Độc đáo Lễ kết chạ làng

(LĐTĐ) Hàng năm, cứ vào độ mồng 7 tháng Giêng, những người con của làng Phú Mỹ và làng Kiều Mai lại nô nức trở về quê tham dự Lễ hội Kết chạ. Lễ hội cũng là dịp để người dân cùng nhau kết tình giao hiếu, nối tiếp truyền thống lâu đời của hai làng.
Đón nhận Bằng văn hóa di sản phi vật thể quốc gia lễ hội truyền thống “Lễ kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai” Đưa Lễ kết chạ Kiều Mai - Phú Mỹ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Quận Bắc Từ Liêm nỗ lực bảo tồn di sản

Tục lệ từ đời xưa truyền lại

“Hội làng Phú Mỹ, Kiều Mai/Tháng Giêng em đến, tháng Hai chị về” là câu ca dao được lưu truyền qua hàng trăm năm nói về tục kết chạ của hai tổ dân phố Phú Mỹ và Kiều Mai (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm). Phú Mỹ và Kiều Mai vốn là những ngôi làng cổ nằm bên dòng sông Nhuệ đầy chất thơ, một làng bên Tả, một làng bên Hữu. Sống trong cùng một không gian ấy khiến hai làng có mối liên hệ chặt chẽ.

Việc kết chạ giữa Phú Mỹ - Kiều Mai được các chức sắc hai làng cùng ký vào bản Khoán ước ngày Mười tháng Tư, năm Cảnh Hưng thứ Sáu (1745). Hiện, Khoán ước này còn được được lưu giữ tại hai tổ dân phố (Phú Mỹ - Kiều Mai).

Độc đáo Lễ kết chạ làng
Lễ hội Kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai được công nhận là di tích văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai bắt nguồn từ tục kết chạ giữa hai làng để giao hữu, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống. Tại đình Phú Mỹ, dân làng phụng thờ bà Ả Lã Nàng Đê - một nữ tướng giỏi của Hai Bà Trưng cùng nhiều vị thiên thần, nhân thần có công với vùng đất. Còn đình làng Kiều Mai thờ Thành hoàng làng Đào Trường - vị tướng thời Vua Hùng thứ 18, người có công đánh giặc phương Bắc.

Bản khoán ước năm xưa ghi rõ: “Hằng năm, vào ngày Bảy tháng Giêng, làng Kiều Mai sửa lễ hoặc rước Thánh vị (của Thành hoàng làng) đến Phú Mỹ để dự lễ khánh hội tại làng Phú Mỹ; ngày Hai mươi tháng Hai, làng Phú Mỹ sửa lễ hoặc rước Thánh vị đến Kiều Mai để dự lễ khánh hội tại làng Kiều Mai”. Nghi lễ rước Thánh vị sang làng bên dự hội còn gọi là Hội giao hiếu.

Lễ hội quy mô lớn, mỗi làng sẽ rước hai kiệu, gồm: Một long đình và một kiệu bát cống, đầy đủ tự khí, với số người của đoàn rước hai làng tương đương nhau, lên đến 300 người/đoàn rước, gồm các phụ lão, đội tế nam, đội tế nữ, đội chấp kích, quân kiệu nam, quân kiệu nữ, đội múa lân, rồng, nhạc lễ, đại diện chính quyền phường, tổ dân phố, đội ngũ phục vụ cho các hoạt động của lễ hội...

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, ngay cả khi thay đổi địa giới hành chính, làng Phú Mỹ được chia thành các tổ dân phố thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, còn làng Kiều Mai thuộc về phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, những tục lệ xưa vẫn được người dân gìn giữ.

Ông Trần Quang Định, Trưởng Tiểu ban quản lý Di tích đình Kiều Mai cho hay, theo lệ làng xưa, năm nào “hòa cốc phong đăng” (được mùa), hai bên sẽ họp bàn kết tình giao hiếu, phụng nghênh thánh giá hai làng vào dịp lễ hội. Nếu trước đây, các cụ thường đợi năm nào được mùa, nhưng hiện nay lễ rước lớn được tổ chức 5 năm một lần.

Trong những ngày diễn ra Hội giao hiếu, ngoài lễ rước còn có phần hội với các trò chơi dân gian như cờ bỏi, bắt vịt, bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt lợn, thi xôi cây và đặc biệt là hát cửa đình. Ngày nay, tục thi xôi cây, bịt mắt bắt lợn không còn nhưng hát cửa đình trong ngày hội là hoạt động văn hóa hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân đến xem.

Giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống

Được gắn kết bởi tục kết chạ nên người dân Phú Mỹ, Kiều Mai luôn coi nhau như anh em và thường xuyên hỗ trợ nhau. Bà Nguyễn Ngọc Dung, đại diện Tổ dân phố Kiều Mai chia sẻ: “Người dân Phú Mỹ - Kiều Mai gắn kết với nhau không chỉ qua các hoạt động lễ hội mà còn hỗ trợ nhau trong cuộc sống và sản xuất.

Khi Kiều Mai có dịch bệnh làm chết nhiều trâu, bò, người Phú Mỹ mang trâu sang cày giúp, và ngược lại, khi Kiều Mai có hỏa hoạn, Phú Mỹ huy động góp tre, nứa, rơm rạ và nhân công sang giúp người dân Kiều Mai dựng lại nhà. Đó là truyền thống tốt đẹp mà người dân hai làng luôn giữ gìn và phát huy”.

Độc đáo Lễ kết chạ làng
Hình ảnh đoàn rước nam trong lễ hội Kiều Mai - Phú Mỹ năm 2020. Ảnh: M.T

Có thể thấy, Lễ Kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai đến nay vẫn được duy trì, thực hành theo truyền thống và bảo lưu giá trị. Đây là một phong tục tốt đẹp trong mối quan hệ liên kết các làng xã trong xã hội Việt cổ truyền, góp phần củng cố khối đại đoàn kết cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Tục kết chạ giữa hai làng là một biểu hiện sinh động về mối quan hệ độc đáo này. Lễ hội tồn tại đến nay như một “hóa thạch” về hình thức liên làng truyền thống giữa lòng đô thị, đảm nhiệm chức năng liên kết phố - phường.

Tham gia lễ hội là dịp để dân làng nhớ về quê hương bản quán, thắt chặt tình đoàn kết, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của hai cộng đồng, góp phần gìn giữ những phong tục, truyền thống tốt đẹp, giáo dục truyền thống cho các thế hệ kế tiếp. Với giá trị tiêu biểu trên, Lễ Kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Để giữ gìn và tiếp tục phát huy tục kết chạ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương cho biết: Quận Bắc Từ Liêm luôn quan tâm, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong nhân dân về tầm quan trọng của các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Về phía quận Nam Từ Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm Trần Thanh Long khẳng định, giai đoạn 2021-2022, Ủy ban nhân dân quận đã đầu tư, tu bổ, tôn tạo đình Phú Mỹ với ngân sách khoảng hơn 17 tỷ đồng, thiết thực bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Lễ Kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai”.

Thắm Lê

Nên xem

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Tin khác

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), quận Thanh Xuân đã thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(LĐTĐ) Sau hơn 3 tháng phát động, Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ tháng 3/2024 đến hết tháng 5/2024), đã có 120.230 tác phẩm dự thi, gấp đôi số lượng bài thi so với Cuộc thi được tổ chức năm 2023.
Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 25/7, Quận ủy Tây Hồ đã đón tiếp đoàn đại biểu lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nghiên cứu, khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động