Để phố đi bộ thu hút người dân và du khách
Quận Hoàn Kiếm: Khắc phục hạn chế phát sinh, kích cầu phát triển du lịch Quy chế quản lý hoạt động không gian phố đi bộ: Xây dựng không gian đi bộ văn minh |
Nhiều không gian đi bộ mới
Mới đây, tuyến phố đi bộ xung quanh Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây) là không gian đi bộ thứ 4 của Hà Nội được chính thức đưa vào hoạt động. Tuyến phố đi bộ này được thực hiện thí điểm đoạn từ cổng cũ trụ sở Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây (phố Phó Đức Chính) đến cầu Cửa Tiền (tức Cổng Tiền, khu vực ngã ba Quang Trung-Nguyễn Thái Học). Tuyến phố đi bộ sẽ gồm các phố: Phó Đức Chính, Phan Chu Trinh, đường dạo phía ngoài của Thành cổ. Các khu vực khác như vườn hoa trung tâm thị xã, quảng trường khu vực vườn hoa trung tâm... cũng sẽ trở thành không gian của tuyến phố đi bộ. Với quy mô kể trên, tuyến phố đi bộ sẽ phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của nhân dân địa phương và du khách tham quan vào dịp cuối tuần.
Không gian phố đi ở Hà Nội thu hút đông đảo người dân. Ảnh: K.Tiến |
Thời gian hoạt động tuyến phố đi bộ xung quanh Thành cổ Sơn Tây là từ 19h thứ Bảy đến 12h Chủ nhật hằng tuần. Điểm nhấn của tuyến phố đi bộ là chương trình văn hóa, văn nghệ được đầu tư bài bản, quy mô như biểu diễn văn nghệ, đua thuyền, câu cá, múa rối nước, ca nhạc đường phố, nhảy dân vũ; triển lãm tranh, ảnh, sách, báo, tạp chí; hoạt động vui chơi của thanh niên, các cháu thiếu nhi. Các tổ chức đoàn, hội, các câu lạc bộ nghệ thuật, các trường trung học phổ thông trên địa bàn sẽ là lực lượng tham gia thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Ngoài ra, thị xã Sơn Tây cũng tổ chức các dịch vụ ẩm thực, gian hàng lưu niệm, triển lãm ảnh, trưng bày cây cảnh, sản phẩm đặc trưng của vùng đất xứ Đoài… phục vụ nhu cầu mua sắm, thưởng thức của nhân dân địa phương và du khách.
Không chỉ tuyến đi bộ xung quanh Thành cổ Sơn Tây mà theo kế hoạch, trên địa bàn Hà Nội cũng sẽ có thêm nhiều khu phố đi bộ nữa. Cụ thể, khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh (quận Ba Đình) dự kiến hoạt động từ quý IV/2023. Bên cạnh đó, quận Ba Đình cũng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, chấp thuận việc tổ chức khu phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Một số tuyến phố đi bộ khác cũng đang được đề xuất là quanh hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng), hay tại khu đô thị mới Nam đường Vành đai 3 (quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì).
Theo đánh giá của các nhà quản lý, du khách quốc tế khi đến Hà Nội thường có nhu cầu khám phá các hoạt động dịch vụ, giải trí diễn ra vào ban đêm, do đó, việc mở rộng phố đi bộ cũng là một trong những giải pháp giúp du khách có thêm cơ hội trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, không chỉ sở hữu hệ thống dày đặc đình, đền, chùa có giá trị, Hà Nội cũng sở hữu các di sản phi vật thể được UNESCO vinh danh như ca trù, hay các loại hình nghệ thuật truyền thống. |
Trước tuyến phố đi bộ xung quanh Thành cổ Sơn Tây thì phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, không gian đi bộ khu Phố cổ Hà Nội (Hàng Đào - Đồng Xuân), phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ) cũng đã được mở. Sau nhiều năm hoạt động, nhiều tuyến phố đi bộ đã có chỗ đứng trong lòng người dân. Những dịp cuối tuần, con phố đi bộ không lúc nào ngớt bóng du khách, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng được tổ chức tại đây, góp phần tạo nên nét văn hóa mới, không gian mới cho cộng đồng và du khách khi đến Hà Nội. Nói về vai trò quan trọng của phố đi bộ, chị Phạm Thị Hồng (quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Tôi rất vui khi được biết Hà Nội sẽ có thêm nhiều phố đi bộ nữa. Những năm qua, phố đi bộ tại những không gian văn hóa, lịch sử đã góp phần nâng cao giá trị những nơi này để người dân địa phương cũng như du khách có thêm địa điểm vui chơi, khám phá... Điều đó góp phần thúc đẩy du lịch, dịch vụ phát triển, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân trong khu vực đó. Ngoài ra, việc có nhiều tuyến phố đi bộ cũng giúp tạo thói quen đi bộ cho người dân”.
Cần tạo điểm nhấn riêng
Tiến sĩ - Kiến trúc sư Tô Thị Toàn, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban quản lý Phố cổ Hà Nội cho rằng, việc tạo ra các không gian phố đi bộ sẽ giúp cho diện mạo đô thị Thủ đô tiếp tục được nâng lên ở một tầm cao mới, văn minh, hiện đại hơn. Có thể thấy, những năm qua, mô hình phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, không gian đi bộ khu Phố cổ Hà Nội đã rất thành công. Do vậy, theo Tiến sĩ Tô Thị Toàn, việc mở thêm các tuyến phố đi bộ ở các nơi khác để người dân có không gian sinh hoạt cộng đồng, giải trí, hưởng thụ và sáng tạo các hoạt động văn hóa - nghệ thuật là cần thiết, tuy nhiên cần phải quản lý cho phù hợp. “Tôi cho rằng, việc phát triển các không gian đi bộ là một chủ trương phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, là động lực góp phần phát triển kinh tế đêm. Tuy nhiên, từ chủ trương đến việc thực hiện cũng cần phải lưu ý đến các yếu tố khác nhau để đáp ứng nhu cầu của công chúng. Trong đó, cần lưu ý các vấn đề về an ninh, trật tự tại các không gian phố đi bộ này”, Tiến sĩ Tô Thị Toàn nói.
Không gian phố đi bộ Trịnh Công Sơn được sửa sang, mở cửa trở lại sau thời gian Covid-19 kéo dài. Ảnh: K.Tiến |
Theo Tiến sĩ Tô Thị Toàn, việc phát triển thành công không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm cũng không đảm bảo cho sự thành công khi mở các tuyến phố đi bộ khác. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý phải xây dựng mỗi phố đi bộ có một đặc trưng, giá trị riêng, từ đó mới tạo ra thế mạnh để có thể thu hút người dân, khách du lịch... Mục tiêu mở không gian đi bộ là thu hút du khách. Chỉ khi mô hình này trở nên hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch thì đó mới là sự thành công của phố đi bộ. “Theo tôi, phải có nhân lực, giải pháp phù hợp. Đặc biệt, tại những nơi bán hàng ăn, khu thương mại nhỏ… cần được quy hoạch lại. Cần có sự chọn lựa những đặc trưng riêng để thu hút khách du lịch. Ví dụ, ở nhiều nước, việc giao lưu văn hóa nghệ thuật, bán hàng hóa tại không gian phố đi bộ cũng có nhưng không ồ ạt như mình”, Tiến sĩ Tô Thị Toàn nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hà Đình Đức (một người dành nhiều năm nghiên cứu về Hà Nội) cho rằng, việc phát triển phố đi bộ, văn hóa đi bộ là xu hướng tốt nhưng cần tránh dàn trải. Nếu phố đi bộ được hình thành ngày càng nhiều, thực hiện vội vàng, không nghiên cứu kỹ lưỡng, đầu tư bài bản thì sẽ không thực sự đem lại lợi ích cho cộng đồng. Để khai thác hết tiềm năng của phố đi bộ trước hết cần chú trọng thiết kế đô thị, tạo được cảnh quan để người dân thưởng ngoạn. Việc ra đời các tuyến phố đi bộ chính là để kết nối nhiều không gian công cộng của một khu vực cũng như xâu chuỗi nhiều loại hình văn hóa cộng đồng với nhau. Đặc biệt, việc tổ chức thêm không gian đi bộ vào buổi tối sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực, trong đó, góp phần hiện thực hóa chủ trương phát triển du lịch và kinh tế của Chính phủ./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01