Để Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Với vị thế là “trái tim của cả nước”, trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Hà Nội là địa phương duy nhất trong cả nước có văn bản luật riêng, đó là Luật Thủ đô, với những cơ chế, chính sách đặc thù. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt cũng như mong muốn của Đảng, Nhà nước đối với công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô.
Kinh tế Hà Nội bứt phá những tháng cuối năm Sửa Luật Thủ đô: Tạo tiền đề đưa Hà Nội phát triển thành trung tâm kinh tế năng động

Sửa Luật Thủ đô - Nhiệm vụ cấp bách

10 năm trước, Luật Thủ đô được ban hành với mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại, an ninh, an toàn, tiêu biểu cho cả nước, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng. Luật đã quy định những chính sách mới có tính đặc thù, những tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định nghiêm ngặt hơn nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của Thủ đô trong thời gian trước đây và cả hiện nay như: vấn đề quy hoạch, chỉnh trang đô thị, đô thị hóa, phát triển nhà ở, phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trước sức ép di dân cơ học tăng nhanh dẫn đến ùn tắc giao thông, quá tải về hạ tầng, ô nhiễm môi trường…

Để Hà Nội bứt phá
Một góc Hồ Gươm. Ảnh: Nguyễn Công

Tuy nhiên, qua 9 năm thi hành Luật cho thấy, việc thực hiện các mục tiêu mà Luật Thủ đô hướng đến còn nhiều khó khăn, thách thức. Các cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô chưa phát huy được hiệu quả, tác động khá khiêm tốn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Nhiều vấn đề phát triển của Thủ đô còn chưa thực sự được giải quyết bằng quy định của Luật Thủ đô và những bất cập, vướng mắc về thể chế nói chung đang làm chậm tiến trình phát triển, xây dựng Thủ đô.

Đại biểu Quốc hội đoàn thành phố Hà Nội - PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhìn nhận, từ khi ban hành Luật Thủ đô năm 2012 đến nay, thực tiễn cuộc sống đã có quá nhiều sự thay đổi. Chính vì thế, cần sửa đổi, ban hành Luật Thủ đô để tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển tương xứng với vị thế và tiềm lực vốn có.

Góp ý kiến xây dựng Luật Thủ đô, PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nhìn nhận, trong suốt chiều dài lịch sử, từ khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Tràng An - Ninh Bình ra Thăng Long - đất Rồng bay đến hôm nay, Thủ đô Hà Nội luôn có lợi thế hơn hẳn các địa phương khác về nguồn nhân lực có chất lượng. Tuy vậy, lợi thế đó cũng chưa đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp và hiện đại hoá Thủ đô. Do đó, phải có chính sách ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo nâng cao năng lực cho công dân Thủ đô, và cùng với đó là chính sách thu hút sử dụng nhân tài từ các cơ quan Trung ương và các địa phương cả nước.

Là một người con của Hà Nội, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, GS.TSKH Đặng Hùng Võ mong muốn Luật Thủ đô sớm được sửa đổi và đưa ra được chính sách đặc thù, tạo cơ sở để Hà Nội khai thác được vốn hóa đất đai hiệu quả nhất, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội...

Đúng như góc nhìn của các chuyên gia, nhà khoa học, công cuộc xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” đang đặt ra những yêu cầu mới cao hơn và để đạt mục tiêu này, Hà Nội cần có cơ chế pháp lý mới. Đó phải là những chính sách đặc thù, vượt trội, thật sự khả thi, giúp cho Thủ đô khơi dậy và phát huy được tiềm năng, thế mạnh riêng có của mình. Và việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô cùng các văn bản quy định chi tiết đang được đặt ra một cách cấp bách. Đây cũng là nhiệm vụ được nêu rõ trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

"Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"

Với kinh nghiệm có được từ thi hành Luật Thủ đô năm 2012, từ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, căn cứ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Thành phố nỗ lực phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện.

Các chính sách đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật hướng tới tạo cơ chế để hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản lý Thủ đô trong giai đoạn mới. Tăng cường phân quyền, phân cấp cho Thành phố nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; có cơ chế kiểm soát quyền lực, thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Các cơ chế, chính sách mới phải có tính chất đặc thù, vượt trội về mặt thể chế, phù hợp với vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, phù hợp điều kiện thực tiễn và mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” để hướng đến 4 định hướng trụ cột lớn: Chính quyền đô thị; cơ chế tài chính ngân sách và thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển Thủ đô và Vùng Thủ đô; phát triển đô thị - nông thôn; phát triển văn hóa - xã hội và khoa học - công nghệ...

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố cho biết, 9 chính sách được đề xuất sửa đổi, bổ sung vào Luật là những nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô trong giai đoạn mới...

Đặt tạm sang một bên những thách thức vẫn còn, cùng với cả nước, Hà Nội đang đón Xuân mới với sự khởi sắc của kinh tế xã hội sau thời gian dài đại dịch, với tình cảm, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước từ tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị. Chắc chắn rằng, khi có thêm “tấm áo pháp lý” mới - Luật Thủ đô sửa đổi dự kiến được ban hành trong năm 2023, sẽ tạo thể chế phù hợp để Hà Nội bứt phá, sớm đạt mục tiêu xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Để triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, thực hiện tốt vai trò hạt nhân Vùng Thủ đô điều kiện cần là phải đẩy nhanh việc sửa đổi Luật Thủ đô, tạo cơ sở pháp lý, nền tảng để Hà Nội phát triển xứng tầm khu vực và thế giới.
Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,8%

Hà Nội: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,8%

(LĐTĐ) Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) của thành phố Hà Nội có sự chuyển biến, đạt 99,8% (tăng 0,24% so với năm 2023).
EVNNPC: Tổng sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm tăng 14,68%

EVNNPC: Tổng sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm tăng 14,68%

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, EVNNPC đã đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tổng sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng Công ty đạt 47,654 tỷ kWh, tăng 14,68% so với cùng kỳ năm trước.
Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” nhằm hạn chế lừa đảo trực tuyến

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” nhằm hạn chế lừa đảo trực tuyến

(LĐTĐ) Nhằm chia sẻ tới cộng đồng người dùng mạng xã hội các hình thức phòng tránh lừa đảo trực tuyến hữu ích, Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền Thông) và Tập đoàn Meta phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2024.
Từ ngày 1/8/2024, sổ đỏ đã cấp cho hộ gia đình, sẽ xử lý thế nào?

Từ ngày 1/8/2024, sổ đỏ đã cấp cho hộ gia đình, sẽ xử lý thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, sổ đỏ không còn được cấp cho hộ gia đình theo Luật Đất đai mới. Hộ gia đình đã cấp sổ đỏ trước đó có thể đổi sang giấy chứng nhận cá nhân hoặc nhóm người sử dụng đất. Việc phân chia quyền sử dụng đất sẽ do các thành viên tự thỏa thuận và xác định.
1 học sinh Hà Nội là đồng thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

1 học sinh Hà Nội là đồng thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Cùng đạt 57,85/60 điểm, hai học sinh, trong đó có 1 học sinh của Hà Nội đã trở thành thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Hà Nội: Đo hiệu quả cải cách hành chính theo phương châm “5 dễ”

Hà Nội: Đo hiệu quả cải cách hành chính theo phương châm “5 dễ”

(LĐTĐ) Năm 2024, thành phố Hà Nội tiếp tục xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá hiệu quả theo phương châm 5 dễ “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ đánh giá, dễ kiểm tra, giám sát”.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…

Tin khác

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi giúp người dân có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tập trung triển khai việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng. Trong đó, có chương trình tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà cho các đối tượng chính sách...
Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

(LĐTĐ) Ghi nhận hành động dũng cảm của 4 thanh niên đã cứu người trong vụ cháy tại số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy xảy ra gần đây, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã Quyết định trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các thanh niên.
Phát triển Thủ đô từ văn hóa

Phát triển Thủ đô từ văn hóa

(LĐTĐ) Trong chiến lược phát triển, thành phố Hà Nội hướng đến tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa, tạo động lực, nền tảng quan trọng phát triển Thủ đô.
Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Xem thêm
Phiên bản di động