điểm bán hàng an toàn phòng chống dịch và 14 điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản để đảm bảo hỗ trợ nông dân tốt nhất trong việc tiêu thụ nông sản mà vẫn đảm bảo giãn cách. Có thể nói đến nay, cùng với sự chủ động của các xã, thị trấn, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ điều phối của huyện đã hỗ trợ tích cực cho các hộ nông dân tiêu thụ nông sản thực phẩm. Không chỉ điều phối trong nội bộ huyện, nông sản Hoài Đức vẫn được cung cấp đến các quận, huyện bạn thông qua các kênh kết nối.
Các cấp Công đoàn huyện Hoài Đức cũng chung tay hỗ trợ người nông dân tiêu thụ nông sản trên địa bàn. |
Thống kê sau 10 ngày tham gia điều tiết cung cầu, Tổ điều phối đã giúp bà con tiêu thụ trong huyện được hơn 150 nghìn tấn rau, ngô các loại; hơn 36 tấn nhãn, ổi; gần 157 nghìn quả trứng gà; hơn 331 nghìn quả trứng cút; 180 nghìn cây giống; Tiêu thụ ngoài huyện được gần 66 tấn ngô, rau các loại; hơn 9 tấn nhãn; 1700 quả trứng gà và hơn 100 nghìn cây giống. Tham gia hỗ trợ huyện Ba Vì tiêu thụ 6,3 tấn măng; 1445kg cải; Hỗ trợ huyện Thanh Oai tiêu thụ gần 5 tấn thịt ếch.
Không chỉ dừng ở việc giúp người nông dân tiêu thụ nông sản, chính nhờ sự điều phối hợp lý của của chính quyền mà tại các khu vực bị phong toả của Hoài Đức như tại An Khánh, An Thượng, nguồn cung lương thực, thực phẩm được các địa phương hỗ trợ, đáp ứng đầy đủ. Các "tổ điều phối" đã làm tốt công tác tổng hợp, đánh giá tình hình cung - cầu từng ngày từ đó phát huy vai trò kết nối tiêu thụ nông sản, vừa giúp tiêu thụ, vừa giúp phân phối điều hoà nông sản một cách hợp lý.
Không để "đứt gãy" chuỗi sản xuất
Cùng với hỗ trợ người nông dân trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề với các mặt hàng thiết yếu cũng được huyện Hoài Đức đặc biệt quan tâm. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện Hoài Đức và các xã, thị trấn đã chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh xây dựng các phương án sản xuất an toàn phòng chống dịch Covid-19.
Các điểm tiêu thụ nông sản đều phải tuân thủ tuyệt đối công tác phòng, chống dịch Covid-19. |
Cho đến nay, toàn huyện có 742 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được phê duyệt phương án sản xuất an toàn trong đó UBND huyện phê duyệt phương án đối với 182 doanh nghiệp, UBND cấp xã phê duyệt 560 phương án. Trên cơ sở phương án được phê duyệt, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động thực hiện các quy định đảm bảo nguyên tắc 5K cả trong và sau giờ lao động.
Theo ông Đỗ Xuân Đáng, Chủ tịch UBND xã Minh Khai, hiện xã Minh Khai có khoảng 200 hộ sản xuất bún, miến, phở khô, cung cấp ra thị trường trung bình mỗi ngày khoảng 150 tấn sản phẩm. Để đảm bảo lưu thông hàng hóa nhưng vẫn an toàn phòng dịch, xã đã chỉ đạo thành lập 02 điểm trung chuyển hàng hóa và tổ điều hành bốc dỡ hàng tại đây hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” để bốc dỡ hàng đi và đến cho nhân dân.
Tại các địa phương có lượng hàng hóa lưu thông lớn, xe ra-vào nhập và trả hàng nhiều như La Phù, Đức Giang… cũng được kiểm soát chặt chẽ. Tất cả lái xe, người vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa đều được test nhanh Covid-19 theo quy định; chỉ đến điểm cố định tại địa phương để bốc dỡ, nhập hàng.
Hiện huyện Hoài Đức đang duy trì 102 “vùng xanh” do các xã, thị trấn lập với mục tiêu không để đứt gãy chuỗi sản xuất. |
Lực lượng chức năng của từ xã đến huyện cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo thực hiện đúng phương án được phê duyệt. UBND huyện đã thành lập 4 tổ kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong doanh nghiệp đảm bảo duy trì các biện pháp ở mức cao nhất. Chính vì vậy, mặc dù dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17/CT-UBND và Công điện số 18/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện không bị gián đoạn.
Được biết, để duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp, lưu thông hàng hoá thiết yếu, nhằm đặt mục tiêu trong mọi hoàn cảnh không để đứt gãy chuỗi sản xuất, đảm bảo nguồn cung cũng như yêu cầu phòng dịch, toàn huyện đã có 102 “vùng xanh” do các xã, thị trấn lập. Trong “vùng xanh”, người dân được phép duy trì hoạt động sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo giãn cách và dưới sự giám sát, theo dõi, kiểm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương. Đơn cử như quá trình lao động sản xuất ngoài đồng ruộng cần thực hiện đúng nguyên tắc “mỗi thửa ruộng một người canh tác”, từ đó đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép là giữ vững “vùng xanh” an toàn phòng, chống dịch và đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 18:26
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 17:05
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Thủ đô 05/11/2024 16:23
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 14:46
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 13:00
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05