Để lừa đảo trực tuyến không còn “đất sống”

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia an ninh mạng, vấn nạn lừa đảo trực tuyến đã được cảnh báo rất nhiều song tình trạng này vẫn tiếp diễn. Nhiều vụ việc thiệt hại hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng. Người dân cần nâng cao cảnh giác trước khi click chuột hoặc không nhấn vào link lạ, tránh “sập bẫy” trước thủ đoạn mới và tinh vi của những kẻ lừa đảo trên không gian mạng.
Nhận biết và phòng chống các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến Cảnh giác với chiêu trò chuyển tiền để được nhận hàng hóa, tiền trúng thưởng
Để lừa đảo trực tuyến không còn “đất sống”
Người dân cần nâng cao cảnh giác trước khi click chuột hoặc không nhấn vào link lạ. Ảnh: Minh Phương

Nhiều người “sập bẫy”

Mặc dù cơ quan chức năng đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo khi tham gia tương tác trên môi trường số, tuy nhiên thời gian gần đây tiếp tục có các nạn nhân bị mắc bẫy. Với quảng cáo chỉ cần thực hiện những thao tác đơn giản mà cũng có thể kiếm ra tiền, nạn nhân vì nhẹ dạ, chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà dễ dàng dính bẫy lừa đảo.

Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội nhận được đơn trình báo của một nam thanh niên bị chiếm đoạt số tiền lên tới 10 tỷ đồng khi tham gia nhóm hẹn hò Câu lạc bộ “Mỹ nhân Love” trên Telegram. Nạn nhân được hướng dẫn nạp tiền để kích hoạt thẻ thành viên và nhận phần hoa hồng từ việc nạp tiền. Sau khi kích hoạt thẻ thành công, các đối tượng lấy lý do báo lỗi hệ thống, yêu cầu nạn nhân chuyển gần 40 lần với số tiền hơn 8 tỷ đồng. Do không rút được tiền, nạn nhân được giới thiệu lãnh đạo cấp trên của Câu lạc bộ hỗ trợ rút tiền trực tiếp tại ngân hàng. Tại đây, các đối tượng thông báo nộp 500 triệu đồng để được hợp thức hóa số tiền. Nạn nhân chuyển tiếp 320 triệu đồng, sau đó, tiếp tục được yêu cầu chuyển 590 triệu đồng để bảo mật nguồn tiền. Sau đó, các đối tượng thông báo nạn nhân sẽ rút được 82% tổng tiền đã nộp nhưng phải thanh toán phí bồi thường. Lúc này nạn nhân mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo. Tổng số tiền nam thanh niên này đã bị chiếm đoạt là hơn 10 tỷ đồng…

Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam đã tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022. Có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi hơn nên nạn nhân khó phát hiện. Các đối tượng lừa đảo cũng được tổ chức chuyên nghiệp, thành những nhóm tội phạm đặt trụ sở tại nước ngoài. Đặc biệt, các đối tượng này đang nhắm đến những nạn nhân như người già, trẻ em, người thu nhập thấp…

Giải pháp phòng ngừa

Theo thống kê từ Bộ Công an, Việt Nam đang có 77,93 triệu người sử dụng Internet (chiếm hơn 79% dân số), xếp thứ 12 trên thế giới. Tuy nhiên, dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số Việt Nam đang bị thu thập, chia sẻ trên mạng với với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Trong 2 năm qua, lực lượng chức năng đã khởi tố 5 vụ án hình sự, với hàng nghìn GB dữ liệu và chứa hàng tỷ thông tin cá nhân bị mua bán.

Tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tại Việt Nam diễn ra phổ biến, công khai và có hệ thống. Điều này có lẽ ai cũng có thể nhận thấy khi liên tục có những số lạ gọi điện thoại tới chào mua đủ loại dịch vụ sản phẩm khác nhau mà mình chưa hề từng biết tới. Thậm chí, nhiều dữ liệu về thông tin cá nhân bị rao bán bất hợp pháp trong thời gian dài, lặp đi lặp lại. Đây có lẽ là một trong những hậu quả của tình trạng lừa đảo trên mạng hiện nay.

Xuất phát từ việc tội phạm đã biết trước thông tin cá nhân của nạn nhân, các vụ lừa đảo qua điện thoại hoặc qua mạng Internet thường có một điểm chung là kẻ xấu luôn biết rõ tên tuổi và thông tin cá nhân của nạn nhân. Chỉ trong năm ngoái, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam đã ghi nhận hơn 12.900 trường hợp lừa đảo qua mạng, tăng gần gấp đôi so với năm 2021. Trong năm 2022, các cơ quan chức năng đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật (hơn 1.460 trang lừa đảo trực tuyến) và bảo vệ hơn 4,7 triệu người dân (tương ứng 6,7% người dùng Internet Việt Nam) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng…

Lý giải lý do vì sao lừa đảo trực tuyến tăng mạnh trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng, các đối tượng lừa đảo đã tận dụng được các tiện ích, công nghệ hiện đại để tạo ra những hệ thống lừa đảo tinh vi, hiệu quả, ngày càng giống thật, khiến người dùng khó nhận diện hơn. Ngoài ra, một phần nguyên nhân còn là do người dân vẫn chưa được cập nhật đầy đủ và sớm về các hình thức lừa đảo.

Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, Cục An toàn thông tin cho rằng, việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức nhằm trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội số một cách bền vững.

Là cán bộ đã có nhiều năm công tác trong lĩnh vực điều tra tội phạm, Thiếu tá Nguyễn Thế Hùng, Phó trưởng Công an phường Phương Mai, quận Đống Đa, cho biết, môi trường mạng đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ để các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo, do đó, người dùng cần đặc biệt nâng cao cảnh giác, trang bị những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình. Người dân nên cập nhật kiến thức thường xuyên về các phương thức thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới mà các loại tội phạm thực hiện. Cần lưu ý rằng, các cơ quan chức năng và nhà cung cấp dịch vụ không bao giờ gọi điện yêu cầu, hỗ trợ người dùng thực hiện các hướng dẫn trực tuyến trên mạng.

Để tránh “sập bẫy” của các đối tượng lừa đảo trực tuyến
trên không gian mạng, người dân lưu ý:

Tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn lạ hoặc không rõ nguồn gốc. Không đăng nhập tài khoản cá nhân vào những địa chỉ này; Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch; Các tổ chức, cá nhân có thể truy cập vào cổng thông tin khonggianmang.vn để tra cứu hoặc phản ánh tới cơ quan chức năng về những trường hợp nghi ngờ lừa đảo trực tuyến…

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Đối tượng tự xưng "đại đức Thích Tâm Phúc" bị truy tố về tội lừa đảo và sử dụng giấy tờ giả

Đối tượng tự xưng "đại đức Thích Tâm Phúc" bị truy tố về tội lừa đảo và sử dụng giấy tờ giả

(LĐTĐ) Đối tượng tự xưng Thích Tâm Phúc vừa bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Tiêu hủy 398 bình khí cười trị giá gần 400 triệu đồng tại Hà Nội

Tiêu hủy 398 bình khí cười trị giá gần 400 triệu đồng tại Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 11/7 vừa qua, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phát đi thông báo cho biết, đơn vị vừa phối hợp với lực lượng Công an Thành phố và Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp URENCO tiến hành tiêu hủy 398 bình khí N2O không rõ nguồn gốc xuất xứ thu giữ trên địa bàn thành phố.
Tăng chế tài xử lý hành vi tẩy “đát” sản phẩm

Tăng chế tài xử lý hành vi tẩy “đát” sản phẩm

(LĐTĐ) Chưa bao giờ thị trường mỹ phẩm, dầu gội đầu, kem đánh răng… tại thị trường Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung lại phong phú như hiện nay. Điều đáng nói, nhiều người tiêu dùng lại dễ dàng chấp nhận sử dụng và bỏ qua nguồn gốc xuất xứ, chất lượng vì “ham rẻ”. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các đối tượng kinh doanh bất chính “mọc lên như nấm”, bất chấp sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng.
Liên tiếp triệt phá nhiều vụ cá độ bóng đá tại khu vực phía Nam

Liên tiếp triệt phá nhiều vụ cá độ bóng đá tại khu vực phía Nam

(LĐTĐ) Giải vô địch bóng đá Châu Âu (Euro) 2024 đang đi đến trận đấu cuối cùng. Thế nhưng tình hình đánh bạc, cá độ “ăn theo” giải đấu này vẫn còn diễn biến phức tạp; khi chỉ trong thời gian ngắn, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Đồng Nai đã liên tiếp triệt phá nhiều vụ đánh bạc và cá độ bóng đá.
Đã bắt được đối tượng thứ 3 trong vụ cô gái bị bắn ở Long Biên

Đã bắt được đối tượng thứ 3 trong vụ cô gái bị bắn ở Long Biên

(LĐTĐ) Đối tượng Đinh Xuân Sáng là người nổ súng bắn đạn bi sắt làm nạn nhân tử vong, đã bị bắt giữ khi đang trên đường lẩn trốn tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. Hiện đối tượng đang được di lý về Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.
Hà Nội: Phát hiện hơn 20 tấn mỹ phẩm, kem đánh răng hết hạn sử dụng đang in, dập date mới

Hà Nội: Phát hiện hơn 20 tấn mỹ phẩm, kem đánh răng hết hạn sử dụng đang in, dập date mới

(LĐTĐ) Trên 50.000 sản phẩm là mỹ phẩm, kem đánh răng đã hết hạn sử dụng với tổng khối lượng trên 20 tấn hàng hoá, đang được tẩy date và in dập date mới đã bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 22, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Bắc Từ Liêm bắt quả tang và tạm giữ.
Bắt giữ 2 cán bộ văn phòng đăng ký đất đai vì liên quan đến đường dây cá độ bóng đá

Bắt giữ 2 cán bộ văn phòng đăng ký đất đai vì liên quan đến đường dây cá độ bóng đá

(LĐTĐ) Trần Văn Hưng và Trịnh Thế Vinh bị lực lượng công an bắt giữ để điều tra vì liên quan đến đường dây cá độ bóng đá mà Bộ Công an đang triệt phá.
TP.HCM: Thu hồi hàng chục tỷ đồng tiền tham nhũng

TP.HCM: Thu hồi hàng chục tỷ đồng tiền tham nhũng

(LĐTĐ) Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong 6 tháng đầu năm 2024 đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tích cực, được người dân hài lòng và đánh giá cao.
Quyết liệt đấu tranh với tội phạm ma túy

Quyết liệt đấu tranh với tội phạm ma túy

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình tội phạm về ma túy có nhiều diễn biến phức tạp. Để phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này, Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các địa phương chủ động, kịp thời phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý hiệu quả các vụ việc. Qua đó, góp phần phòng ngừa, kiềm chế sự gia tăng của ma tuý.
Tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi

Tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi

(LĐTĐ) Theo cơ quan Công an, tình hình tội phạm mua bán người diễn biến hết sức phức tạp trên khắp các tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Lào... Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng mua bán người cũng có những chuyển biến rất lớn và ngày càng tinh vi nhằm dụ dỗ các nạn nhân với các chiêu bài việc nhẹ, lương cao để lừa bán ra nước ngoài.
Xem thêm
Phiên bản di động