Để nhân viên y tế tuyến đầu không bị “sốc nhiệt”

(LĐTĐ) Những ngày qua, nắng nóng đỉnh điểm 37-40 độ C, nhưng các nhân viên y tế vẫn sẵn sàng “dầm mình” trong những bộ đồ bảo hộ suốt nhiều giờ liền, không quạt, hạn chế uống nước... để lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Đã có nhiều chiến sĩ áo trắng mệt lả, sốc nhiệt, ngất xỉu nhưng với một "tinh thần thép", họ không cho phép mình nghỉ ngơi và quyết không gục ngã. Trước thực tế trên, Bộ Y tế đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo sức khoẻ cho những chiến binh y tế tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Một mùa hè đặc biệt Tiếp sức y bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch

Lăn xả lấy mẫu xét nghiệm giữa “chảo lửa”

Hiện tại, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường, nhất là tại tâm dịch Bắc Giang. Tại đây, số ca mắc mới liên tục tăng nhanh, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Để đối phó với thực trạng lây nhiễm chéo tại các khu nhà trọ của công nhân, từ ngày 26/5 tới nay, Bắc Giang đã triển khai test kháng nguyên nhanh thay thế xét nghiệm Realtime RT-PCR nhằm sàng lọc nhanh những người có nguy cơ cao đã được triển khai một cách khẩn trương, quyết liệt tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là tại huyện Việt Yên.

Để nhân viên y tế tuyến đầu không bị “sốc nhiệt”
Nhân viên y tế “đi từng ngõ, gõ từng nhà” lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Bắc Giang dưới cái nóng 37-40 độ C

Đáng lo ngại, Bắc Giang vẫn tiếp tục chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm. Sự khốc liệt của thời tiết là thử thách rất lớn với những chiến sĩ áo trắng trong nhiều ngày qua ở các chiến tuyến lấy mẫu xét nghiệm, xét nghiệm, truy vết, điều trị. Từ “chảo lửa”, các đoạn clip, hình ảnh các y, bác sĩ, nhân viên y tế ở tâm dịch Bắc Giang kiệt sức, “đổ gục” tại chỗ vì phải mặc liên tục bộ đồ bảo hộ trong nhiều giờ giữa nắng nóng để lấy mẫu thử được chia sẻ trên mạng xã hội đã gây xúc động và thương cảm trong dư luận.

Theo chia sẻ của các nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Bắc Giang, thời tiết nắng nóng, oi bức càng khiến công việc của họ thêm vất vả. Đơn cử, là đơn vị chi viện cho Bắc Giang rất sớm, bác sĩ Hoàng Thị Hằng, giảng viên Khoa Xét nghiệm, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương cho biết, từ ngày 26/5 tới nay, đoàn đã triển khai nhiệm vụ tại nhiều địa điểm nóng tâm dịch thuộc địa bàn huyện Việt Yên.

Theo bác sĩ Hằng, mỗi ngày làm việc của đoàn Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương chia thành hai ca, kéo dài từ sáng sớm tới đêm muộn. Nếu lấy mẫu và test nhanh cùng lúc, thì đoàn có thể hoàn thành khoảng 10.000 mẫu/ngày. Trong trường hợp chỉ cần lấy mẫu rồi chuyển về Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh thực hiện việc test nhanh, thì lực lượng này có thể làm tới 20.000 mẫu/ngày. Đối với những trường hợp có kết quả dương tính sau test nhanh, đoàn sẽ tiếp tục triển khai việc xét nghiệm PCR để khẳng định lại. Công việc vất vả, tuy nhiên khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là thời tiết Bắc Giang những ngày này vô cùng nắng nóng, lực lượng y tế làm công tác lấy mẫu test nhanh mặc bộ đồ bảo hộ chỉ chịu đựng được khoảng 4-6 giờ đồng hồ.

Theo lịch trình ban đầu, đoàn sẽ hỗ trợ Bắc Giang trong ba ngày. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp, nên tất cả thành viên trong đoàn đồng lòng xác định, khi nào Bắc Giang hết dịch mới trở về. Theo lời bác sĩ Hằng tâm sự, có những hôm mọi người trở về nơi đóng quân, đồng hồ đã điểm gần 1 giờ sáng nhưng do quá mệt mỏi, nhiều thành viên không ăn nổi cơm, chỉ uống nước cho đỡ khát rồi tranh thủ ngủ 2-3 giờ trước khi tiếp tục công việc ngày mới.

Ngoài đoàn Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, trong đợt dịch lần này, tỉnh Quảng Ninh cũng cử 200 cán bộ là y, bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí chi viện cho Bắc Giang. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết mọi người trong đoàn có khi cũng nhớ nhà vì đã nửa tháng xa nhà. Tuy nhiên, đó chỉ là một thoáng cảm xúc còn đến hiện tại, tinh thần cả đội vẫn rất vững vàng và đầy quyết tâm.

Tại những điểm nóng cần phải truy vết rất nhanh, đoàn sẽ cắt cử khoảng 60 tới 100 người triển khai nhiệm vụ lấy mẫu test nhanh. Với năng lực sẵn có, năng suất tối đa mà lực lượng cán bộ được cử đi có thể làm được là khoảng 10.000 mẫu/ngày. Hiện tại, đoàn hỗ trợ cho huyện Việt Yên lấy 15.000 mẫu/ngày.

Bên cạnh những thuận lợi đó, bác sĩ Ngọc Điệp chia sẻ, khó khăn lớn nhất có lẽ chính là thời tiết quá nóng. “Thời điểm dập dịch ở Quảng Ninh là dịp Tết, thời tiết không khắc nghiệt nên khi đội ngũ y, bác sĩ mặc bộ phòng hộ cấp 4, cấp 6 cảm thấy rất vừa. Còn hiện tại, dưới cái nóng 37-38 độ tại Bắc Giang, mặc những bộ này thì quả là choáng, nhưng may chưa ngất”, bác sĩ Ngọc Điệp chia sẻ.

Giữa mùa hè nóng bức, khoác trên mình đồ bảo hộ kín mít và chỉ nhìn thấy nhau qua ánh mắt. Thế nhưng cái nắng cái nóng của Bắc Giang cũng không làm khó được tinh thần cả đội. “Hiện tại, đội bố trí thời gian triển khai công việc từ sáng sớm đến trưa nắng nóng sẽ nghỉ và chiều tối tiếp tục, có khi làm đến đêm. Các thành viên trong đoàn chi viện tỉnh Quảng Ninh đặt quyết tâm cao độ, khi nào Bắc Giang hết dịch mới trở về địa phương”, bác sĩ Ngọc Điệp chia sẻ.

Thử nghiệm thiết bị làm mát cho nhân viên y tế

Trước thực tế trên, làm sao để đảm bảo sức khỏe cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch Covid-19 luôn là vấn đề khiến các chuyên gia đầu ngành Y tế trăn trở. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, người đứng đầu Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại Bắc Giang cho hay, trong làn sóng dịch lần này, Bắc Giang là một trong những địa phương được Bộ Y tế và ngành y tế các tỉnh, thành chi viện lực lượng đông đảo nhất. Và trong cuộc chiến với dịch bệnh tại Bắc Giang, vấn đề khiến Bộ phận thường trực Bộ Y tế quan ngại và lo lắng, chỉ đạo là yêu cầu tất cả đoàn công tác phải đảm bảo sức khoẻ cho các nhân viên y tế.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, trong những ngày qua thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt đã ảnh hưởng rất lớn đến các nhân viên y tế, các em sinh viên làm việc trực tiếp ngoài cộng đồng. Bộ Y tế cũng đã có một số chỉ đạo, yêu cầu các đoàn công tác phải đảm bảo bồi dưỡng dinh dưỡng và một số loại nước uống sẵn sàng cho các em sử dụng để nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, đối với thời gian lấy mẫu tại cộng đồng, lãnh đạo Bộ Y tế cũng yêu cầu các đoàn bố trí từ sáng sớm cho đến 9 giờ và buổi chiều bắt đầu tiến hành từ 19 giờ đến 23 giờ. Bên cạnh đó, các điểm lấy mẫu cũng phải được bố trí râm mát, có thông khí và có quạt. Buổi tối phải có đầy đủ ánh sáng để phục vụ, tạo điều kiện cho công tác lấy mẫu xét nghiệm của các đoàn công tác.

Hiện nay, đã có chuyên gia ý kiến và đưa ra giải phápgiúp nhân viên y tế không cần thiết mặc bộ trang phục bảo hộ vì dễ gây sốc nhiệt, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết Bộ sẽ lưu ý và nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, thì những bộ bảo hộ vẫn là vũ khí bảo vệ cho nhân viên y tế khi tham gia lấy mẫu xét nghiệm. Quan điểm của Bộ Y tế, tiêu chí an toàn cho người đi lấy mẫu phải được đặt lên hàng đầu. Từ trước đến giờ, khi đi lấy mẫu, tất cả các nhân viên y tế khi tham gia lấy mẫu đều được trang bị bộ đồ bảo hộ, đảm bảo an toàn. Khi tiếp cận với người có nguy cơ cao nhiễm Covid-19, đặc biệt khi lấy mẫu và trong vùng lõi dịch Covid- 19 thì nhân viên y tế buộc phải trang bị bộ đồ bảo hộ.

Hiện Bộ Y tế đang giao các đơn vị liên quan nghiên cứu và cho thử nghiệm trang phục bảo hộ có khả năng hút khí từ bên ngoài vào giúp giảm nhiệt cơ thể cho nhân viên y tế, nếu thành công sẽ cho triển khai nhân rộng trong thời gian sớm nhất nhằm phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

“Bắt đầu từ ngày 1/6, Bộ Y tế sẽ triển khai một số thử nghiệm và có thể cung cấp một số lượng rộng rãi trang phục bảo hộ mới phục vụ công tác lấy mẫu, đặc biệt cho các nhân viên y tế làm tại các khu thu dung, điều trị cũng như tại các bộ phận hồi sức”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết thêm./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 đối với các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Dự lễ trao tặng có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

(LĐTĐ) Vàng giao dịch trong phạm vi hẹp trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thị trường cũng trông đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tuần.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

Tin khác

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

(LĐTĐ) Bệnh nhân nam N. V. T (56 tuổi, ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh) nhập Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

(LĐTĐ) Suốt hàng trăm năm qua, làng dệt Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn vang lên tiếng lách cách đặc trưng của khung dệt gỗ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Xem thêm
Phiên bản di động