Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia
Khánh Hòa: Bảo tàng Trường Sa là công trình văn hóa, lịch sử, tâm linh Những điểm cần lưu ý về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp của Luật Thủ đô 2024 |
Sáng 5/8, phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, theo đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, từ đầu năm đến nay, các cấp, ngành, địa phương đã nắm chắc tình hình, xử lý linh hoạt, kịp thời, hiệu quả những vấn đề phát sinh trong ngắn hạn, bảo đảm hài hòa với các nhiệm vụ, giải pháp trong trung và dài hạn.
Trong tháng 7, Thủ tướng cũng ban hành nhiều công điện, văn bản chỉ đạo về thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tổ chức các hội nghị toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công, đôn đốc tiến độ công trình hạ tầng trọng điểm, đường dây 500kV mạch 3…
Kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong cả 3 khu vực. Khu vực nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định. Khu vực công nghiệp phục hồi tốt, tháng 7 tăng 0,7% so với tháng 6 và tăng 11,2% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng tăng 8,5%. Có 60/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng so với cùng kỳ, trong khi có 3 địa phương giảm. Đặc biệt, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 7/2024 đạt 54,7 điểm - cao nhất kể từ tháng 11/2018 với sản lượng, đơn hàng mới tăng mạnh.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 4,12%, tăng 0,04% so với tháng 6 (lạm phát cơ bản tăng 2,73%, tăng 0,02% so với tháng 6) trong bối cảnh tăng lương cơ bản. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo đạt 5,18 triệu tấn, kim ngạch gần 3,3 tỷ USD, tăng lần lượt 5,8% và 25,1% so với cùng kỳ); thị trường lao động phục hồi tốt, cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7. (Ảnh: VGP) |
Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán. Xuất khẩu tháng 7 tăng 6,7% so với tháng 6 và 19,1% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng tăng 15,7% (khu vực trong nước tăng 21,1%, cao hơn khu vực FDI tăng 13,8%); nhập khẩu tăng 18,5%; xuất siêu 14,08 tỷ USD.
Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực. Tháng 7 có 14.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 7,3% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng có 139.500 doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường, tăng 5,9% so với cùng kỳ (cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường).
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, cảm ơn, biểu dương, đánh giá cao các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã nỗ lực, cố gắng, các cơ quan trong hệ thống chính trị đã phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả, góp phần vào những thành tựu chung của cả nước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thủ tướng chỉ rõ tình hình kinh tế - xã hội còn những khó khăn, thách thức. Trong đó, sức ép lạm phát còn cao, nhất là do giá dầu thô, lương thực biến động mạnh; tình hình thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản thế giới còn nhiều rủi ro; dự báo tăng trưởng, thương mại, đầu tư toàn cầu mặc dù có xu hướng phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình hình sản xuất kinh doanh trong một số lĩnh vực còn khó khăn. Tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn. Thị trường bất động sản bước đầu ổn định, nhưng khó khăn, vướng mắc còn chậm được giải quyết….
Đời sống một bộ phận người dân khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Thiệt hại do thiên tai 7 tháng là 2.123 tỷ đồng, gấp hơn 2,3 lần cùng kỳ năm 2023. Tình hình tội phạm, nhất là tội phạm mạng còn diễn biến phức tạp; xảy ra một số vụ tai nạn lao động, cháy nổ nghiêm trọng…
Thời gian tới, Thủ tướng dự báo bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Quán triệt nhiều nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; phân công "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời hạn, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả", tăng cường giám sát, kiểm tra, triển khai thi đua khen thưởng, xử lý vi phạm kịp thời.
Để thúc đẩy tăng trưởng, theo Thủ tướng, cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Thủ tướng lưu ý Ngân hàng Nhà nước tập trung giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối; tăng tiếp cận vốn tín dụng, tập trung cho lĩnh vực ưu tiên, phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15%; tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP) |
Về chính sách tài khóa, Bộ Tài chính phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, quyết liệt triển khai chuyển đổi số, áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thu; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, đánh giá tác động, có lộ trình điều chỉnh giá phù hợp các dịch vụ do Nhà nước quản lý (giáo dục, y tế). "Kiên quyết không để thiếu, bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng trong mọi tình huống", Thủ tướng quán triệt.
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý chi đầu tư ngân sách Trung ương tập trung cho các công trình quan trọng, trọng điểm quốc gia, công trình có tính liên vùng, kết nối quốc tế. Dứt khoát không bố trí dàn trải.
Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia (nhất là dự án 500 KV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, tổ chức khánh thành trong dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9); hệ thống đường bộ cao tốc (phấn đấu đến năm 2025 đưa vào khai thác khoảng 3.000 km).
Khẩn trương phân bổ 26.500 tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiên quyết điều chuyển vốn sang các nhiệm vụ, dự án giải ngân nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn trước 15/8/2024.
Một nhiệm vụ khác được Thủ tướng nhắc đến là tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; thúc đẩy đầu tư tư nhân và tăng cường hợp tác công tư, thu hút FDI có chọn lọc.
Cùng với đó, Thủ tướng lưu ý cần có cơ chế, chính sách hiệu quả thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (nhất là về thể chế, cơ chế, chính sách; phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực giá trị gia tăng, công nghệ như chip bán dẫn, AI…).
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách tạo đột phá trong các lĩnh vực này; nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chip bán dẫn, AI...
Bên cạnh định hướng cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài; chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh vận động, ủng hộ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bộ Y tế tập trung xử lý các vấn đề, đưa các hoạt động các dự án Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị tốt cho năm học mới, không tăng giá sách giáo khoa trong lúc này; bảo đảm vệ sinh, an toàn học đường; phòng chống đuối nước ở trẻ em. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường nắm tình hình; chủ động các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu lao động, nhất là ở các khu công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Bắc Từ Liêm: Khẩn trương di dời các hộ dân ở vùng có nguy cơ ngập úng tới nơi an toàn
LĐLĐ quận Tây Hồ trao quà tới người lao động tham gia khắc phục sự cố sau bão số 3
Trao tặng kinh phí xây dựng Mái ấm Công đoàn, giúp đoàn viên yên tâm trong mùa mưa bão
Cảnh sát giao thông Hà Nội cứu hộ tàu đắm trên sông Hồng
Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Đuống
Hà Nội: Thanh tra giao thông huy động phương tiện đưa người dân qua các điểm úng ngập sâu
Quận Tây Hồ hỗ trợ người dân phường Ngọc Thụy ở bãi giữa sông Hồng vào bờ an toàn
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình mưa lũ, chỉ đạo công tác cứu hộ ở Bắc Giang
Tin mới 10/09/2024 12:26
Hà Nội: Giao thông nhiều tuyến đường ùn tắc vì mưa lớn
Tin mới 10/09/2024 10:34
Người dân xã Hương Sơn hỗ trợ thuyền cho vùng lũ Thái Nguyên
Tin mới 10/09/2024 08:20
Thủ tướng yêu cầu cấp lương thực cho dân bị cô lập bởi bão số 3 nhanh nhất có thể
Tin mới 10/09/2024 08:03
Sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra do đâu?
Tin mới 10/09/2024 06:25
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện
Tin mới 09/09/2024 22:01
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3
Tin mới 09/09/2024 20:54
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão số 3
Tin mới 09/09/2024 20:51
Sửa 7 Luật thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách để gỡ vướng cho sản xuất, kinh doanh
Tin mới 09/09/2024 19:41
Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3
Tin mới 09/09/2024 19:31