Đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng nội địa: 3 trụ cột lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2022

(LĐTĐ) Trước thềm năm mới Nhâm Dần 2022, chúng ta lại đau đáu cho sự phát triển của một năm với kế hoạch mới còn nhiều khó khăn và đầy những hi vọng. Trải qua 2 năm đại dịch, Nhà nước, doanh nghiệp và người dân Việt Nam đều có những khó khăn nhất định. Những kết quả đã đạt được trong năm 2021 mặc dù chưa trọn vẹn, tuy nhiên, chúng ta vẫn ấp ủ những niềm hi vọng về sự phát triển trong năm tới sẽ có nhiều khởi sắc hơn, mạnh mẽ quyết liệt hơn.
Trái cây xuất khẩu quay đầu về Thủ đô, giờ ra sao? Nhiều quy định mới về xuất khẩu lao động sắp có hiệu lực Thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang thị trường nước ngoài

Mới bước vào tháng đầu của năm kế hoạch 2022, con đường thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vẫn còn ở phía trước. Điều quan trọng là, chúng ta tìm ra những trụ cột chính cho sự phát triển kinh tế của tương lai. Mỗi một chuyên gia, mỗi nhà quản lý, nhà khoa học đều có những ý kiến riêng của mình về những trụ cột này. Riêng tôi mạnh dạn chọn ra 3 trụ cột chính của sự phát triển đó là: Đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng nội địa: 3 trụ cột lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2022
Việt Nam là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu lớn ở khu vực và thế giới

Trước hết nói về đầu tư, Việt Nam có nhu cầu rất lớn về đầu tư để phát triển, khi thu hút hiệu quả được vốn đầu tư trong và ngoài nước sẽ tạo nên các nhà máy sản xuất hàng hóa, các trang trại nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi phát triển. Ở Việt Nam sẽ có thêm nhiều con đường, sân bay, bến cảng, đó là những cú huých mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Từ những kế quả của đầu tư, sẽ tạo nên nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tất nhiên cần phải nhớ rằng, chúng ta không thể thu hút đầu tư bằng mọi giá. Cần kêu gọi đầu tư có chọn lọc bao gồm các nhà máy, trang trại, nông nghiệp áp dụng công nghệ 4.0, phát triển sản xuất theo hướng kinh tế xanh, tuần hoàn, không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm làm ra có đủ năng lực cạnh tranh ở thị trường nội địa và xuất khẩu, phấn đấu trong 10 - 15 năm tới Việt Nam sớm trở thành một trung tâm sản xuất công nghiệp của khu vực và thế giới.

Trụ cột thứ 2 chính là lĩnh vực xuất khẩu. Năm 2021 đạt mức xuất nhập khẩu 668 tỉ USD, trong đó xuất khẩu chiếm 336 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2020. Mặc dù xuất khẩu trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn vì chống dịch. Nhưng, Việt Nam vẫn là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu lớn ở khu vực và thế giới. Vậy xuất khẩu Việt Nam muốn phát triển hơn nữa thì cần làm gì ?

Trước hết chúng ta phải nghiêm túc đánh giá xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều tồn tại phải khắc phục như, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công, giá trị đem lại cho đất nước còn khiêm tốn, 70% kim ngạch xuất khẩu là của doanh nghiệp FDI, nguyên nhiên vật liệu để sản xuất phụ thuộc hầu hết vào một số nước, chi phí sản xuất, xuất khẩu còn cao, thị trường xuất khẩu chưa ổn định và vững chắc, có nhóm hàng chúng ta quá phụ thuộc vào 1-2 quốc gia nhập khẩu. Sự sáng tạo, đổi mới, tự lực tự cường trong sản xuất xuất khẩu còn ít.

Ngoài ra, hàng hóa của Việt Nam sản xuất chưa có hệ thống phân phối chính thức tại các nước. Nhiều mặt hàng sản xuất xong, khi đi ra khỏi biên giới đã mang mác nhãn hàng hóa của nước ngoài. Chính vì vậy chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực này như, giảm bớt nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu, chủ động trong sáng tạo và thiết kế sản phẩm, giảm bớt tỉ trọng gia công trong hàng xuất khẩu. Muốn xuất khẩu hiệu quả thì phải tạo niềm tin lâu dài cho nước nhập khẩu, làm ăn trách nhiệm, nghiêm túc, trung thực với các bạn hàng trên thế giới. Một chuyên gia đã khuyên rằng: “Hàng hóa Việt Nam muốn xuất khẩu được thì người tiêu dùng Việt Nam phải thực sự yêu hàng của mình trước”.

Về trụ cột thứ 3 đó là tiêu dùng nội địa, mọi người đều biết sản xuất ra của cải cho xã hội, nhưng không giải bài toán đầu ra, mà cụ thể đó là bài toán tiêu dùng nội địa, thì hiệu quả sẽ không cao, thậm chí hàng hóa bị mất giá, ứ đọng,... Nhiều năm nay, câu chuyên được mùa mất giá của các sản phẩm nông nghiệp vẫn còn đó chưa được khắc phục. Người nông dân chưa làm chủ ruộng đất của mình về mọi phương diện, chưa sống khỏe trên đồng ruộng của mình. Và họ chưa được hưởng lợi nhuận tương xứng với công sức bỏ ra.

Đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng nội địa: 3 trụ cột lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2022
Tiêu dùng nội địa là một trong 3 trụ cột lớn cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong năm 2022

Các nước trên thế giới đều đánh giá tiềm năng ở thị trường nội địa Việt Nam là rất lớn, tông mức tiêu dùng cuối cùng của toàn dân chiếm tới 65 – 70% GDP, thị trường nội địa có sức hút với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Câu hỏi đặt ra tại sao Việt Nam vẫn còn những lạc hậu và trì trệ không đáng có ở lĩnh vực tiêu dùng nội địa. Chúng ta có thể kể ra một số nguyên nhân chính sau đây: Trước hết vấn đề lớn nhất cần quan tâm đó là mua bán hàng hóa ở Việt Nam ít được công khai minh bạch, hình thức mua đứt bán đoạn qua nhiều trung gian là chủ yếu, hầu hết người bán buôn hàng hóa không ai chịu trách nhiệm đến cùng về trách nhiệm, về giá cả và chất lượng hàng hóa của mình. Còn có hiện tượng thao túng ép giá mua, giá bán của một số thương lái và một số nhà bán lẻ hiện đại có thế mạnh hiện nay. Từ đó, dẫn tới thua thiệt cho người sản xuất ra của cải vật chất xã hội, đặc biệt là người nông dân Việt Nam.

Ngoài ra, dư luận còn thấy thiếu vắng sự can thiệp hợp lý của Bộ Công thương, Hiệp hội ngành bán lẻ, các Sở Công thương, Cục quản lý cạnh tranh bảo vệ người tiêu dùng về những tồn tại đã nêu ở trên. Họ cho rằng, tất cả việc mua bán bất bình đẳng trên thị trường hiện nay là phải chấp nhận do kinh tế Việt Nam đã theo cơ chế thị trường… Những vấn đề ở trên nêu ra cho thấy, hệ thống phân phối tiêu dùng ở Việt Nam còn yếu kém cả về nhận thức và hành động. Hàng hóa những năm gần đây dù đã sản xuất chất lượng hơn và dồi dào hơn, nhưng chiếc “nút cổ chai phân phối” còn bị ách tắc vì nhiều lý do cả chủ quan và khách quan. Có lẽ trong thời gian sắp tới, cần một cuộc đổi mới mạnh mẽ trong hệ thống nội thương ở Việt Nam sao cho hàng hóa, nhất là hàng hóa Việt được đứng chân đàng hoàng ở các kệ siêu thị, các chợ, các cửa hàng tạp hóa.

Cùng đó, các kênh phân phối phải mở rộng cửa để đón hàng Việt, chúng ta kiên quyết làm chủ mạng lưới phân phối trên sân nhà bởi, mất phân phối là mất cả sản xuất. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “Lợi nhuận hài hòa, rủi ro chia sẻ”. Điều này rất phù hợp với tính nhân văn, chia sẻ của cộng đồng trong chuỗi sản xuất, lưu thông và tiêu dùng xã hội đang được đề cao tôn vinh. Nếu cần thiết, phải đề nghị luật hóa việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị quan trọng của đất nước trong một vài năm tới, để khắc phục những tình trạng bất hợp lý kéo dài đã nêu ở trên.

Đi đôi với việc tổ chức lại hệ thống phân phối, cần phải kiểm tra xử lý một cách thường xuyên, hiệu quả những tổ chức cá nhân buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh nhập khẩu hàng giả làm thiệt hại cho sản xuất trong nước và người tiêu dùng. Kỷ luật sản xuất lưu thông phải đủ sức răn đe với những vi phạm, tôn vinh những thương hiệu sản xuất bán lẻ làm ăn chân chính, tử tế, có trách nhiệm với thị trường. Nêu lên 3 trụ cột chính trên đây để cho thấy, cần phải đẩy mạnh phát triển và tăng cường các trụ cột trên, cùng với sự phát triển đồng bộ các lĩnh vực khác của nền kinh tế như giao thông vận tải, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ,…

Phát triển nhanh và bền vững các trụ cột trên, chắc chắn sẽ góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự tham mưu của các Bộ, ngành, cùng các địa phương và nhất là sự cố gắng của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, sự ủng hộ của người tiêu dùng, thì chúng ta sẽ có một bức tranh kinh tế ngày càng sáng sủa hơn trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập trung xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

Tập trung xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

Năm 2024 với một chặng đường đầy nỗ lực, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, qua đó nâng cao sức mạnh của tổ chức Công đoàn, phát huy vai trò là người đại diện tin cậy của người lao động (NLĐ). Với vị trí, vai trò là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã xác định những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện tốt chủ đề hoạt động Công đoàn năm 2025 “Tập trung phát triển đoàn viên; tham gia xây dựng Đảng trong sạch trong sạch, vững mạnh”.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

(LĐTĐ) Trong năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán, với giá dự kiến thấp nhất 65 triệu đồng/m2.
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịp cận Tết, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao...
Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển ùn ứ ngày đầu phân luồng

Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển ùn ứ ngày đầu phân luồng

(LĐTĐ) Hôm nay (18/1), Sở Giao thông vận tải Hà Nội thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông qua nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển. Đáng nói, việc điều chỉnh tổ chức giao thông trong ngày đầu kết quả chưa được như mong muốn, tình trạng ùn tắc kéo dài diễn ra theo nhiều hướng.
Tết sum vầy ấm áp đến với đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Tết sum vầy ấm áp đến với đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Ngày 18/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025, nhằm mang đến một không khí vui tươi, ấm áp trước thềm Xuân mới Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động của quận.
Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu

Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu

(LĐTĐ) Nghi phạm trong vụ án 4 người tử vong tại xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) đã bị lực lượng công an bắt giữ khi đang lẩn trốn tại tỉnh Vũng Tàu... Nghi phạm được xác định là người trong gia đình của 4 nạn nhân thiệt mạng.

Tin khác

Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

(LĐTĐ) Diễn ra từ ngày 16 - 19/1, lần đầu tiên lễ hội hương bưởi Tân Triều năm 2025 được tổ chức tại làng bưởi Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nhằm giới thiệu các sản phẩm từ bưởi - thương hiệu nông sản tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết

Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết

(LĐTĐ) Mở cửa đón khách tham quan tự do từ ngày 14 - 18/1/2025, Phòng trưng bày nhận diện, phân biệt hàng thật - giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm (Hà Nội) là địa điểm giúp người tiêu dùng có thêm kiến thức để phân biệt dấu hiệu hàng thật - hàng giả ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2025, khi mà nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại

Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Tiếp tục xác định thị trường nội địa là động lực quan trọng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, năm 2024, Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động về liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa với các tỉnh, thành trên cả nước. Qua đó, đáp ứng nhu cầu hợp tác và kết nối đầu tư sản xuất, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

(LĐTĐ) Diễn ra từ 19 - 25/12/2024, tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Hội chợ Công nghiệp thương mại Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang 2024 thu hút hơn 250 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở công nghiệp nông thôn… từ các tỉnh, thành phố tham gia. Trong đó, gian hàng sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và khách đến tham quan, mua sắm.
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm

Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm

(LĐTĐ) Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động quảng cáo đang dịch chuyển mạnh từ quảng cáo trên các phương tiện truyền thống sang không gian mạng. Sự phát triển mạnh mẽ của quảng cáo trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý nhà nước. Vì vậy, Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, bổ sung, với nhiều đề xuất chính sách quan trọng.
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân khách hàng, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ (21/12/1954 - 21/12/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024.
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ là dịp để mỗi gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Việc chọn lựa những sản phẩm chất lượng, an toàn, mang đậm bản sắc văn hóa Việt để phục vụ nhu cầu của các gia đình là hết sức quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động