Đẩy mạnh cải thiện chất lượng không khí
Hà Nội: Thực hiện đo kiểm khí thải xe máy cũ nhằm cải thiện chất lượng không khí Cải thiện chất lượng không khí: Giải quyết tận gốc từng "căn nguyên" |
Bụi mịn - sát thủ vô hình
Mới đây, Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng phối hợp cùng Trường Đại học Y tế công cộng, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố những dữ liệu mới nhất về tác động của ô nhiễm bụi mịn PM2.5 (loại bụi có kích thước nhỏ hơn sợi tóc người 30 lần và khả năng chui sâu vào hệ hô hấp cũng như máu của con người, gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe) tại Hội thảo trực tuyến chia sẻ báo cáo “Kết quả nghiên cứu tác động ô nhiễm không khí do bụi mịn PM2.5 lên sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội năm 2019”.
Tình trạng không khí bị ô nhiễm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho môi trường, tác động xấu đến sức khỏe người dân (Ảnh minh họa) |
Chia sẻ tại buổi Hội thảo, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhật Thanh, thành viên nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng số liệu do địa phương cung cấp để đánh giá gánh nặng bệnh tật do tác động của ô nhiễm bụi mịn PM2.5 đến sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội. Theo báo cáo này, nồng độ bụi mịn PM2.5 trên toàn thành phố Hà Nội vượt ngưỡng quy chuẩn quốc gia. Trong đó, tại các quận nội thành Hà Nội gồm: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao nhất. Đây là những khu vực tập trung đông dân cư, có mật độ dân số và giao thông cao, nhiều hoạt động kinh tế xã hội. Các huyện ngoại thành có nồng độ bụi mịn PM2.5 thấp hơn.
Liên quan đến vấn đề sức khỏe, Tiến sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung, thành viên nhóm nghiên cứu đến từ Trường đại học Y tế công cộng cũng chỉ ra, gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong và nhập viện do phơi nhiễm với bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội năm 2019 là đáng kể. Số ca tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi mịn PM2.5 là 2.855 ca, tương đương khoảng 35,5 ca tử vong sớm trên 100.000 dân. Theo đó, tổng số năm sống bị giảm của người dân Hà Nội do những bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí là gần 80.000 năm. Kỳ vọng sống bị giảm đi do phơi nhiễm với bụi PM2.5 là 908 ngày, tức là 2,49 năm tuổi.
Theo báo cáo, với sự gia tăng nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội, trung bình mỗi năm có thêm khoảng 1.062 ca nhập viện do bệnh tim mạch, và khoảng 2.969 ca nhập viện do bệnh hô hấp, lần lượt tương đương với 1,2% và 2,4% tổng số ca nhập viện do hai nhóm bệnh này ở người dân Hà Nội.
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung, bên cạnh thực trạng về gánh nặng bệnh tật, báo cáo cũng nêu rõ những lợi ích sức khỏe nếu nồng độ bụi mịn PM2.5 trên địa bàn Hà Nội năm 2019 nếu được kiểm soát. Cụ thể, nếu nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình năm 2019 tại Hà Nội được kiểm soát ở mức 25 µg/m3 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh), số ca tử sớm do ô nhiễm đã tránh được là 2.575 ca. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, những kết quả này có thể thấp hơn nhiều so với mức tác động “thực tế” do sự thiếu hụt dữ liệu. Số liệu về số ca tử vong chỉ phản ánh được khoảng 80% số ca tử vong tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng giả định giá trị nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình năm thấp nhất của Hà Nội tại một vùng lý tưởng là 22,9µg/m3, cao hơn mức khuyến cáo của WHO cho an toàn sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, kết quả lập bản đồ bụi mịn PM2.5 chịu ảnh hưởng của sai số đối với số liệu từ các trạm quan trắc không khí tại Hà Nội.
Báo cáo kết quả nghiên cứu này nhằm củng cố các bằng chứng khoa học cho thấy tác động của ô nhiễm bụi mịn đến sức khỏe cộng đồng. Từ đó nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về quản lý và cải thiện chất lượng không khí tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Các hoạt động đánh giá chất lượng không khí cần được mở rộng, đồng thời các chính sách nhằm cải thiện chất lượng không khí cũng cần được hoạch định và triển khai kịp thời.
Trách nhiệm của cả cộng đồng
Những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã và đang là vấn đề nan giải đối với nhiều thành phố lớn trên thế giới. Hà Nội là thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số đông, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp nhu cầu phát triển nên tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm không khí nói riêng luôn là vấn đề “nóng”.
Để giảm thiểu ô nhiễm không khí, đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, trong những năm qua Thành phố đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện chất lượng không khí. Cụ thể là 3 năm qua, Hà Nội đã ban hành các giải pháp như Chỉ thị 19 và 2 Chỉ thị 15 liên quan đến rơm rạ và bếp than tổ ong và đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Khả quan nhất là đã thu hút được sự tham gia của các nhà khoa học cũng như từ phía cộng đồng.
Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng dựa trên số liệu từ hệ thống quan trắc tự động, nồng độ PM2.5 những năm gần đây ngày càng vượt mức quy chuẩn cho phép, cho thấy thực trạng ô nhiễm đáng báo động. Hiện nay, nhận thức của người dân về ô nhiễm không khí cũng tốt hơn. Những thông tin tuyên truyền, hoạt động chống ô nhiễm không khí cũng được nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ rằng mọi người cũng đã quan tâm đến vấn đề không khí. |
Vì vậy, đến nay số lượng than tổ ong trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giảm trên 90%, đồng thời hiện tượng đốt rơm rạ cũng đã giảm so với các năm gần đây trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, hiện tượng đốt rác thải sinh hoạt vẫn đang diễn ra, vì vậy Sở sẽ tập trung nhiều hơn vào vấn đề này. Hiện nay thành phố Hà Nội đã đưa ra chỉ thị cho Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan tổ chức liên quan để mở rộng nghiên cứu về ô nhiễm, không chỉ đối với bụi PM2.5. Từ đó thành phố Hà Nội có đầy đủ cơ sở, nền tảng để đánh giá được thiệt hại sức khỏe, kinh tế của ô nhiễm không khí. Qua đó, Hà Nội có thể đưa ra được những chính sách hiệu quả và khả thi.
Theo các chuyên gia, để giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí tại Hà Nội, trước hết là các cấp ủy, chính quyền cùng các cơ quan chức năng phải thực hiện nghiêm túc các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố. Trong đó tập trung ngăn chặn tình trạng đốt rơm, rác thải đang diễn ra; xử lý nghiêm các công trường xây dựng, các phương tiện giao thông chở vật liệu gây rơi vãi nhằm hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí…
Về lâu dài, để có một thành phố “xanh”, Hà Nội rất cần một chiến lược phát triển và sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và cơ chế, chính sách đầu tư cho lĩnh vực năng lượng tái tạo... Điều quan trọng nhất là các ngành, các cấp cần nâng cao sự hiểu biết cũng như trách nhiệm của người dân đối với việc giảm thiểu ô nhiễm không khí. Mỗi người dân hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ trong đời sống thường nhật để thay đổi các thói quen, như thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng; trồng thêm cây xanh, tạo dựng không gian xanh trong gia đình để điều hòa không khí; không đốt rơm, rác, phế thải…
Chất lượng môi trường nói chung và không khí nói riêng phụ thuộc vào chính ý thức của con người. Do vậy, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, người dân Hà Nội cần ý thức hơn trong mỗi hành động, mỗi việc làm... để từ đó góp phần tạo chuyển biến căn bản về chất lượng không khí, nâng cao chất lượng sống./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Tin khác
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 21:06