Đề xuất tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% thu nhập
Tổng thu nhập của viên chức ngành Y tế cải thiện hơn ngành khác Giao lưu trực tuyến: Quy định mới về tiền lương và kỹ năng an toàn lao động Người lao động nghỉ hàng năm được tạm ứng tiền lương |
Bộ LĐTBXH cho biết, Bộ đã tiếp nhận 158 văn bản góp ý từ các Ban, Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, tập đoàn, công ty, hiệp hội doanh nghiệp đối với hồ sơ Dự án Luật BHXH (sửa đổi). Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến và căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ LĐTBXH đã xây dựng Tờ trình Chính phủ.
Trong đó đề xuất sửa đổi quy định về căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động. Qua đó, để khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ BHXH, ảnh hưởng đến khả năng cân đối Quỹ BHXH và quyền lợi của người lao động.
Theo Bộ LĐTBXH, thực tiễn hiện nay tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc năm 2022 của người lao động là 5,73 triệu đồng/tháng, chiếm khoảng 75% thu nhập bình quân của người lao động làm công, hưởng lương.
Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố; cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Bộ LĐTBXH cho rằng, đây là cơ sở quy định căn cứ đóng BHXH đối với những đối tượng không hưởng tiền lương (chủ hộ kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương…). Đặc biệt, đây cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm tham gia đối với đối tượng người lao động làm việc không trọn thời gian.
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cũng quy định cụ thể tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và giữ ổn định trong mỗi kỳ trả lương. Trên cơ sở đó, Chính phủ quy định chi tiết nhằm xác định cụ thể các khoản phải đóng, không phải đóng BHXH bắt buộc; việc xác định tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với trường hợp thỏa thuận trả lương theo giờ, ngày, tuần và theo sản phẩm, khoán.
Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng sửa đổi các quy định gắn với tiền lương khu vực nhà nước phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 27.
Luật BHXH năm 2014 quy định nhiều khoản trợ cấp gắn với "mức lương cơ sở" như: Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; trợ cấp mai táng; trợ cấp tuất hằng tháng...
Theo Bộ LĐTBXH, để vừa không gây xáo trộn "về mức" so với quy định hiện hành, đồng thời vừa phù hợp với định hướng cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết số 27, dự thảo luật sửa đổi các mức trợ cấp gắn với mức lương cơ sở theo hướng quy định bằng số tiền cụ thể đồng thời, cũng quy định các mức này được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH, tương tự như điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng trong giai đoạn vừa qua.
Trước đó, dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã đưa ra xin ý kiến nội dung quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc bằng 2 phương án sau: Phương án 1: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động. Phương án 2: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35