Diễn đàn pháp luật ASEAN năm 2022: Chia sẻ kinh nghiệm tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại
Ngày 17/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ban Thư ký Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, Ban Thư ký ASEAN tổ chức Diễn đàn pháp luật ASEAN với chủ đề “Kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và thương mại trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp từ điểm cầu Hà Nội, kết hợp trực tuyến.
Tham dự Diễn đàn có các đại diện từ các Bộ, ngành, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về pháp luật của Việt Nam, đại diện một số quốc gia thành viên ASEAN; Đại diện Ban Thư ký ASEAN; các chuyên gia quốc tế từ HCCH, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thuỵ Sĩ, Hoa Kỳ; Đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, UNDP Việt Nam và đại diện Đại sứ quán một số nước...
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, Diễn đàn pháp luật ASEAN đã trở thành nơi trao đổi, thảo luận, chia sẻ các thực tiễn và kinh nghiệm tốt trong xây dựng, thực hiện pháp luật và những vấn đề pháp luật và tư pháp đặt ra đối với các nước thành viên ASEAN để thông qua đó nâng cao hiểu biết, kiến thức, cùng nhau giải quyết các vấn đề và thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước ASEAN.
Toàn cảnh diễn đàn. |
Diễn đàn pháp luật nằm trong kế hoạch triển khai Sáng kiến tăng cường tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại trong ASEAN do Việt Nam đề xuất và được Bộ Tư pháp các nước ASEAN thông qua năm 2005. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự liên kết, hội nhập trong nội khối ASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài không ngừng được tăng cường và mở rộng, đem lại sự gia tăng các vấn đề pháp lý có yếu tố nước ngoài phát sinh đòi hỏi các quốc gia cùng hợp tác giải quyết.
Theo Thứ trưởng, trong khu vực Đông Nam Á, các nước ASEAN đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác tư pháp quốc tế thông qua việc ký kết, thực hiện các Điều ước quốc tế song phương và gần đây là tham gia các tổ chức quốc tế và Điều ước quốc tế đa phương về tư pháp quốc tế, cũng như là những nỗ lực sửa đổi pháp luật trong nước về tư pháp quốc tế để đáp ứng yêu cầu phát triển của quốc gia mình.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến của Việt Nam về tăng cường tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại trong ASEAN, các nước thành viên ASEAN đã nhận ra sự cần thiết phải nghiên cứu, tham khảo các khuôn khổ quốc tế khác, đặc biệt là Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và các công ước khác về tư pháp quốc tế của tổ chức này.
Việt Nam đã chủ động, tích cực nghiên cứu các cơ chế, khuôn khổ quốc tế khác nhau về tư pháp quốc tế như UNCITRAL, Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, UNIDROIT, IDLO… và các Điều ước quốc tế khác về tư pháp quốc tế để từ đó đánh giá khả năng tham gia phù hợp với điều kiện, hoàn cành và nhu cầu của Việt Nam.
Trong 10 năm qua, Việt Nam đã tham gia Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế năm 2013, Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế năm 2012, Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại năm 2016, Công ước La Hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 2020.
Đồng thời, ký kết 18 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại song phương với các nước, trong đó Hiệp định mới nhất là với Thái Lan vừa ký kết hôm qua 16/11/2022… và đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá khả năng tham gia các Điều ước quốc tế khác về tư pháp quốc tế...
“Những nỗ lực trên đây của Việt Nam đã đem lại nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong việc tăng cường hiểu biết về tư pháp quốc tế, giải quyết hiệu quả hơn các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài”, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nói.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã nghe chia sẻ kinh nghiệm của các nước ASEAN về gia nhập và thực thi các Công ước về tương trợ tư pháp của HCCH: khuyến nghị cho các quốc gia ASEAN gia nhập và thực thi các Công ước theo ghi nhận của HCCH; giới thiệu pháp luật của các nước ASEAN về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, tình hình nghiên cứu, gia nhập HCCH; nghiên cứu, gia nhập và thực thi các Công ước về tương trợ tư pháp của HCCH; kinh nghiệm các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Hàn Quốc trong ký kết, gia nhập và tổ chức thi hành các Công ước...
Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HCCH) là một tổ chức quốc tế đa phương về tư pháp quốc tế, có mục tiêu hài hòa hóa các hệ thống pháp luật khác nhau, phát triển và cung cấp các văn kiện pháp lý quốc tế đáp ứng các nhu cầu của thế giới. Ngày 10/4/2013, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của HCCH.
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31