Đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ đối với người lao động cách ly tại doanh nghiệp
Trong phiên thảo luận tổ tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ chín khóa XII (diễn ra từ 15-16/7), các đại biểu tham dự đã đóng góp ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng như: Dự thảo Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; Dự thảo Báo cáo kết quả hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021; Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; Tờ trình miễn đóng đoàn phí công đoàn…
Ông Đinh Quốc Toản - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội nêu ý kiến. |
Trao đổi về chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, ông Đinh Quốc Toản - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội nêu ý kiến: Hiện nay, có một nhóm đoàn viên, người lao động chưa thuộc đối tượng bao phủ của Quyết định 2606/QĐ-TLĐ ngày 19/5/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, từ ngày 27/4/2021.
Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định 2606/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn quy định đối tượng được hỗ trợ: Đoàn viên, người lao động (tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có đóng kinh phí công đoàn) là F1 phải cách ly y tế 21 ngày tại nơi cách ly tập trung theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, doanh nghiệp), không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch, mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng/người.
Tuy nhiên, ông Đinh Quốc Toản cho biết, trên thực tế, trường hợp khi doanh nghiệp có ca F0, phải dừng hoạt động để tiến hành truy vết, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm sẽ kéo theo việc công nhân lao động doanh nghiệp đó phải nghỉ việc, cách ly tại doanh nghiệp, thời gian cách lý có thể lên đến 14, 15 ngày, nhưng theo quy định của Quyết định 2606/QĐ-TLĐ, đối tượng này sẽ không được hưởng hỗ trợ.
Dẫn chứng cụ thể trên địa bàn Hà Nội, ông Định Quốc Toản cho biết: Mới đây, trong các Khu Công nghiệp và Chế xuất của thành phố Hà Nội có 3 doanh nghiệp phát hiện trường hợp F0, kéo theo gần 2.000 công nhân, lao động phải cách ly tại doanh nghiệp để phục vụ công tác tổ chức xét nghiệm, truy vết, khoanh vùng.
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội trao hỗ trợ tới công nhân lao động đang cách ly vì dịch Covid-19 tại doanh nghiệp. Ảnh: Lương Hằng |
Đơn cử như tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Linh kiện điện tử SEI đã phải thực hiện cách ly từ 5/7, đến ngày 9/7 bắt đầu xuất hiện hiện các trường hợp F0. Công ty tiến hành truy vết, tiến hành cách ly người lao động tại doanh nghiệp để đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời thuê địa điểm để giãn cách người lao động, nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định 2606/QĐ-TLĐ, người lao động chỉ được hưởng hỗ trợ khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp trên, tên thực tế, việc cách ly người lao động tại doanh nghiệp lại không có quyết định chính thức bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, nhóm đối tượng này chưa được hưởng hỗ trợ từ Quyết định 2606/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Như vậy, rất thiệt thòi cho người lao động.
Theo Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, khác với người thực hiện cách ly tại nhà hoặc cách ly tại khu cách ly tập trung có điều kiện sinh hoạt đảm bảo, đoàn viên, người lao động cách ly tại doanh nghiệp, dù đã được người sử dụng lao động quan tâm nhưng không thể đầy đủ, điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn. Người lao động được doanh nghiệp bố trí 3 bữa ăn, nhưng chưa thể đáp ứng các nhu cầu về chăn, màn, đồ dùng sinh hoạt cá nhân...
"Trong tình thế khẩn cấp, “chống dịch như chống giặc”, công nhân thiếu thốn, khó khăn nên Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đã kết nối với công đoàn cơ sở nắm bắt tình hình đoàn viên, người lao động và hỗ trợ nhu yếu phẩm mà người lao động cần để họ yên tâm cách ly tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần xem xét, bổ sung thêm đối tượng này vào nhóm được hưởng chính sách hỗ trợ", ông Đinh Quốc Toản đề nghị.
Liên quan đến chế độ này, ông Ngô Thế Anh - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn (Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa) cũng cho rằng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần nghiên cứu, có chính sách quan tâm đến đối tượng công nhân lao động nghỉ việc vì Covid-19, nhưng không có quyết định cách ly của cơ quan có thẩm quyền. Từ thực tế tại cơ sở, ông Ngô Thế Anh cho biết, hiện tại cơ sở vừa qua có gần 3.000 người trong trường hợp này, họ phải nghỉ để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Do đó, Tổng Liên đoàn cần xem xét, có sự hỗ trợ đối với đối tượng này, đồng thời cần sớm ưu tiên tiêm vắc xin phòng dịch cho công nhân lao động tại các Khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung đông công nhân lao động.
Ngày 19/5/2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ về việc chi hỗ trợ khẩn cấp trong đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ngày 27/4. Theo khoản 3, điều 1 của Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ quy định: Đoàn viên, người lao động (tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có đóng kinh phí công đoàn) là F1 phải cách ly y tế 21 ngày tại nơi cách ly tập trung theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, doanh nghiệp), không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch, mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng/người. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 18:31
Thêm 100 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội được khám sức khoẻ miễn phí
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 06:28
Thêm thỏa thuận hợp tác nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 01/11/2024 17:58
Tầm soát ung thư cho 400 nữ Công đoàn viên ngành Giao thông vận tải Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 31/10/2024 22:21
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Giao lưu, trực tuyến 30/10/2024 09:00
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 30/10/2024 08:48
Quận Hoàng Mai: Gỡ vướng cho đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, kinh phí Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 25/10/2024 22:07
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và LĐLĐ Thanh Oai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa
Vì lợi ích đoàn viên 24/10/2024 23:11
Phối hợp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động trên địa bàn quận Long Biên
Vì lợi ích đoàn viên 24/10/2024 22:01
Sơn Tây tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 22/10/2024 14:02