Điểm nhấn kinh tế sinh thái Thủ đô
Nhiều vựa hoa rộng lớn
Đến xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội), chúng tôi không khỏi choáng ngợp bởi những vườn hoa giấy nối liền nhau từ đầu làng đến tận chân đê. Cách đây hơn 20 năm, một số hộ dân ở Phù Đổng đã bắt đầu trồng cây cảnh, hoa giấy. Nhờ sự khéo léo của bàn tay, khối óc con người cùng điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp nên nghề trồng hoa, cây cảnh ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề mang đến thu nhập chính.
Hộ gia đình anh Nguyễn Đông Thắng có tới 4ha trồng hoa giấy tại thôn Đồng Nành (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm). |
Là một hộ gia đình có tới 4ha trồng hoa giấy tại thôn Đồng Nành (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm), anh Nguyễn Đông Thắng cho biết, hoa giấy rất dễ trồng, lại là loài hoa để trang trí trước cửa nhà, hàng rào hay trồng trong chậu, tạo mỹ cảnh, đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Hoa giấy mang nhiều màu sắc lung linh cùng vẻ đẹp của sự mộc mạc, nhẹ nhàng nên được nhiều người yêu thích. Vườn nhà anh có tới hơn 1 vạn cây hoa giấy đủ chủng loại, từ hoa giấy bonsai, hoa giấy ghép nhiều màu, hoa giấy ta, hoa giấy Thái, hoa giấy Mỹ, hoa giấy tím Huế, hoa giấy ngũ sắc, hoa giấy hai màu đến những cây hoa giấy “khổng lồ” dùng làm tiểu cảnh cho các công trình, nhà vườn.
Anh Thắng chia sẻ: “Trước đây khi chưa có dịch, mỗi năm hoa giấy cho thu nhập đã trừ chi phí là khoảng 1 tỷ đồng. Giá hoa theo từng loại, từ 50 nghìn đồng một cây cũng có, đến 30 triệu đồng một cây cũng có. Khi có dịch, thu nhập từ hoa giấy giảm gần 50% do bị hạn chế về vận chuyển, cùng với đó, do nhu cầu của người dân ít đi, các cửa hàng hoa không bán được nhiều nên không đến lấy nhiều. Các công trình thì vẫn xây dựng và đặt hoa, nhưng chậm hơn trước. Hoa bán chậm nhưng tiền thuê nhân công chăm sóc cộng với phân bón, tưới nước… cũng khá tốn kém. Tuy nhiên làm nghề này vẫn còn may mắn hơn nhiều so với trồng các loại cây khác trong thời điểm đại dịch, vì không sợ hỏng, sợ ế”.
Không chỉ có hộ gia đình anh Thắng, nhiều năm nay, từ một loại cây hoa bình dân, giản dị, thân leo, chủ yếu được trồng để trang trí, cản nắng và tạo bóng mát cho các căn nhà nhỏ, hoa giấy - qua bàn tay khéo léo, sự sáng tạo của những nhà nông ở xã Phù Đổng đã trở thành những cây cảnh nghệ thuật cho giá trị kinh tế cao.
Một chuyến xe chở hoa tới khách hàng trong buổi hoàng hôn của Nhà vườn Thúy Mộc (huyện Gia Lâm). |
Ông Phùng Xuân Việt – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Phù Đổng cho biết, cách đây hơn 20 năm, một số hộ dân ở Phù Đổng đã bắt đầu trồng hoa, cây cảnh. Nhờ sự khéo léo của đôi tay, tư duy nhanh nhạy, cùng điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nên nghề trồng hoa, cây cảnh ở Phù Đổng ngày càng phát triển. Trồng hoa giấy đã trở thành nghề mang đến thu nhập chính của người dân địa phương khi toàn địa bàn xã có trên 300 hộ trồng hoa giấy với diện tích khoảng gần 100ha, chiếm khoảng 30% diện tích đất nông nghiệp (còn lại là cây ăn quả, cây cảnh, các mô hình vườn ao chuồng, diện tích trồng lúa chỉ còn trên 30ha). Doanh thu các hộ trồng hoa giấy ước khoảng 900 triệu đến 1 tỷ đồng/1ha, (khoảng từ 25-30 triệu đồng/sào. Riêng các hộ sản xuất cây hoa giấy thế, bon sai doanh thu từ 50 đến 100 triệu đồng/sào), thu nhập bình quân 370 triệu đồng/hộ/năm, tăng gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Để giúp người dân phát triển kinh tế từ nghề trồng hoa giấy, hàng năm, Ủy ban nhân dân xã Phù Đổng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, lớp học nghề ngắn hạn, thăm quan thực tế các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, quỹ hội các cấp cho hội viên và nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất.
Theo ông Phùng Xuân Việt, giai đoạn 2020-2025, xã Phù Đổng đề ra nhiệm vụ tiếp tục giữ vững nông thôn mới nâng cao, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, tiến tới hoàn thiện các tiêu chí thành lập phường. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, xã Phù Đổng xác định tập trung vào khâu đột phá là phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với du lịch. Tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy những lợi thế của địa phương, đó là sản xuất hoa, cây cảnh mà chủ lực là cây hoa giấy để xây dựng các mô hình vườn đồng phục vụ du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân. Song song với phát triển kinh tế, xã tiếp tục quan tâm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa mới. Tích cực cải thiện chất lượng môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân...
Men theo quốc lộ 23B, đoạn qua địa phận xã Mê Linh, chúng tôi thấy sát những nhà vườn bán và cung cấp các giống cây cảnh, hoa các loại. Trong các nhà vườn, những chậu hoa hồng đủ sắc màu với những thế uốn lượn cùng các loài hoa cúc, đồng tiền, mẫu đơn đã và đang đưa lại thu nhập ổn định cho người dân.
Ông Phạm Đức Tài (thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh) đã mạnh dạn đầu tư trồng hồng bonsai và hồng thế với diện tích hơn 6.000m2 |
Ông Phạm Đức Tài (thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh) gắn bó với việc làm nông nghiệp đã 20 năm. Năm 1991, ông Tài bắt tay vào khởi nghiệp từ việc trồng hoa. Cùng với việc trồng hoa hồng quế là loại hoa chủ đạo, ông Tài đã mạnh dạn đầu tư trồng hồng bonsai và hồng thế với diện tích hơn 6.000m2. Hiện tại trong vườn hoa của gia đình ông Tài, những giống hồng có tuổi đời trên 50 năm có khoảng vài nghìn gốc. Cùng đó, năm nào ông cũng bổ sung thêm các gốc hồng cổ thông qua việc mua của người dân. Để có được những cây hồng thế và hồng bonsai đẹp, ông Tài phải bỏ ra số vốn đầu tư khá lớn, mỗi năm tiền đầu tư chậu của nhà vườn lên tới hàng trăm triệu và chỉ được thu hồi vào dịp Tết khi bán được cây.
Hoa hồng thế được xem như sản phẩm mang tính nghệ thuật, có khả năng ra hoa và chơi quanh năm nên ông Tài làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Đặc biệt, ngoài các loại hoa hồng truyền thống, hoa hồng thế, hoa hồng bonsai của ông Tài có thể cho bông có màu sắc lạ như hoa hồng xanh. Giá hoa hồng thế nhập khẩu vào khoảng 2 triệu đồng/cây, còn tại vườn ở Mê Linh giá rẻ hơn nhiều nên hoa hồng thế ở đây được xuất bán quanh năm, lái buôn về tận vườn đặt mua với số lượng lớn. Ông Tài cho hay, tùy từng năm mà nguồn thu khác nhau, năm được mùa thì được 500-700 triệu đồng, những năm không được mùa ông cũng thu khoảng 300- 400 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí.
Sản phẩm hoa của huyện Mê Linh được tiêu thụ quanh năm, khắp mọi miền đất nước. Nếu như các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc thích hoa truyền thống thì các tỉnh Trung Bộ và miền Nam lại ưa chuộng giống ngoại nhập. Thực tế vài năm qua, khu vực phía Nam cũng là thị trường mang lại nguồn thu chủ yếu cho các nhà vườn tại huyện Mê Linh.
Theo Trưởng Phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô, toàn huyện có gần 100ha sản xuất hoa bầu, hoa chậu, hoa thế với sự tham gia của khoảng 500 hộ dân. Ngoài ra, toàn huyện canh tác khoảng 700-800ha hoa cắt cành các loại, chủ yếu là cúc, hồng, ly... Diện tích hoa tập trung tại các xã: Đại Thịnh, Mê Linh, Văn Khê... Hằng năm, địa phương cung ứng cho thị trường hàng chục triệu chậu hoa cảnh các loại.
Rời Mê Linh, chúng tôi đến với Trang trại hoa, cây cảnh Thăng Long của ông Đào Mạnh Hùng (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì). Đi vào hoạt động chính thức được gần 5 năm, trang trại đã đón rất nhiều lượt khách đến tham quan và mua cây cảnh. Trong 5 năm qua, ông Hùng đã trồng tới hơn 2 nghìn giống hoa, theo dõi, nhiệt đới hóa 270 giống hoa hồng. Nhiều tài liệu về thực vật cảnh của ông đã được đăng ký bản quyền để giúp người yêu hoa có những lựa chọn phù hợp. Vào mùa cao điểm, hoa nở rộ, một ngày trang trại đón từ 300 đến 500 lượt khách tham quan và mua cây cảnh. Mô hình đã giúp cho ông Hùng đem về doanh thu gần 300 triệu đồng mỗi tháng.
Ông Đào Mạnh Hùng (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì) đầu tư 5ha trồng sinh vật cảnh |
Đánh giá cao hiệu quả của mô hình Trang trại hoa, cây cảnh Thăng Long, bà Phạm Bích Thủy - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Trì cho biết: “Mô hình của ông Đào Mạnh Hùng mang tính hiệu quả rất cao, tạo việc làm cho nhiều lao động, thúc đẩy kinh tế địa phương. Hiện tại, dù đang dịch Covid-19, trang trại lúc nào cũng có từ 5 đến 10 người lao động có việc làm thường xuyên. Cùng với đó là các hoạt động liên quan đến mô hình sinh thái, đem lại hiệu ứng tích cực cho môi trường đô thị. Đất của ông Hùng thuê lại để làm nông nghiệp cũng tránh cho việc bỏ hoang hóa nhiều diện tích ruộng, đất xen kẹt không có người chăm sóc. Hiện tại, Quỹ hỗ trợ nông dân vẫn đang tạo điều kiện để ông Hùng vay vốn mở rộng và phát triển sản xuất mô hình du lịch nông nghiệp. Hội cũng tạo điều kiện để ông được vay vốn ngân hàng. Cùng với đó, Hội tạo điều kiện để đưa tác phẩm của ông Hùng ra các cuộc triển lãm và hội chợ để trưng bày, giới thiệu và quảng bá. Trong huyện đã có một điểm kết nối giới thiệu các sản phẩm an toàn, các sản phẩm OCOP, những mô hình sinh thái sẽ được quảng bá rộng rãi hơn trong thời gian tới”.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh - Trưởng Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì đánh giá, đây là một mô hình trang trại chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trang trại trồng rất nhiều hoa, cây cảnh quý. Ông Đào Mạnh Hùng là người nông dân tâm huyết với nghề và là người có tâm trong sản xuất nông nghiệp, chịu khó đầu tư, học hỏi, mày mò. Mô hình có hiệu quả kinh tế, thu hút được nhiều người đến thăm quan, mua cây cảnh, đặc biệt là giống hoa hồng quý. Trang trại cũng tạo việc làm cho nhiều người lao động tại địa phương.
Hà Nội có hơn 6.500ha hoa, cây cảnh các loại, trong đó có 50 vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung, quy mô 20ha/vùng với đủ các loại từ hoa cắt cành, hoa cây cảnh trong chậu, cây thế... Loại hình này phát triển mạnh ở các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín...
Kinh tế sinh thái hiệu quả cao
Theo ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội, so với các địa phương khác, thú chơi hoa cảnh, cây cảnh xưa và nay đã thấm sâu vào đời sống của người dân Hà Nội nên nhu cầu tiêu dùng hoa, cây cảnh cũng tăng lên nhanh chóng kéo theo diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội cũng tăng mạnh từ 5.484ha (năm 2015) lên 7.960ha (năm 2020). Đến nay, Hà Nội đã công nhận 11 làng nghề truyền thống về hoa, cây cảnh như: Làng nghề sinh vật cảnh thôn Cơ Giáo; Làng nghề sinh vật cảnh thôn Xâm Xuyên; Làng nghề hoa cây cảnh Nội Thôn huyện Thường Tín; Làng nghề hoa, cây cảnh Hạ Lôi; Làng nghề hoa, cây cảnh Liễu Trì…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu về sản xuất và kinh doanh hoa cây cảnh thì vẫn còn có nhiều khó khăn bất cập nên chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế của Thủ đô như đầu tư cho hoa, cây cảnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao thường là lớn xong việc tiếp cận chính sách vay vốn còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thị trường cây cảnh thời điểm này chưa sôi động lắm nhưng thị trường hoa lan VAR hiện rất sôi động song vẫn còn có nhiều cách nhìn trái chiều từ các nhà quản lý, khoa học và các đơn vị truyền thông. Việc thổi giá, lừa đảo thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội làm mất định hướng, niềm tin của người tiêu dùng và lao đao cho các nhà vườn sản xuất kinh doanh chân chính…
Ngoài ra, việc hỗ trợ cho các làng nghề hoa, cây cảnh cũng chỉ mới tập trung vào công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống. Công tác quy hoạch vùng sản xuất cây xanh, cây công trình và hoa, cây cảnh để thành một ngành kinh tế sinh thái còn nhiều địa phương chưa quan tâm và chú trọng.
Sinh vật cảnh đã trở thành kinh tế chủ lực của nhiều hộ gia đình, nhiều địa phương |
Để phát triển hoa, cây cảnh nói chung cũng như đạt được mục tiêu của chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội nói riêng, theo ông Nguyễn Văn Chí, trong thời gian tới cần sự phối hợp của các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện làm tốt công tác quy hoạch, bố trí nguồn lực để phát triển ngành hàng hoa, cây cảnh là mũi nhọn và chủ lực của địa phương trong phát triển kinh tế, cải tạo môi trường nhằm thiết thực phục vụ chương trình nông thôn mới và phát triển đô thị. Các Hội, Hiệp hội ngành hàng hoa, cây cảnh cần phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước cung cấp để định giá hoa, cây cảnh, gắn mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, thiết lập bản đồ số về hoa, cây cảnh để minh bạch thông tin và phục vụ công tác quản lý và giám sát. Các Hội, Chi hội và nghệ nhân tham vấn cho đơn vị quản lý nhà nước của địa phương trong chiến lược phát triển ngành hàng hoa, cây cảnh; tham mưu bộ tài tiệu đào tạo nghề cho lao động và khuyến khích các nghệ nhân, nhà quản lý tốt để đào tạo nghề, truyền nghề cho người lao động.
Để phát triển kinh tế nông thôn, bên cạnh phát triển các loại cây trồng vật nuôi, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 390 ngày 17/1/2019 về danh mục sản phẩm nông nghiệp được cấp Thành phố, các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của thành phố Hà Nội, trong đó xác định rõ hoa, cây cảnh là sản phẩm chủ lực của Thành phố. Đặc biệt, thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/4/2018 (trong đó đã chính thức công nhận hoạt động sản xuất và kinh doanh Sinh vật cảnh là một trong 7 ngành nghề phát triển nông thôn), đến nay Hà Nội đã công nhận được 313 làng nghề, làng nghề truyền thống, trong đó có 11 làng nghề, làng nghề truyền thống về hoa, cây cảnh.
Nhóm P.V
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng
Doanh nghiệp 01/11/2024 18:18
Tỷ giá USD hôm nay (1/11): Đồng USD thế giới giảm, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 01/11/2024 07:21
Giá xăng dầu hôm nay (1/11): Giá dầu thế giới tăng, trong nước biến động trái chiều
Thị trường 01/11/2024 07:20
Giá vàng hôm nay 1/11: Vàng thế giới và trong nước vẫn duy trì sức “nóng”
Thị trường 01/11/2024 06:41
Giá vàng thế giới giảm nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng
Thị trường 01/11/2024 06:40
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng
Thị trường 31/10/2024 17:24
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 31/10
Thị trường 31/10/2024 15:16