Để thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp…

(LĐTĐ) Trong hội nhập quốc tế, thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp, mà còn là hình ảnh của quốc gia. Trên thế giới, có nhiều thương hiệu đã trở thành hình ảnh quốc gia như: Boeing, Microsoft là hình ảnh của nước Mỹ; Toyota, Canon đại diện của Nhật Bản; Samsung, LG là biểu trưng của Hàn Quốc…Tại Việt Nam, những năm gần đây nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp và quốc gia, do đó đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững và đạt được những kết quả khả quan.
124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia lần thứ 7

Liên tục cải thiện thứ hạng thương hiệu quốc gia

Theo bảng xếp hạng của Forbes năm 2019, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu của Việt Nam đạt trên 9,3 tỷ USD, trong đó 50% doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia như: Thaco, Hòa Phát, Vinamilk, Habeco, Vietnam Airlines, Viglacera… Tổ chức tư vấn hàng đầu về định giá thương hiệu quốc gia có trụ sở tại Vương quốc Anh - Brand Finance xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, trong đó Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỉ USD (tăng 12 tỉ USD tương đương 5,4% so với con số 235 tỉ USD năm 2018) và xếp hạng thứ 42.

Để thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp…
Thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là hình ảnh của quốc gia (ảnh Đ.Đ)

Thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện nhờ Chính phủ cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp coi trọng xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu.Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề đáng lưu ý khi xây dựng thương hiệu như một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chưa coi trọng và chưa biết cách đầu tư xây dựng thương hiệu; gần 5 triệu hộ kinh doanh đóng góp 32% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam hầu như chưa có thương hiệu; có những doanh nghiệp doanh thu hàng nghìn tỉ đồng, nhưng chủ yếu chỉ làm gia công cho doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, bảo vệ và nâng cấp thương hiệu phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo doanh nghiệp; phải có sự tham gia của công chức, người lao động của doanh nghiệp, trở thành văn hóa doanh nghiệp. Nhiều năm qua, một số tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam có tiềm lực đã xây dựng được nhiều thương hiệu có uy tín trong nước và thế giới; thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cần có khát vọng, mà còn cần biết cách xây dựng và quảng bá thương hiệu trong nước và trên thế giới.Theo tinh thần Quyết định số 1320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/10/2019 về xây dựng chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam từ 2020 – 2030…

Về mục tiêu, trong giai đoạn 2020 – 2030,sẽ có trên 1.000 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam; 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò trong sản xuất kinh doanh và đầu tư; 100% sản phẩm đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia được quảng bá trong nước tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm; mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín thế giới. Song song đó, trong quá trình phát triển doanh nghiệp cần coi trọng quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu; đăng ký thương hiệu tại cơ quan có thẩm quyền ở trong nước và ở nước ngoài, cập nhật thông tin có liên quan đến sở hữu trí tuệ tại văn bản luật pháp, các cam kết quốc tế khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại(FTA) mới, thực thi nghiêm chỉnh quyền sở hữu sáng chế, phát minh, thương hiệu, tham gia tích cực phòng chống sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái.

Trong khi đó, việc tăng cường liên kết theo chuỗi cung ứng sản phẩm gia tăng giá trị thương hiệu là đòi hỏi của đất nước trong hội nhập quốc tế; các tập đoàn kinh tế đóng vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi làm công nghiệp hỗ trợ, làm vệ tinh cho tập đoàn. Để đạt được điều đó, giáo dục và quảng bá để doanh nghiệp và người dân tự giác tham gia xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia có vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh trong khu vực. Ngoài ra, cần xây dựng phong cách kinh doanh lành mạnh, thân thiện với khách hàng với môi trường sạch, đẹp, tôn tạo các danh lam, thắng cảnh, làm hài lòng khách du lịch trong nước và tạo tín nhiệm với khách quốc tế về con người và cảnh quan thiên nhiên của nước ta. Không những thế, cần phải giáo dục người dân, nhất là thế hệ trẻ để tạo ra những giá trị mới cống hiến cho nền văn minh và phát triển bền vững của nhân loại trong thời đại toàn cầu hóa.

Về vai trò của Chính phủ, trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, Chính phủ cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, cung ứng đủ nguồn lực, bổ sung các quy định pháp lý hỗ trợ hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu , nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa và vai trò của Thương hiệu quốc gia. Muốn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả và bền vững thì, Chính phủ cần có môi trường sản xuất kinh doanh công khai, minh bạch, bình đẳng, tạo dựng niềm tin cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Cần có những kinh phí nhất định và cho phép hỗ trợ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực về thương hiệu, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, liên doanh liên kết để thương hiệu doanh nghiệp Việt được biết đến ngày càng rộng hơn và sâu hơn.

Một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng thương hiệu quốc gia

Xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ của các bộ phận trong một doanh nghiệp, không loại trừ bất cứ ai để xây dựng ngôi nhà chung thương hiệu một cách nhanh và bền vững. Xây dựng thương hiệu từ những cái nhỏ nhất, chúng ta đừng nghĩ thương hiệu là cái gì cũng phải to tát, hoành tráng thì đó là một sai lầm. Một câu cám ơn ở trong một siêu thị bán lẻ, hay một cửa hàng dịch vụ giải khát khi thanh toán tiền cho khách hàng vẫn chưa có nhiều. Trong quan hệ thương mại, xuất khẩu cũng như ở thị trường nội địa, phải giữ mối quan hệ bền chặt, hai bên đều thắng, thuận lợi và khó khăn đều chia sẻ có nhau. Tăng cường xúc tiến thương mại, liên kết liên doanh đối với các doanh nghiệp thuyền thúng Việt Nam còn nhỏ và yếu để tạo nên sức mạnh cộng đồng. Thực hiện đi cùng nhau sẽ đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Lợi nhuận trong chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh phải được hợp tác phân chia một cách hợp lý. Không vi phạm pháp luật, sản xuất và kinh doanh hàng giả, trốn thuế là một tiêu chí quan trọng của thương hiệu doanh nghiệp. Những vụ việc như Khaisilk gây dựng mấy chục năm chỉ vì cách làm ăn quản lý không tốt dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Chúng ta có thể kể rất nhiều câu chuyện về xây dựng thương hiệu, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia.Con đường xây dựng thương hiệu với khát vọng cháy bỏng của người Việt Nam đã được cha ông rèn đúc và dựng xây gây dựng truyền thống: những doanh nhân như Bạch Thái Bưởi là một tấm gương sáng về việc xây dựng thương hiệu đội thương thuyền Việt Nam trong những năm trước đây. Là những người đi sau, chúng ta trân trọng, gìn giữ truyền thống của cha ông, đồng thời mỗi người, mỗi doanh nhân Việt Nam phải nuôi trong lòng mình ý chí và khát vọng làm giầu cho đất nước trên cơ sở một thương hiệu bền vững có tiếng vang xa ở khu vực và thế giới. Luôn luôn làm ăn tử tế có văn hoá, tất cả vì con người mà phục vụ. Tạo niềm tin bền vững cho khách hàng với thương hiệu của mình bởi mất niềm tin là mất tất cả.

Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, Chính phủ luôn luôn đứng bên doanh nghiệp để ủng hộ cho sự phát triển thương hiệu, đồng thời doanh nghiệp cũng phải tự giác phấn đấu để xây dựng thương hiệu của mình, chúng ta tin tưởng rằng mục tiêu đến năm 2030 của Chính phủ đề ra sẽ đạt được, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kinh tế xã hội năm 2021 – 2025 và những năm tiếp theo./.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, thị trường dầu thế giới ghi nhận xu hướng tăng, mặc dù dự báo giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào năm 2025, do nguồn cung dầu mỏ dồi dào. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 69,33 USD/thùng, tăng 0,33%. Giá dầu Brent đạt 72,94 USD/thùng, tăng 0,4%.
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm.
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (4/11), sau nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn trong nước đang đối diện nguy cơ giảm theo.
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/11/2024), thị trường xăng dầu thế giới chốt phiên cuối tuần với tín hiệu hạ nhiệt, đánh dấu sự ổn định sau nhiều phiên tăng mạnh. Dưới đây là diễn biến chính của giá dầu trong tuần qua.
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

(LĐTĐ) Sáng nay (3/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng, giảm tuần 13 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm - tăng tuần 0,06%.
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

(LĐTĐ) Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu về vàng vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng gia tăng mạnh trong bối cảnh giá kim loại quý này liên tiếp phá đỉnh. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, ngược chiều thế giới, nhu cầu vàng bất ngờ sụt giảm trong quý 3/2024.
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 3/11, giá vàng thế giới giảm nhẹ khoảng 1,9% so với đỉnh 2,790 USD. Vàng nhẫn tròn giảm 100 nghìn đồng/lượng xuống 89 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua

(LĐTĐ) Sáng nay (2/11/2024), giá dầu thô trên thị trường quốc tế ổn định nhẹ sau một tuần giảm do những yếu tố như căng thẳng tại Trung Đông và sản lượng dầu kỷ lục từ Mỹ. Cụ thể, giá dầu thô WTI 69,33 USD/thùng, tăng nhẹ 0,33% (tương đương 0,23 USD), dầu Brent 72,94 USD/thùng, tăng 0,4% (tương đương 0,29 USD).
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng

Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (2/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 VND/USD, giảm 1 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm - tăng 0,34%.
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (2/11/2024), giá vàng trên thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm do sự phục hồi của đồng USD mạnh hơn và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao. Tại thị trường trong nước, nhiều thương hiệu vàng cũng đồng loạt điều chỉnh giảm giá.
Xem thêm
Phiên bản di động