Đề xuất trẻ em là người dưới 18 tuổi: Chưa thống nhất từ văn bản

Điểm mới của dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em (sửa đổi) là quy định nâng độ tuổi trẻ em là những người dưới 18 tuổi thay cho luật hiện hành quy định là dưới 16 tuổi. Đề xuất này đang gây nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí nhiều người còn cho rằng, quy định lộ rõ sự mâu thuẫn với nhiều văn bản pháp luật trước đó.
“Quan hệ” với trẻ vị thành niên: Hệ lụy từ kém hiểu biết
Những vụ án đau lòng do trẻ vị thành niên gây ra

Kéo dài tuổi trưởng thành của trẻ

Ưu điểm nổi bật của dự thảo Luật Trẻ em sửa đổi là thể hiện nhận thức đầy đủ hơn về quyền trẻ em so với luật hiện hành. Các quyền thuộc 4 nhóm quyền trẻ em đã được ghi nhận bằng các văn bản quy phạm pháp luật trong dự thảo luật. Điểm mới của dự thảo luật quy định, trẻ em là người dưới 18 tuổi.

Nhóm đồng thuận với việc nâng độ tuổi trẻ em từ dưới 16 lên dưới 18 tuổi, cho rằng, việc nâng độ tuổi như vậy là phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1990. Mặt khác, việc nâng độ tuổi thì đối tượng được hưởng lợi chính là trẻ em do các chính sách ưu đãi dành cho người chưa thành niên trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội. Quan điểm này phù hợp với xu thế hiện nay của thế giới, không chỉ là tăng độ tuổi của trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự mà còn là giảm hình sự hóa các hành vi của trẻ em. Là một trong những người ủng hộ quan điểm này, chuyên gia xã hội học PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, đề xuất tăng tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi là phù hợp với công ước quốc tế, giúp đối tượng được hưởng sự chăm sóc của xã hội rộng hơn trên cơ sở pháp luật.

Đề xuất trẻ em là người dưới 18 tuổi: Chưa thống nhất  từ văn bản
Đề xuất nâng cao tuổi trẻ em

“Ngày nay các em ăn uống tốt nên thể chất tốt hơn, lớn nhanh hơn nhưng về phương diện thần kinh, tâm lý vẫn là trẻ em. Trong khi đó, với quy định hiện nay, khắc phục triệt để tình trạng “bơ vơ” của các em ở độ tuổi từ trên 16 đến dưới 18 không có ai phụ trách, không được làm trẻ em mà quyền người lớn cũng chưa được hưởng. Theo đó, đề xuất tăng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 là cần thiết”, ông Bình phân tích.

Còn theo bác sỹ Nguyễn Hiền, chuyên khoa Sản (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội): “Quy định này khá hợp lý, bởi trong lứa tuổi từ 16 - 18, các em chưa phát triển đầy đủ về sức khỏe và nhận thức, chưa đủ các điều kiện cần thiết để trở thành người lớn. Các em cũng có những chuyển đổi mạnh về tâm, sinh lý, nên cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt từ gia đình, xã hội. Việc kéo dài độ tuổi trẻ em sẽ là một cơ sở quan trọng để các em được hưởng sự chăm sóc, giáo dục, được kéo dài “giai đoạn chuẩn bị” trước khi bước vào cuộc sống độc lập, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội…”.

Trong khi đó, nhiều người lại bày tỏ quan điểm không ủng hộ việc tăng độ tuổi như dự thảo luật do những năm gần đây, mức sống được nâng lên, nên nhiều trẻ mới 13 - 14 tuổi nhưng đã có vóc dáng to cao, sinh lý cũng trưởng thành rất nhanh. Theo ý kiến của cô giáo Nguyễn Thị An (trường THPT Nguyễn Trãi – Hà Nội) thì nên giữ quy định độ tuổi trẻ em là 16, đang được áp dụng trong Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em bởi: “17 tuổi là trẻ em thì hơi vô lý, vì các em lớn quá rồi, mặc dù một số em do được nuông chiều và chăm sóc quá kỹ thì vẫn còn tồn tại một vài tính cách trẻ con…”.

Em Nguyễn Anh Minh (học sinh trường THPT Yên Hòa – Hà Nội) bày tỏ: “Em thấy việc nâng tuổi trẻ em là không cần thiết, bởi điều đó phần nào hạn chế quyền được lên tiếng của chúng em vì các bậc phụ huynh luôn quan niệm là trẻ con thì tiếng nói không có trọng lượng. Trong khi đó ở tuổi này, hầu hết chúng em đều đã dậy thì và được quyết định cho bản thân. Ví dụ như việc chọn nghề cho mình là những suy nghĩ nghiêm túc và chúng em cần được người lớn nhìn nhận và tôn trọng những quyết định này…”.

Nhiều chuyên gia giáo dục cũng đồng tình với quy định độ tuổi hiện hành trong Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em khi cho rằng, ở tuổi 18, các em sinh ra và lớn lên ở ở khu vực nông thôn thường xuyên phải lao động kiếm sống, đi nghĩa vụ quân sự hay tham gia vào đội thể dục thể thao của người lớn. Hơn nữa, trước khi có Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và ngay cả hiện nay, nhiều nhà làm giáo dục đề nghị hệ thống giáo dục phổ thông từ 12 năm rút xuống 11 hoặc 10 năm, để học sinh tốt nghiệp THPT ra trường sớm có thể đi làm ngay. Với cách làm này, sẽ đóng góp một nguồn nhân lực không nhỏ cho xã hội và nhà nước tiết kiệm được ngân sách của một năm học để đầu tư thêm cho giáo dục.

Cần đồng bộ các văn bản pháp luật

Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) Vũ Thị Kim Hoa cho biết: “Hiện nay, có 54 nước quy định tuổi trẻ em là dưới 18. Chỉ có 6 nước quy định giống Việt Nam độ tuổi trẻ em là dưới 16. Vì thế, quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi đảm bảo sự hài hòa với luật pháp quốc tế, phù hợp với xu thế chung của đại đa số các nước trên thế giới.”

Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất tăng tuổi trẻ em thì xung quanh đề xuất này tồn tại sự “vênh” nhau giữa các văn bản pháp luật. Bác Phạm Hải Hòa (Trung Kính – Hà Nội) bày tỏ sự lo ngại khi cho rằng, để xuất này nếu được áp dụng sẽ tạo kẽ hở gia tăng các tội phạm. Vì thế, nếu xếp những đối tượng này là trẻ em, chắc chắn mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ nhẹ hơn và không phải là giải pháp hữu hiệu để điều chỉnh thực tế. “Nếu việc tăng tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi được chấp nhận thì Bộ luật Hình sự cũng phải sửa đổi một số điều liên quan đến trẻ em phạm tội cũng như tội phạm liên quan đến trẻ em. Thậm chí nó thể hiện sự mâu thuẫn với đề xuất trước đây về việc hạ độ tuổi kết hôn xuống dưới 18 tuổi…”.

Trao đổi với PV, luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa, cho rằng, việc trẻ em phạm tội phải nhìn nhận từ nguyên nhân gây ra hành vi chứ không nên áp dụng cứng nhắc hình phạt theo quy định độ tuổi. Trẻ em phạm tội thường có căn nguyên do gia đình giáo dục chưa tốt. Vì thế để hạn chế nguy cơ này, cần tăng cường hơn nữa vai trò của gia đình , nhà trường…trong việc giáo dục trẻ từ nhỏ. Không phải cứ quy định tuổi tội phạm thấp, tăng hình phạt thì giảm được tội phạm trẻ em…”.

Luật sư Lực cũng thừa nhận, hiện đang có sự vênh nhau giữa các văn bản pháp luật trong việc quy định về độ tuổi, dẫn đến việc hiểu khái niệm trẻ em thiếu đồng bộ. Ví dụ, tại Bộ luật Dân sự quy định, người thành niên là đủ 18 tuổi trở lên, còn Luật Thanh niên quy định thanh niên là người từ đủ 16 - 30 tuổi. Còn Bộ luật Lao động lại quy định người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Trong khi đó nếu đề xuất được phê duyệt thì khung tuổi này vẫn là trẻ em… “Nếu thay đổi độ tuổi sẽ dẫn đến phải điều chỉnh nhiều văn bản pháp luật và văn bản dưới luật khác… để bảo đảm tính thống nhất độ tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi”, luật sư Lực cho biết.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên tại quận Ba Đình.
Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, các đội thi đến từ các Trường Đại học của Việt Nam tham dự cuộc thi an toàn thông tin “HackTheon Sejong” do Thành phố tự trị đặc biệt Sejong - Hàn Quốc tổ chức đều đạt vị trí cao.
Quận Thanh Xuân gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Quận Thanh Xuân gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Hội Cựu chiến binh - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận Thanh Xuân tổ chức hội nghị gặp mặt nhân chứng lịch sử kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ kết hợp giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên, học sinh quận Thanh Xuân.
Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công

Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công

(LĐTĐ) Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã rà soát, tổng hợp lại công việc thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính để phối hợp thực hiện các công việc Thành phố giao; đề xuất tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công, nâng mức tự chủ của các đơn vị.
Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), đông đảo người dân tỉnh Điện Biên đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt các lực lượng diễu binh, diễu hành tại chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cải tiến cách sử dụng và phương pháp quản lý nguồn nước tại doanh nghiệp

Cải tiến cách sử dụng và phương pháp quản lý nguồn nước tại doanh nghiệp

(LĐTĐ) Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã được thực hiện hơn 10 năm qua, mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động của toàn xã hội trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Trong đó, các chiến lược, sáng kiến quản lý nguồn nước tại các doanh nghiệp góp phần không nhỏ trên hành trình này.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Một số nơi đã có mưa, đề phòng dông lốc

Thành phố Hồ Chí Minh: Một số nơi đã có mưa, đề phòng dông lốc

(LĐTĐ) Sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt kéo dài, chiều 3/5 tại khu vực phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xuất hiện mưa to kéo dài từ 15 – 20 phút.
Thành phố Đà Nẵng giải quyết tình trạng thiếu nước, nhiễm mặn

Thành phố Đà Nẵng giải quyết tình trạng thiếu nước, nhiễm mặn

(LĐTĐ) Nắng nóng, khô hạn kéo dài ảnh hưởng tới hàng nghìn hộ dân tại thành phố (TP) Đà Nẵng có nguy cơ thiếu nước sạch sinh hoạt cùng những khó khăn trong trồng trọt, sản xuất.
Hôm nay (3/5): Hà Nội có mưa rào và dông, khả năng xảy ra mưa đá

Hôm nay (3/5): Hà Nội có mưa rào và dông, khả năng xảy ra mưa đá

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 3/5, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.
Đi bộ lên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 người đàn ông tử vong

Đi bộ lên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 người đàn ông tử vong

(LĐTĐ) Tối 2/5, trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua Yên Bái xảy ra vụ tai nạn làm 1 người tử vong.
Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

(LĐTĐ) Trong hai ngày 3 - 4/5, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 80mm.
Cảnh sát giao thông huy động hơn 19.600 lượt tổ công tác đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

Cảnh sát giao thông huy động hơn 19.600 lượt tổ công tác đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27/4 - 1/5), Cảnh sát giao thông toàn quốc đã huy động hơn 19.600 lượt tổ công tác tổ chức tuần tra kiểm soát, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phát hiện xử lý 78.254 trường hợp vi phạm; phạt tiền hơn 171 tỷ đồng; tạm giữ 748 xe ô tô, 29.325 xe mô tô; 584 phương tiện khác; tước 15.327 giấy phép lái xe các loại.
Hà Nội có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 31 độ C

Hà Nội có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 31 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 2/5, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm có mưa rào rải rác, có nơi có dông; ngày có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất là 31 độ C.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

(LĐTĐ) Chiều 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều người dân từ các địa phương trở về Hà Nội học tập, lao động. Theo ghi nhận của phóng viên vào cuối giờ chiều cùng ngày, mật độ giao thông tại các cửa ngõ ra - vào Hà Nội có đông hơn so với những ngày thường, tuy nhiên vẫn đảm bảo, thông thoáng.
Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

(LĐTĐ) Theo thống kê của cơ quan chức năng, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các đơn vị huy động 100% quân số, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm có thể gây tai nạn giao thông, qua đó đã góp phần kiềm chế tai nạn trên cả 3 tiêu chí.
Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, "nhồi nhét" khách trên cao tốc

Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, "nhồi nhét" khách trên cao tốc

(LĐTĐ) Chiều 1/5, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử lý xe khách 26 chỗ "nhồi nhét" 57 người. Đáng chú ý, tài xế trên xe còn vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,099 mg/L khí thở.
Xem thêm
Phiên bản di động