Di dời trụ sở bộ, ngành, trường đại học… ra khỏi nội đô: Không thể chần chừ mãi!

(LĐTĐ) Việc di dời trụ sở các bộ, ngành, nhà máy, bệnh viện, trường đại học… ra khỏi nội đô được đặt ra từ nhiều năm qua và đã trở thành yêu cầu bức thiết, nhất là trong bối cảnh hạ tầng kỹ thuật khu vực này đang chịu sức ép quá tải.
Di dời trụ sở bộ, ngành, trường học khỏi nội đô: Không thể mãi chần chừ! Vì sao vẫn chậm trễ di dời trụ sở các bộ, ngành khỏi nội đô?

Thực hiện nghiêm lộ trình

Mới đây, Ban Bí thư đã có Chỉ thị số 23 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, trong đó đã nhắc đến chủ trương di dời trụ sở bộ ngành. Ban Bí thư yêu cầu thực hiện nghiêm lộ trình di dời trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện lớn, khu sản xuất công nghiệp… ra ngoài khu vực trung tâm Thành phố theo quy hoạch.

Di dời trụ sở bộ, ngành, trường đại học… ra khỏi nội đô: Không thể chần chừ mãi!
Trụ sở Đại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức chuyển xuống Hòa Lạc tạo tiền đề để các trường đai học, bộ, ngành… di chuyển góp phần giảm áp lực giao thông cho nội đô cũng như có quỹ đất xây trường học (Ảnh: Đại học Quốc gia Hà Nội ).

Trước đó, trong tháng 4/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đã ký quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội đến năm 2030. Theo đồ án, hệ thống trụ sở mới này sẽ là nơi làm việc của 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ và 6 cơ quan Trung ương của các đoàn thể. Đồ án quy hoạch này gồm hai bản quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại hai khu vực là Tây Hồ Tây và Mễ Trì. Trong đó khu Tây Hồ Tây có diện tích 35 ha, gồm 20,7 ha thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ và 14,3 ha tại phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm. Khu Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) có quy mô 55 ha, với 43,6 ha thuộc phường Mễ Trì và 11,4 ha thuộc phường Trung Văn. Dự kiến khu vực này sẽ là trụ sở làm việc của 23 cơ quan.

Đồ án quy hoạch cũng chỉ rõ, đối với hệ thống các cơ sở nhà đất hiện có sau khi di dời yêu cầu phải có biện pháp quản lý tập trung. Đồng thời giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội xác định phương án khai thác cụ thể cho từng cơ sở nhà đất để phục vụ hoạt động của các cơ quan Trung ương, phục vụ hoạt động của Thành phố. Trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng làm cơ quan hành chính thì thực hiện đấu giá công khai để thu lại nguồn lực cho Nhà nước.

Đối với cơ sở không có nhu cầu sử dụng làm cơ quan hành chính, việc chuyển đổi phải đảm bảo nguyên tắc đã được định hướng trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội là ưu tiên tái cấu trúc đô thị, sử dụng cho mục đích công cộng, vườn hoa, bãi đỗ xe, hạn chế việc chất tải thêm vào hạ tầng tại khu vực.

Khi Ban Bí thư, Chính phủ có những Chỉ thị, quyết định mới về việc di dời các cơ quan, bộ, ngành ra khỏi nội đô, nhiều người dân Thủ đô bày tỏ sự vui mừng. Ông Nguyễn Văn Hưng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Tôi rất đồng tình với việc chuyển di dời các cơ quan, bộ, ngành, trường học, nhà máy, bệnh viện… ra khỏi nội đô. Hi vọng với những Chỉ thị, quyết định mới của Ban Bí thư, Chính phủ sẽ là một trong những “chìa khóa” quan trọng nhất để giải bài toán giao thông nội đô diễn ra trong nhiều năm qua. Đồng thời, việc di dời sẽ giúp người dân chúng tôi hưởng lợi nhiều hơn từ các không gian công cộng được xây dựng sau đó”.

Cần cơ chế đặc thù cho Hà Nội

Nói về lợi ích của việc di dời các cơ quan, bộ, ngành ra khỏi nội đô, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng, việc di dời này nhằm nâng cao chất lượng của Thủ đô Hà Nội, tạo ra một cơ cấu mới để giải quyết những áp lực cho Thủ đô. Ví dụ: giảm áp lực về giao thông; tạo khoảng không gian công cộng để có thể nâng cao chất lượng sống của người dân, xây mới trường học cho học sinh. Ngoài ra, trụ sở các bộ, ngành phần lớn xây dựng trong suốt thời gian sau hòa bình lập lại, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn diện tích, hạ tầng, kĩ thuật… đều không đáp ứng được yêu cầu làm việc của các bộ, ngành. Việc di dời cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo điều kiện tốt hơn, thuận lợi hơn trong quá trình làm việc.

“Thời gian qua, trong các lần quy hoạch, đặc biệt là Quy hoạch được phê duyệt năm 1992, sau đó là quy hoạch phê duyệt năm 1998, quy hoạch phê duyệt năm 2011 đều khẳng định, phải di dời trụ sở một số bộ, ngành, cơ sở công nghiệp, trường học… ra khỏi nội đô Hà Nội. Đây là những định hướng nhằm cơ cấu lại đô thị trung tâm của thành phố Hà Nội, phù hợp với yêu cầu mới, phát triển cho Thủ đô. Đặc biệt trong Luật Thủ đô cũng đã đặt ra một yêu cầu phải di dời đi để tạo ra thuận lợi cho Hà Nội trong việc phát triển kinh tế xanh, văn hiến, văn minh”, ông Nghiêm cho biết.

Cũng theo ông Nghiêm, với quá trình dài như vậy, Hà Nội đã triển khai ngay từ sau năm 1998 về việc di dời các trụ sơ, ban ngành ra khỏi nội đô. Đến năm 2015, Chính phủ đã có quyết định, lộ trình di dời, gần đây nhất, vừa rồi Chính phủ cũng đã phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội đến năm 2030. “Lần này là một dấu ấn mới, một sự kiện của cả quá trình hơn 20 năm thực hiện việc di dời sở, bộ, ngành nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Hi vọng rằng với sự kiện lần này, với dấu ấn lần này, chúng ta sẽ thực hiện được việc di dời”, ông Nghiêm bày tỏ.

Lý giải nguyên nhân việc di dời trong những năm qua vẫn còn chậm trễ, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, có nhiều nguyên nhân, thứ nhất việc bố trí trụ sở mới trong quy hoạch đã xác định, gần đây Bộ Xây dựng đã thống nhất quy hoạch nhưng tiền để xây dựng trụ sở mới phải huy động từ ngân sách, trong khi rất khó bố trí cùng lúc đủ tiền ngân sách để xây trụ sở tất cả các bộ, ngành. Thứ hai là bất cập khung pháp lý, chẳng hạn đất trụ sở cũ sau di dời giao cho ai quản lý. Thời gian qua, việc di dời 6 cơ quan, đơn vị ra khỏi nội đô chưa có tác động đến Hà Nội, bởi một số cơ quan không giao cho Hà Nội được, và cũng không muốn giao. Cũng từ lý do đó, cần có cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội được tiếp nhận đất trụ sở cũ sau di dời.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động