Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn để thích ứng với “sân chơi” mới
Các đồng chí: Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; TS Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động và TS Lê Cao Thắng - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công đoàn chủ trì Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo. |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động cho biết: Với việc ký kết và thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Việt Nam đã cơ bản hoàn thành những mục tiêu quan trọng nhất trong Chiến lược đàm phán hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2010-2020. Từ quá trình vừa cải cách, vừa tiếp cận các quy định của thương mại quốc tế, Việt Nam đã bước vào “sân chơi” hàng đầu thế giới, tham gia thiết lập những chuẩn mực tiên tiến cho sản xuất và thương mại.
Nhấn mạnh các hiệp định thương mại thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội phát triển thị trường Việt Nam, tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, TS Nguyễn Anh Thơ cho rằng: Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về lao động cần chú trọng, như: Quan hệ lao động, thị trường lao động, hội nhập tiêu chuẩn lao động quốc tế và tổ chức Công đoàn. Trong các hiệp định thương mại mới, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi người lao động là người trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế, nên trước hết họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản…
“Những vấn đề nêu trên đòi hỏi tổ chức Công đoàn Việt Nam, đại diện cho lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, cần phải đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động để có thể thích nghi với sự phát triển mới. Đó cũng chính là mục đích của Hội thảo Quốc gia “Thực trạng đổi mới tổ chức, hoạt động, phương thức của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới" do Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động phối hợp với Trường Đại học Công đoàn tổ chức hôm nay”, TS Nguyễn Anh Thơ khẳng định.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, nhấn mạnh Hội thảo có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức Công đoàn hiện nay khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được Việt Nam tham gia với mục đích, quyết tâm chính trị cao, do đó Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cấp Công đoàn đều xác định phải cạnh tranh lành mạnh, vượt qua khó khăn để vươn lên.
“Tổng LĐLĐ Việt Nam xác đinh, thách thức nhưng cũng là cơ hội để Công đoàn Việt Nam đổi mới mình, bằng diện mạo mới của tổ chức Công đoàn”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng là diễn đàn để tổ chức Công đoàn nhìn lại hoạt động trong bối cảnh mới, nhất là khi Bộ Chính trị mới ban hành Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu mong trên cơ sở trách nhiệm, vị trí công tác, các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ chia sẻ những thách thức, nêu rõ những vấn đề Công đoàn Việt Nam cần phải vươn tới, vượt qua, trong bối cảnh có thêm tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, giúp Công đoàn Việt Nam phát triển vững mạnh toàn diện, có năng lực giải quyết các thách thức, tồn tại từ thực tiễn… để Công đoàn Việt Nam thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và công nhân lao động.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, cán bộ Công đoàn đã cùng trao đổi, thảo luận các báo cáo khoa học thuộc các chủ đề: Các vấn đề pháp lý, cơ chế chính sách đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động công đoàn; các vấn đề đặt ra cho tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới; các đề xuất giải pháp về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới…
Phó Trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Duy Vũ phát biểu tại Hội thảo. |
Các chuyên gia, nhà quản lý xây dựng mô hình quan hệ lao động, phát triển quan hệ lao động hài hòa, như: “Cam kết về lao động của Việt Nam trong EVFTA và CPTPP và tác động đến Công đoàn”, “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới" , “Các vấn đề pháp lý để đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn Việt Nam" và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn Việt Nam thông qua công tác chăm sóc, bảo vệ người lao động trong bối cảnh dịch Covid-19 và nền kinh tế số, các kinh nghiệm triển khai công tác của Công đoàn các cấp...
Bàn về "Vai trò của tổ chức Công đoàn thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động để phát triển mô hình Quan hệ lao động hài hòa ở Việt Nam", TS Đoàn Ngọc Xuân - Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Tổ chức Công đoàn cần nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự hài lòng của đoàn viên đối với công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Làm tốt công tác này chính là thước đo đối với các tổ chức đại diện của người lao động, trong đó có tổ chức Công đoàn - được coi là lực lượng tiên phong, ưu tú nhất, là nơi mà người lao động đặt niềm tin. Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng các cơ sở khám, điều trị, phục hồi chức năng cho người lao động…
Nhận định phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn trong những năm tiếp theo sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường do Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới về mọi mặt, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Duy Vũ cho rằng: Công đoàn các cấp cần làm tốt việc cụ thể hóa Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về nội dung: “Nghiên cứu, điều chỉnh nhiệm vụ của các cấp Công đoàn theo hướng tập trung vào các nhiệm vụ cốt lõi, phù hợp với đặc thù từng cấp và sự phát triển của thị trường lao động”, trong đó tập trung vào: Thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động…
Bên cạnh đó, Công đoàn các cấp cần xác định cụ thể các mục tiêu đổi mới trong hoạt động công đoàn, vai trò quan trọng của công đoàn cơ sở, trong đó cần xác định rõ mục tiêu hướng về cơ sở, lấy cơ sở là địa bàn hoạt động…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49