“Điểm sáng” trong bức tranh thương mại Việt Nam - EU

(LĐTĐ) Sau hơn một năm có hiệu lực, kể từ 1/8/2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mang lại nhiều kết quả tích cực, có ý nghĩa lớn trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, thương mại trong nước và thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong thực thi cũng như tận dụng, khai thác lợi thế từ Hiệp định đối với các doanh nghiệp Việt.
EVFTA – Sức bật cho hợp tác thương mại đầu tư trong bối cảnh bình thường mới Hiệp định EVFTA: Những “trái ngọt” thúc đẩy phát triển kinh tế

Hiệu quả tích cực từ EVFTA

Sau hơn một năm có hiệu lực, EVFTA đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Trong 9 tháng năm 2021, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt 41,29 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 28,85 tỷ USD, tăng 11,7%. Nhờ có EVFTA, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đã tăng trưởng theo hướng bền vững hơn, cả về chất và lượng, với cả xuất, nhập khẩu đều đạt kết quả tích cực. Nông sản, dệt may, thủy sản là những ngành hàng đã tận dụng tốt các cơ hội từ Hiệp định.

“Điểm sáng” trong bức tranh thương mại Việt Nam - EU
Nông sản, dệt may, thủy sản là những ngành hàng đã tận dụng tốt các cơ hội từ Hiệp định.

Bên cạnh cơ hội về mở rộng, đa dạng hoá thị trường, EVFTA cũng đem lại cho Việt Nam cơ hội để cải cách thể chế, minh bạch hoá, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và chuyển đổi cơ cấu hàng hoá hướng tới xuất khẩu các mặt hàng giá trị gia tăng cao.

Còn nhớ trong suốt 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tụt dốc liên tục với mức giảm tổng cộng là -5,9% so cùng kỳ năm 2019, cùng mức sụt giảm nhu cầu ở EU trong các giai đoạn đóng cửa kinh tế do dịch bệnh. Tình thế hoàn toàn thay đổi trong 5 tháng cuối năm 2020, dưới tác động tích cực của EVFTA, trong khi tổng nhập khẩu của EU từ thế giới vẫn sụt giảm tới 20%, nhập khẩu từ Việt Nam sang thị trường này lại tăng 3,8%. Nửa đầu năm 2021, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU vẫn tăng liên tục và ổn định, ở mức 18,3% so với cùng kỳ, đặc biệt là sự bứt phá của nhóm hàng nông sản.

Ở chiều ngược lại, EVFTA cũng thúc đẩy mạnh mẽ nhập khẩu từ EU vào Việt Nam, với các sản phẩm như linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị… là thế mạnh của EU và cũng là nguồn đầu vào quan trọng cho Việt Nam. Nếu như năm 2020, nhập khẩu từ EU của Việt Nam tăng 4,3% (cao hơn mức 3,7% tăng trưởng nhập khẩu từ tất cả các nguồn) thì 6 tháng đầu năm 2021, con số này là 19,8%.

Giám đốc Cục Xúc tiến thương mại và đầu tư Đức tại Việt Nam Frauke Schmitz Bauerdick cho biết: EVFTA mang lại cả cơ hội và thách thức cho Việt Nam. EU là một đối tác lớn của Việt Nam nên những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt là không nhỏ. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam nên khoanh vùng lại những thách thức đang đặt ra do EVFTA mang lại để giải quyết, ví dụ như những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn về luật pháp. Đồng thời, các cơ quan hoạch định chính sách cần đẩy mạnh hơn nữa việc công bố và chia sẻ thông tin với cộng đồng, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp họ có thể khai thác được tối đa Hiệp định này.

Tại cuộc Tọa đàm trực tuyến "Một năm thực thi Hiệp định EVFTA: Cơ hội, thách thức và giải pháp" do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết những kết quả sau một năm triển khai EVFTA đã đáp ứng được kỳ vọng đề ra về kim ngạch thương mại Việt Nam - EU. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU sử dụng mẫu chứng nhận xuất xứ cho thị trường EU đạt tỷ lệ khá cao, ở mức gần 8 tỷ USD, cho thấy nhiều doanh nghiệp đã chú ý và tận dụng tốt các ưu đãi trong hiệp định.

Đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy, so với các FTA (Hiệp định thương mại tự do) đã có hiệu lực, mức độ hiểu biết và kỳ vọng của doanh nghiệp đối với EVFTA tương đối cao. Có đến 30,19% doanh nghiệp được khảo sát hiểu và nắm rõ các thông tin về các cam kết trong EVFTA so với mức trung bình 22,95% ở các FTA khác.

Thực tế, EVFTA cho phép Việt Nam kết nối trực tiếp cùng lúc với 27 nền kinh tế thành viên của khu vực kinh tế đứng tốp đầu thế giới. Thị trường chỉ chưa đầy 500 triệu dân của 27 nước EU có sức mua lớn thứ hai toàn cầu, và cũng là khách hàng lớn thứ hai, thứ ba liên tục nhiều năm của xuất khẩu Việt Nam. Về phía mình, thị trường Việt Nam với 98 triệu dân và một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, cũng có nhu cầu rất cao về nguồn đầu vào cho sản xuất cũng như các sản phẩm tiêu dùng chất lượng tốt từ EU.

Cần tiếp tục khai thác lợi thế từ EVFTA

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, mặc dù có những điểm sáng trong thương mại giữa Việt Nam và EU, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tận dụng lợi thế từ EVFTA.

PGS. TS. Nguyễn Anh Thu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết, Việt Nam hiện phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ bên trong cũng như bên ngoài. Đơn cử như chi phí thương mại của Việt Nam hiện vẫn cao hơn so với các nước trong khu vực ASEAN, cũng như thách thức cạnh tranh trong tương lai khi mà EU đang đàm phán Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.

Qua các số liệu, thông tin về thị trường mà các đại sứ, tham tán thương mại tại Bỉ, Đức, Áo… cung cấp cho thấy, thực tế các mặt hàng phía EU có nhu cầu và Việt Nam có thể đáp ứng chưa nhiều; năng lực cạnh tranh và mức độ tham gia sâu vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp còn hạn chế; chưa kết hợp được xuất khẩu với hợp tác đầu tư công nghệ cao để sản xuất, phân phối sản phẩm.

Cũng theo các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp trong nước cần chủ động, cải thiện năng lực, chất lượng sản phẩm để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bởi cho dù có hay không có EVFTA thì xu hướng sản xuất và giao thương theo chuỗi giá trị đã và đang diễn ra rất tích cực, Việt Nam không thể đứng ngoài chuỗi. Trong ngắn hạn, để có thể tận dụng được các ưu thế mà hiệp định mang lại thì rõ ràng hỗ trợ về mặt tiếp cận thông tin cho các doanh nghiệp là rất quan trọng. Điều này không chỉ đưa thông tin về hiệp định mà còn là thông tin về thị trường EU, về các tập quán thương mại quốc tế. Về dài hạn, đó là vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó là vấn đề thực thi tiếp các cam kết về mặt chính sách trong hiệp định. Trong đó, đặc biệt cần lưu ý là việc thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, về lao động, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu. Vì vậy, cơ quan chức năng cần khẩn trương rà soát, sửa đổi và bổ sung các văn bản pháp luật sao cho phù hợp với các cam kết trong EVFTA.

Ðể tận dụng tốt những cơ hội từ Hiệp định EVFTA, đại diện các doanh nghiệp cũng đề nghị các cơ quan quản lý tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, tiếp cận các thông tin và chính sách ưu đãi, đổi mới cách thức sản xuất theo hướng bền vững. Các doanh nghiệp cũng mong muốn các cơ quan đại diện sẽ tăng cường cung cấp thông tin về thị trường, có kế hoạch phối hợp quảng bá hình ảnh thương hiệu quốc gia, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại một cách đồng bộ tại các địa bàn châu Âu./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11/2024, giá dầu thế giới giảm sau khi dự trữ dầu thô và xăng của Hoa Kỳ tăng cao hơn dự kiến ​​vào tuần trước, nhưng mức giảm bị hạn chế... Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,95 USD/thùng, giảm 0,63%, giá dầu Brent ở mốc 73,1 USD/thùng, giảm 0,29%
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (20/11) giá dầu thế giới tiếp đà tăng khi việc khởi động lại mỏ Sverdrup phản ánh những lo ngại của giới đầu tư. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,61 USD/thùng, tăng 0,65%; giá dầu Brent ở mốc 73,45 USD/thùng, tăng 0,22%.
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng

Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng

(LĐTĐ) Hôm nay (20/11): Giá vàng thế giới tăng sát mốc 2630 USD/ounce cao nhất 10 ngày qua, kéo giá vàng trong nước tăng theo. Trong đó, vàng miếng SJC vụt lên 85 triệu đồng, vàng nhẫn trơn cũng tiến sát mức này.
Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (19/11), giá dầu thế giới quay đầu tăng hơn 3 USD/thùng sau thông tin sản xuất dầu thô tại mỏ dầu Johan Sverdrup của Na Uy đã bị dừng lại. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,16 USD/thùng, tăng 3,19%; giá dầu Brent ở mốc 73,34 USD/thùng, tăng 3,24%.
Giá vàng hôm nay (19/11): Vàng trong nước tăng mạnh sau chuỗi ngày "chạm đáy"

Giá vàng hôm nay (19/11): Vàng trong nước tăng mạnh sau chuỗi ngày "chạm đáy"

(LĐTĐ) Ngày 19/11, trên thị trường thế giới, các nhà đầu tư ồ ạt mua vào đã đẩy giá vàng lên. Trong nước, vàng nhẫn trơn và miếng SJC tăng theo.
Tỷ giá USD hôm nay (19/11): Đồng USD tiếp đà giảm từ cuối tuần trước

Tỷ giá USD hôm nay (19/11): Đồng USD tiếp đà giảm từ cuối tuần trước

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng, hiện ở mức 24.288 đồng.
Cập nhật giá vàng chiều 18/11: Vàng bất ngờ đảo chiều, tăng mạnh

Cập nhật giá vàng chiều 18/11: Vàng bất ngờ đảo chiều, tăng mạnh

(LĐTĐ) Chiều nay 18/11, giá vàng trong nước bất ngờ đảo chiều, tăng mạnh. Trong đó, vàng SJC tăng 1 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 9999 cũng tăng mạnh trở lại.
Xem thêm
Phiên bản di động