“Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024 đậm nét Tết Trung thu xưa

(LĐTĐ) Nhằm tạo ra một không gian văn hóa có ý nghĩa nhân văn cho thiếu nhi và nhân dân Thủ đô, ngày 15/9 tới đây, UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Đêm hội Trăng Rằm” và Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, văn hóa địa phương năm 2024.
Công đoàn xã Dị Nậu phối hợp tổ chức liên hoan văn nghệ “Đêm hội trăng rằm” “Đêm hội Trăng rằm” năm 2022 tại huyện Thanh Oai Đặc sắc chương trình biểu diễn hòa tấu “Đêm hội Trăng rằm”

Đêm hội được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày 14/9 đến hết ngày 17/9 tại Không gian văn hóa sáng tạo tại quận Tây Hồ, đây là chương trình hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

“Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024 đậm nét Tết Trung thu xưa
Công tác chuẩn bị cho Đêm hội đang được hoàn thiện.

Trong lễ khai mạc “Đêm hội Trăng Rằm” và Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, văn hóa địa phương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều chương trình hấp dẫn, sôi động như: Múa lân sư rồng; chương trình “Lung linh sắc màu Trung thu Tây Hồ”; tặng quà Trung thu cho thiếu nhi; trao giải thi “Mâm cỗ đêm Rằm”; cuộc thi vẽ tranh “Sắc màu Trung thu lần 2”, cuộc thi ảnh “Kết nối yêu thương năm 2024”.

Tham gia “Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024, các em thiếu nhi, nhân dân và du khách sẽ được hòa mình vào không gian Tết Trung thu xưa với với các gian hàng có thiết kế đậm nét văn hóa Bắc Bộ, gần gũi với cuộc sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: sân đình, bến nước, cây khế, bờ ao, lũy tre, hàng rào, giếng khơi, lu nước với chiếc gáo dừa…

Đây là một không gian đặc biệt mà quận Tây Hồ và Viện nghiên cứu văn hóa các dân tộc Việt Nam cùng đội ngũ nghệ sĩ, nghệ nhân mong muốn tạo ra trong dịp Tết Trung Thu cổ truyền 2024.

“Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024 đậm nét Tết Trung thu xưa
Tham gia “Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024, các em thiếu nhi, nhân dân và du khách sẽ được hòa mình vào không gian Tết Trung thu xưa với với các gian hàng có thiết kế đậm nét văn hóa Bắc Bộ.

Tại đây, các em thiếu nhi, nhân dân và du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực Tây Hồ, được tham quan và tham gia vào các hoạt động sự kiện đặc sắc như: Hoạt động nấu xôi, lễ hội rước đèn và thả đèn hoa đăng; trưng bày mâm ngũ quả; cắm hoa truyền thống; thưởng thức trà sen Tây Hồ, chè cốm; tham quan không gian trưng bày ảnh nghệ thuật Trung thu truyền thống; hướng dẫn làm bánh trung thu truyền thống, làm đồ chơi trung thu, vẽ mặt nạ giấy bồi, mặt nạ truyền thống, đèn ông sao, đèn con cua, đèn con cá cổ truyền, nặn tò he, chuồn chuồn tre, đèn kéo quân, hoạt động treo đèn lên cây ước nguyện...; chiêm ngưỡng, tham gia cuộc thi múa lân, các trò chơi dân gian như nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, cờ tướng...

Trong dịp này có hơn 100 gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, làng nghề của thành phố Hà Nội; khu gian hàng trưng bày, giới thiệu, giao thương sản phẩm của doanh nghiệp các tỉnh, thành phố; không gian trình diễn sản phẩm, quảng bá du lịch, văn hóa; không gian tiểu cảnh trang trí, sân khấu, cổng chào kết hợp các khu vực check in với chủ đề Trung thu.

“Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024 là món quà ý nghĩa mà các cấp, các ngành của quận Tây Hồ tổ chức dành tặng thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn quận, tạo động lực, niềm tin để các em học sinh vững vàng bước vào năm học mới 2024 - 2025.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (8/10): Giá vàng miếng ổn định

Giá vàng hôm nay (8/10): Giá vàng miếng ổn định

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (8/10) giảm nhẹ, giá vàng miếng trong nước ổn định ở mức 84 triệu đồng/lượng, chênh lệch với giá vàng thế giới khoảng 4,3 triệu đồng/lượng.
Tích cực kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại

Tích cực kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại

(LĐTĐ) Tính chung 9 tháng của năm 2024, Chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) của cả nước tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng, nhiều người dân chọn cách ưu tiên cho những chi tiêu thiết yếu và tìm cách cắt giảm những mặt hàng không thực sự cần thiết.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Đề xuất quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào trường học

Đề xuất quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Nghị định quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, đảm bảo phù hợp điều kiện Việt Nam, áp dụng tại Hà Nội, với quy định cấp văn bản, chứng chỉ.
Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Chỉ thị số 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.
Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu

Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu

(LĐTĐ) Công đoàn Y tế Việt Nam vừa biểu dương 198 gia đình tiểu biểu giai đoạn 2022 - 2024 và 149 con công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện năm học 2022 - 2024.
Tổ chức “Chợ Tết Công đoàn năm 2025” để chăm lo cho người lao động

Tổ chức “Chợ Tết Công đoàn năm 2025” để chăm lo cho người lao động

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành kế hoạch số 137/KH-TLĐ về việc tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2025”.

Tin khác

Chung tay xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển

Chung tay xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội đã quyết định công nhận và tổ chức gắn biển đối với 16 công trình “Dân vận khéo” tiêu biểu, được lựa chọn từ hàng trăm công trình do các địa phương, cơ quan, đơn vị đăng ký triển khai từ đầu năm 2024.
Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nông dân huyện Đan Phượng đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa; chỉnh trang những tuyến đường nông thôn sau cơn bão, thực hiện các mô hình nông nghiệp và gắn biển các công trình chào mừng sự kiện lịch sử ý nghĩa này.
Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm

Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) quận, cùng sự nỗ lực của các phòng, ban, ngành công tác cải cách hành chính (CCHC) tại quận Bắc Từ Liêm đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng điểm trên nhiều phương diện.
Từ những cửa ô, Hà Nội vươn mình vững bước hội nhập

Từ những cửa ô, Hà Nội vươn mình vững bước hội nhập

Trên những dấu tích các cửa ô chứng kiến bước phát triển, đổi thay của Hà Nội sau 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. Cửa ô xưa là những chứng nhân lịch sử của Thăng Long - Hà Nội qua bao thăng trầm, biến đổi; cũng là nơi ca khúc khải hoàn, hân hoan đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Để từ đó Hà Nội từng bước thay da đổi thịt, ngày càng mở rộng phát triển, với những không gian, quy hoạch xứng tầm, với những con đường, đại lộ, cây cầu mới mọc lên, vươn xa.
Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô

Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm) đang thực sự trở thành “Hà Nội năm 1954” thu nhỏ với không gian trang trí tuyệt đẹp để chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Du khách trong, ngoài nước và người dân Thủ đô chỉ cần đến đây những ngày này cũng đủ cảm nhận về những công trình lịch sử, văn hóa như cầu Long Biên, Nhà hát Lớn, chợ Đồng Xuân và Cột cờ Hà Nội được tái hiện đầy ấn tượng. Nói ngắn gọn, không cần phải tỏa đi tứ phía do quỹ thời gian hạn hẹp, du khách vẫn có thể cảm nhận một Hà Nội "lắng hồn núi sông" ngay cạnh Hồ Gươm thơ mộng.
Phát triển Thủ đô hiện đại gắn với bảo tồn di tích và quần thể xanh

Phát triển Thủ đô hiện đại gắn với bảo tồn di tích và quần thể xanh

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Thủ đô phải đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước. Hà Nội đi nhanh vào hiện đại nhưng phải giữ được bản sắc của một Thủ đô hơn nghìn năm tuổi với những đặc sắc riêng có; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; phát huy ưu thế của Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, Thành phố văn hiến.
Xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách

Xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách

(LĐTĐ) Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phải xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách; là trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước. Hà Nội phải là hình mẫu của nỗ lực đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển
Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của các luật gia, những năm qua, các cấp Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã năng động, tích cực trong hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải... ở địa phương, góp phần hướng dẫn người dân thực hiện đúng pháp luật.
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

(LĐTĐ) “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" từ UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của Thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”, thành phố Hà Nội đã giới thiệu về các di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và Quốc gia vinh danh, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc nhất của Thăng Long - Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động