Doanh nghiệp Việt muốn có “sức mạnh” thì phải “ngồi lại với nhau”

(LĐTĐ) Nguyên nhân nền kinh tế chúng ta tuy có phát triển nhưng chưa nhanh và bền vững; lý do thì có nhiều, trong đó có một nguyên nhân mà nhiều người biết đó là: Các ngành liên quan còn ít liên kết hợp tác, ngồi lại với nhau để tạo sức mạnh chung, phân chia lợi nhuận hợp lý. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt muốn có “sức mạnh” thì phải “ngồi lại với nhau”.
Thói quen của người tiêu dùng thay đổi lớn từ sau dịch Covid-19 Hà Nội: Tăng cường hợp tác giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp với cơ quan quản lý Kinh doanh xăng không đạt chuẩn, một doanh nghiệp bị xử phạt gần 260 triệu đồng

Như chúng ta đã biết, trong cả năm 2023 và sang đầu năm 2024 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt.

Ở các nước, tình hình địa chính trị phức tạp, xung đột vẫn xảy ra, lạm phát tuy có giảm ở các khu vực song vẫn ở mức cao, thậm chí còn có xu hướng giảm. Trong khi đó, nguồn cung hàng hóa vẫn còn thiếu hụt; các chuỗi cung ứng bị đứt gãy nay chưa khôi phục hoàn toàn; sức mua xã hội ở nhiều nước giảm sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Ở Việt Nam, xuất khẩu bị sụt giảm, tiêu dùng trong nước vẫn chưa khôi phục hoàn toàn. Đầu tư công còn chậm được giải ngân, thu nhập của phần lớn bộ phận dân cư tuy được cải thiện, những vẫn còn bộ phận lao động gặp những khó khăn. Do đó, việc tiết kiệm mua sắm, giảm bớt những chi tiêu chưa cần thiết là một điều tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

Doanh nghiệp Việt muốn có “sức mạnh” thì phải “ngồi lại với nhau”
Ảnh minh họa.

Bài toán đặt ra là, làm thế nào khôi phục và tiến tới giữ vững được nhịp độ sản xuất, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động? Đảm bảo cân đối vĩ mô, kiềm chế lạm phát với những chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt? Tăng cường hỗ trợ cho những doanh nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn hiện nay?

Trước tình hình trên, Chính phủ đã có nghị quyết 58/CP về việc hỗ trợ doanh nghiệp bằng các chính sách giải pháp từ nay cho đến 2025, như vốn, chi phí, nguyên liệu đầu vào, giảm giãn thuế phí, lệ phí… Đây là một sự cố gắng lớn của Nhà nước trong lúc tài chính và nguồn thu còn eo hẹp.

Câu hỏi đặt ra, ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương thì bản thân từng doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh phải làm gì để chung tay vượt qua những khó khăn hiện nay và cả năm 2024?

Liên quan vấn đề này, tôi chợt nhớ tới một câu chuyện gần đây của ngành du lịch Thái Lan. Đó là, bốn ngành khách sạn, hàng không, thương mại, ăn uống và vận tải bộ cùng ngồi lại với nhau để tổ chức các tour du lịch. Trong đó, có việc cùng chia sẻ lợi nhuận hợp lý, hài hòa giữa các doanh nghiệp và bộ phận tham gia.

Qua câu chuyện này ta thấy, nước bạn đã vận dụng nhiều cách làm hiệu quả khác nhau để đón khách đến với “xứ sở chùa vàng”. Mặc dù, Thái Lan có ít di sản thiên nhiên thế giới được phong tặng, cảnh quan du lịch, các bãi biển không thể so sánh được với điều kiện của Việt Nam, nhưng bình quân hàng năm số lượng khách quốc tế đến với nước bạn thường cao hơn so với chúng ta.

Đây là một gợi ý để ngành du lịch Việt Nam, cũng như các ngành kinh tế khác tham khảo những kinh nghiệm hay, nhằm góp phần vào việc thu hút khách trong thời gian tới, nhất là khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những tháng đầu năm 2024 tuy có nhiều khả quan, song chưa đạt mức như những năm trước khi có dịch.

Nguyên nhân nền kinh tế chúng ta tuy có phát triển nhưng chưa nhanh và bền vững; lý do thì có nhiều, trong đó có một nguyên nhân mà nhiều người biết đó là: Các ngành liên quan còn ít liên kết hợp tác, ngồi lại với nhau để tạo sức mạnh chung, phân chia lợi nhuận hợp lý.

Ngoài ngành du lịch, tôi muốn kể thêm một ngành kinh tế khác cũng rất quan trọng, đó là việc sản xuất phân phối và tiêu thụ các sản phẩm nông sản thực phẩm ở nước ta. Thực trạng việc sản xuất và phân phối các sản phẩm nông nghiệp hiện nay đang có tình trạng “chia cắt”, chưa gắn kết chặt chẽ với nhau. Lợi nhuận trong chuỗi sản xuất phân phối về tay ai thì bộ phận đó được hưởng, thậm chí hưởng lợi nhuận một cách vô lý và không công bằng, trong đó người sản xuất thường bị thiệt thòi nhất.

Điểm qua hai ngành kinh tế điển hình trên cho ta thấy: Chúng ta cần phải nhận thức, đổi mới và hành động khắc phục những khiếm khuyết đã nêu ở trên để “Rủi ro chia sẻ, lợi nhuận hài hòa” như Chính phủ đã có chỉ đạo nhiều năm nay. Đồng thời, chúng ta luôn nhớ lời dạy của Bác hồ kính yêu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, nhất là trong những lúc còn có khó khăn trở ngại đối với các doanh nghiệp Việt.

Chúng ta mong rằng, hình ảnh đẹp và nhân văn của hệ thống du lịch và các ngành kinh tế khác của Thái Lan và một số nước khác là những bài học rất thực tế cần được áp dụng và nhân rộng ở các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước năm 2024 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng

Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với doanh thu 1.137,9 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2023; lợi nhuận sau thuế quý 3/2024 đạt 331,2 tỷ đồng, tăng mạnh 3.521,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần hợp nhất đạt của BCG đạt 3.238,1 tỷ đồng, tăng 14,3%; lợi nhuận sau thuế đạt 748,3 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Vietnam Airlines “bắt tay” với hai hãng hàng không hàng đầu thế giới tại Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất

Vietnam Airlines “bắt tay” với hai hãng hàng không hàng đầu thế giới tại Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE diễn ra tại Dubai, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác song phương (MoU) với hai hãng hàng không hàng đầu thế giới là Etihad Airways và Emirates.
Vinh danh Top 10 Công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2024

Vinh danh Top 10 Công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 24/10, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo VietNamNet tổ chức Lễ công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống - Bán lẻ - Tài chính - Bao bì năm 2024.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên

(LĐTĐ) Ngày 19/10, Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên (đóng tại Khu công nghiệp Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An) đã tổ chức chuỗi hoạt động vui chơi, giải trí sôi nổi cho đông đảo công nhân lao động nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập công ty (1/10/2009 -1/10/2024) và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực

Phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động sản xuất công nghiệp, công nghiệp chủ lực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực như chế biến, chế tạo trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều khởi sắc. Trong đó, các doanh nghiệp của Thủ đô đã phát huy được vai trò tiên phong; luôn chủ động, sáng tạo, tận dụng các cơ hội để tìm kiếm khách hàng và đổi mới công nghệ, thiết bị… Qua đó, góp phần tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.
VCCI lấy ý kiến liên quan đến các dự án luật về tài chính, thuế

VCCI lấy ý kiến liên quan đến các dự án luật về tài chính, thuế

(LĐTĐ) Ngày 17/10, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp cho Dự thảo Luật sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính soạn thảo.
Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững

Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững

(LĐTĐ) Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt, yếu tố then chốt được xác định chính là chuyển đổi số. Trong đó, hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt” cuối cùng, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia. Vì vậy, cần thúc đẩy triển khai hợp đồng điện tử an toàn, sẽ xây dựng được một hệ sinh thái số phát triển một cách bền vững.
Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Đặng Xá là một xã thuần nông nằm ven sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm. Với tiềm năng về phát triển các loại rau củ, quả an toàn, nhân dân trong xã đã tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Hội phụ nữ các cấp huyện Gia Lâm liên tục đào tạo nâng cao kỹ năng, hỗ trợ phụ nữ làm chủ mô hình kinh tế hợp tác xã, giải quyết lao động nông thôn.
Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức

Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức

(LĐTĐ) Thời điểm này, dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời; các nền kinh tế lớn liên tục điều chỉnh chính sách khiến các dòng vốn đầu tư dịch chuyển, cấu trúc đầu tư thương mại thay đổi. Thực tế này vừa đặt ra các nguy cơ, thách thức vừa mang đến thời cơ, vận hội mới cho các quốc gia, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam.
Tạo cơ hội đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

Tạo cơ hội đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

(LĐTĐ) Dự kiến năm 2024 Hà Nội sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 3,13 tỷ USD. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế, tài chính quan trọng của khu vực và cả nước mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Xem thêm
Phiên bản di động