Đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động để khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô
Nét đẹp truyền thống của tổ chức Công đoàn Thủ đô | |
Công đoàn Thủ đô sẽ làm tốt hơn vai trò của mình | |
Xây dựng tổ chức Công đoàn Thủ đô đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới (*) |
Đồng chí Bùi Huyền Mai - Ủy viên Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội |
PV: Thưa Chủ tịch, 91 năm rèn luyện, trưởng thành, tổ chức Công đoàn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo đồng chí, điều gì làm nên niềm tự hào của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong gần một thế kỷ qua?
Chủ tịch Bùi Huyền Mai: Công đoàn Việt Nam, tiền thân là tổ chức Công hội Đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28/7/1929 tại số nhà 15, Phố Hàng Nón, Hà Nội. Trong suốt hơn 90 năm hình thành và phát triển, Công đoàn Việt Nam đã gắn với những tên gọi khác nhau phù hợp trong từng thời kỳ, song ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, với bất kỳ tên gọi nào, Công đoàn Việt Nam luôn phát huy vai trò, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Công đoàn Việt Nam luôn giữ vững vị trí là trung tâm đoàn kết hữu ái giai cấp của công nhân lao động, là người đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cùng Nhà nước chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân lao động. Công đoàn Việt Nam cũng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thắt chặt tình đoàn kết liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, là nòng cốt cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong mỗi giai đoạn cách mạng, Công đoàn Việt Nam đều có những hình thức, nội dung hoạt động phù hợp nhằm phát huy truyền thống yêu nước cách mạng của giai cấp công nhân và mọi tầng lớp nhân dân lao động, tạo ra động lực mạnh mẽ để xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Theo tôi, đây chính là những điều làm nên truyền thống vẻ vang, đáng tự hào của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
PV: Truyền thống vẻ vang của tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện đang được tổ chức Công đoàn, công nhân viên chức lao động Thủ đô tiếp nối một cách xứng đáng, bằng những đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước, đồng chí có đồng tình với nhận định này không, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch Bùi Huyền Mai: Đúng như vậy. Giữ vị trí đầu tàu, trung tâm của cả nước, trong suốt hơn 9 thập kỷ qua, phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn Thủ đô luôn gắn liền với những chặng đường lịch sử của dân tộc, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp to lớn vào thắng lợi chung của phong trào cách mạng toàn Thành phố.
Để tiếp nối truyền thống tự hào được xây dựng hơn 90 năm, những năm gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô Hà Nội không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động. Công đoàn đã đa dạng hóa mô hình tập hợp công nhân lao động, phát triển đoàn viên, đồng thời tập trung vào đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động. Công đoàn Thủ đô vừa tích cực tham gia xây dựng chính sách có lợi cho công nhân vừa chủ động chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, các cấp công đoàn Hà Nội hết sức quan tâm chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với công nhân viên chức lao động, động viên người lao động phấn đấu khắc phục khó khăn, hăng hái thi đua lao động sản xuất.
Dưới sự vận động, tập hợp của tổ chức Công đoàn, đội ngũ công nhân lao động Thủ đô không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, đất nước. Công nhân Thủ đô lao động cần cù, sáng tạo, sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.
Đặc biệt, Công đoàn đã phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước như thi đua lao động giỏi, phấn đấu trở thành công nhân giỏi Thủ đô, sáng kiến, sáng tạo v.v… tạo khí thế lao động sản xuất sôi nổi trong công nhân viên chức lao động đồng hành cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn để duy trì sự tăng trưởng, phát triển.
Công nhân viên chức lao động Thủ đô đã phát huy hàng vạn sáng kiến cải tiến được áp dụng vào sản xuất và công tác, làm lợi cho Nhà nước, doanh nghiệp. Cụ thể, riêng trong giai đoạn 2015- 2020, công nhân viên chức lao động Thủ đô đã có 163.973 sáng kiến được công nhận ở cấp cơ sở, 11.704 sáng kiến được công nhận ở cấp trên cơ sở, 320 cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tặng bằng công nhận “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”. Trong đó có 290 sáng kiến tính được giá trị làm lợi bằng tiền, với số tiền làm lợi hơn 2.000 tỷ đồng. Nhiều sáng kiến của công nhân lao động được áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao làm lợi cho doanh nghiệp hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Qua rèn đức, luyện tài, hàng trăm ngàn công nhân lao động trực tiếp đã trở thành công nhân giỏi các cấp. 05 năm qua, toàn Thành phố có trên 243.500 công nhân được công nhận danh hiệu Công nhân giỏi cấp cơ sở; 8.755 công nhân được công nhận “Công nhân giỏi cấp trên cơ sở”; 535 công nhân đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”. Đây có thể nói chính là “nguồn của cải” vô giá đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy, UBND thành phố và LĐLĐ TP Hà Nội trao thưởng cho các điển hình tiên tiến giai đoạn (2015-2020); “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” năm 2020. |
PV: Không chỉ đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố thông qua các phong trào thi đua, vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn Thủ đô cũng ngày càng được khẳng định bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả vì người lao động. Theo Chủ tịch, những hoạt động nào của tổ chức Công đoàn Thủ đô để lại ấn tượng, tình cảm và niềm tin sâu sắc nhất với đoàn viên, người lao động?
Chủ tịch Bùi Huyền Mai: Bên cạnh các phong trào thi đua, trong những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai đồng bộ chùm hoạt động cao điểm trong Tháng Công nhân, chăm lo mọi mặt về sức khỏe, thể chất cũng như đời sống văn hóa tinh thần, tổ chức nhiều hoạt động chăm lo chu đáo tết Nguyên đán cho người lao động. Nhiều phong trào ở các cấp Công đoàn Thủ đô triển khai thực hiện đã ghi được dấu ấn quan trọng, quan tâm, chăm lo đến đông đảo công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động.
Điển hình như chương trình “Hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát”; phong trào “Ở đâu công nhân khó, ở đó có Công đoàn”, hoạt động khám - tư vấn sức khỏe cấp thuốc miễn phí cho công nhân lao động; tôn vinh “Công nhân giỏi”; trao tặng Mái ấm Công đoàn, trợ cấp, trợ giúp cho công nhân lao động; tổ chức Tết sum vầy và tổ chức các chuyến xe đưa công nhân về quê ăn Tết v.v...Riêng trong năm 2020, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi 50 tỷ đồng chăm lo Tết Canh Tý cho công nhân viên chức lao động; hỗ trợ trên 95.000 vé xe ô tô đưa công nhân lao động về quê đón Tết; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 69 Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên khó khăn.
Song song với tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho đoàn viên đáp ứng yêu cầu của tình hình mới thì bản thân tổ chức Công đoàn Thủ đô cũng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động. Công đoàn các cấp cần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động theo hướng quyết liệt, kịp thời, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, giảm bớt các hoạt động văn hóa, thể thao, hướng hoạt động vào các nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn, nhất là nhiệm vụ chăm lo lợi ích, đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Tập trung nâng cao hiệu quả công tác đối thoại xã hội và thương lượng tập thể, chương trình phúc lợi đoàn viên... Hoạt động Công đoàn phải hướng đến việc tạo sự khác biệt về quyền lợi của đoàn viên công đoàn và người lao động, phân biệt giữa quyền lợi của người đoàn viên và chưa là đoàn viên, như: Giảm giá hàng hóa, sử dụng cơ sở vật chất du lịch của Công đoàn cho đoàn viên; chỉ thực hiện tố tụng trước tòa án miễn phí cho đoàn viên; xây dựng nhà ở xã hội bằng hình thức xã hội hóa để công nhân lao động là đoàn viên mua hoặc cho thuê với mức giá hợp lý; ưu tiên chăm sóc con em đoàn viên... Khi người lao động thấy rõ quyền lợi của mình nếu tham gia vào tổ chức Công đoàn, cũng như khi Công đoàn hoạt động thực chất, mang lại quyền lợi thiết thân nhất cho người lao động thì chắc chắn người lao động sẽ tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn và đó chính là cách tập hợp, thu hút người lao động vào tổ chức Công đoàn hiệu quả nhất, là cách để tổ chức Công đoàn khẳng định vai trò không thể thiếu với người lao động. |
Đặc biệt, trước ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid- 19 đến đời sống, việc làm của người lao động, các cấp Công đoàn Thành phố đã tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ cho 61.971 trường hợp công nhân viên chức lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19; trong đó riêng Liên đoàn lao động Thành phố Hà Nội trích từ nguồn ngân sách Công đoàn Thành phố và “Quỹ Xã hội Công đoàn” hỗ trợ 3.226 trường hợp với tổng số tiền 3.389,6 triệu đồng
Có thể nói, những hoạt động thiết thực đó đã tạo nên sự tin tưởng, gắn bó giữa tổ chức Công đoàn với công nhân viên chức lao động, được dư luận xã hội, công nhân viên chức lao động và nhân dân Thủ đô đồng tình và đánh giá cao.
Đặc biệt, các hoạt động thiết thực vì người lao động của tổ chức Công đoàn đã có sức lan tỏa, tác động tích cực đến đội ngũ chủ doanh nghiệp và toàn xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp và toàn xã hội cùng quan tâm, chăm lo cho công nhân lao động, góp phần không ngừng thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân viên chức lao động. Thông qua các hoạt động đó, vị thế của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong đời sống xã hội ngày càng được nâng cao.
PV: Những kết quả đã đạt được của tổ chức Công đoàn Thủ đô rất đáng phấn khởi và tự hào, song chặng đường phía trước vẫn còn không ít khó khăn thử thách, nhất là trong điều kiện phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng. Chủ tịch nhìn nhận ra sao về những thời cơ, thách thức đang đặt ra cho tổ chức Công đoàn?
Chủ tịch Bùi Huyền Mai: Phấn khởi với những kết quả đã đạt được, song các cấp Công đoàn Thủ đô cũng chủ động nhìn nhận, chặng đường phía trước đang mở ra cho tổ chức Công đoàn Thủ đô nhiều thời cơ thuận lợi để phát triển, nhưng cũng đan xen không ít khó khăn, thách thức.
Trong xu thế phát triển và hội nhập, nhất là dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0, bên cạnh những thời cơ thì người lao động cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng cũng phải chịu nhiều tác động bất lợi. Cụ thể, người lao động có nguy cơ bị mất việc làm do bị thay thế bằng máy móc, cùng với đó là sự phân biệt giữa lao động có kỹ năng cao và lao động có kỹ năng thấp ngày càng lớn.
Trong khi đó, thách thức đối với tổ chức Công đoàn là nguy cơ giảm sút số lượng đoàn viên, nhất là đoàn viên khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nguồn lực tài chính cũng sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt, việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ dẫn đến sự cạnh tranh của các tổ chức khác cùng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động tại cơ sở.
Tôi cho rằng trước nguy cơ một bộ phận lớn người lao động giản đơn sẽ bị thay thế bởi máy móc, Công đoàn sẽ phải là tổ chức tiên phong trong việc nhận thức đúng vấn đề và định hướng cho công nhân để họ không trở thành người ngoài cuộc trong sự phát triển của doanh nghiệp và đất nước. Công đoàn phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên, người lao động tích cực nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.
Công đoàn cần tham mưu và phối hợp với doanh nghiệp tổ chức đào tạo cho công nhân sử dụng được công nghệ mới, điều hành được máy móc mới, đào tạo lại và tập trung khai thác nguồn lao động thâm niên, giàu kinh nghiệm để phát huy lợi thế của họ đồng thời cũng chú trọng nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ sư trẻ.
Song song với tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho đoàn viên đáp ứng yêu cầu của tình hình mới thì bản thân tổ chức Công đoàn Thủ đô cũng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động. Công đoàn các cấp cần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động theo hướng quyết liệt, kịp thời, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, giảm bớt các hoạt động văn hóa, thể thao, hướng hoạt động vào các nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn, nhất là nhiệm vụ chăm lo lợi ích, đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Tập trung nâng cao hiệu quả công tác đối thoại xã hội và thương lượng tập thể, chương trình phúc lợi đoàn viên... Hoạt động công đoàn phải hướng đến việc tạo sự khác biệt về quyền lợi của đoàn viên công đoàn và người lao động, phân biệt giữa quyền lợi của người là đoàn viên và chưa là đoàn viên, như: Giảm giá hàng hóa, sử dụng cơ sở vật chất du lịch của Công đoàn cho đoàn viên; chỉ thực hiện tố tụng trước tòa án miễn phí cho đoàn viên; xây dựng nhà ở xã hội bằng hình thức xã hội hóa để công nhân lao động là đoàn viên mua hoặc cho thuê với mức giá hợp lý; ưu tiên chăm sóc con em đoàn viên...
Khi người lao động thấy rõ quyền lợi của mình nếu tham gia tổ chức Công đoàn, cũng như khi Công đoàn hoạt động thực chất, mang lại quyền lợi thiết thân nhất cho người lao động thì chắc chắn người lao động sẽ tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn và đó chính là cách tập hợp, thu hút người lao động vào tổ chức Công đoàn hiệu quả nhất, là cách để tổ chức Công đoàn khẳng định vai trò không thể thiếu với người lao động.
Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập tổ chức Công đoàn là dịp để mỗi cán bộ công đoàn, công nhân viên chức lao động Thủ đô ôn lại truyền thống vẻ vang trong chặng đường đã qua, từ đó, Công đoàn tiếp tục siết chặt đội ngũ, đoàn kết thành một khối thống nhất, khích lệ, động viên cán bộ, đoàn viên, người lao động phấn đấu, tiếp bước xứng đáng với các thế hệ đi trước.
Trên nền tảng truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam trong hơn 90 năm qua, với vị trí tổ chức Công đoàn của Thủ đô - trung tâm chính trị kinh tế dẫn đầu cả nước, tôi mong muốn và tin tưởng rằng, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Thủ đô sẽ khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tham gia thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Chủ tịch
Phạm Diệp (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Hoạt động 19/11/2024 21:01