Dầu cá dùng sai rất nguy hiểm

Khi dùng vitamin A và D phải rất thận trọng, không được uống quá liều vì sẽ gây ngộ độc.

Dầu cá là loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng (TPCN) có dạng viên nang mềm chứa vitamin, tan trong dầu hoặc chất bổ dưỡng, được dùng để bồi dưỡng sức khỏe. Dầu cá thông dụng hiện chia làm 2 loại: Dầu cá chứa vitamin tan trong dầu là vitamin A, D và loại chứa axít béo omega-3, omega-6. Hai loại dầu cá này được nhiều người mua sử dụng, đặc biệt dùng cho trẻ nhưng sự hiểu biết về chúng có khi còn hạn chế.

Dầu cá chứa vitamin A, D

Đây là loại dầu cá bổ sung vitamin tan trong dầu. Có 4 vitamin tan trong dầu phải được bổ sung cho cơ thể hằng ngày là vitamin A, D, E, K. Trong đó, loại dầu cá bổ sung vitamin A, D đáng nói nhất vì liên quan đến 2 vitamin mà trẻ thường bị thiếu hụt nhưng khi dùng không đúng thì dễ bị quá liều, gây ngộ độc.

Vitamin A có nhiều trong trứng, sữa, bơ, gan, thịt động vật. Vitamin A còn được tìm thấy trong thực vật, dưới dạng tiền sinh tố A (còn gọi là beta-carotene), có nhiều trong các loại rau màu đỏ, vàng hoặc xanh lục đậm. Đây có thể được xem là nguồn thiên nhiên bổ sung vitamin A rất tốt cho trẻ và khi sử dụng thì không bao giờ sợ quá liều.

Vitamin A tham gia tạo ra các mô, da, võng mạc giúp thị giác hoạt động tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ bị quáng gà, khô mắt dẫn đến mù, dễ bị bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt nhiễm khuẩn đường hô hấp, chậm lớn...

Vitamin D có tên khoa học là calciferol, được cung cấp từ thực phẩm, gồm 2 dạng: vitamin D2 hay ergocalciferol hiện diện trong thực vật (nấm men và một số loại nấm) và vitamin D3 hay cholecalciferol có trong động vật (nhiều nhất là dầu gan cá biển sâu). Đặc biệt, vùng thượng bì của da chúng ta có chứa hợp chất 7-dehydrocholesterol cũng được xem là tiền vitamin D. Vai trò chính của vitamin D là tạo xương bằng cách duy trì lượng canxi và phốt-pho có sẵn trong cơ thể để hóa xương. Nếu thiếu vitamin D sẽ thiếu chất khoáng cho xương và răng dẫn đến còi xương ở trẻ và nhuyễn xương, loãng xương ở người lớn.

Vitamin A và D là 2 vitamin tan trong chất béo, cùng có mặt trong gan một số loại cá như thu, nhám… Vì thế, thông thường, để bổ sung 2 vitamin này có chế phẩm gọi là thuốc viên dầu gan cá (Cod’s Liver Oil) cung cấp cùng lúc vitamin A và D hay thuốc viên vitamin A-D. Người lớn và các bậc cha mẹ muốn cho trẻ uống bổ sung vitamin A, D cần lưu ý mấy điều sau đây để sử dụng thuốc một cách hiệu quả nhất:

- Nếu có điều kiện thì nên tham khảo thầy thuốc khi cho trẻ dùng thuốc, dù là với chế phẩm chứa vitamin.

- Khi dùng vitamin A và D phải thận trọng, không được uống quá liều vì sẽ gây ngộ độc. Nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến thừa vitamin A, có thể gây quái thai ở phụ nữ có thai; còn trẻ sơ sinh thì bị tăng áp lực sọ não dẫn đến lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác. Dùng quá liều vitamin D sẽ gây vôi hóa nhau (rau) thai ở phụ nữ có thai; còn trẻ thì bị chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm.

- Hằng ngày, trẻ chỉ nên uống lượng dầu gan cá hoặc vitamin A-D tương ứng với 2.500 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và 400 IU vitamin D. Người lớn thì không được dùng quá 5.000 IU vitamin A/ngày và 400 IU vitamin D/ngày. Để không quá liều, nên uống theo từng đợt cách quãng, nghĩa là sau khi uống 3 tuần phải ngưng 1-2 tuần nếu muốn tiếp tục.

- Vẫn phải cho trẻ ăn đầy đủ chất béo (mỡ, dầu thực vật) và uống vitamin A, D ngay sau khi ăn để thuốc dễ hấp thu hơn.

- Không cho trẻ dùng chế phẩm vitamin A, D khi đã được cơ sở y tế cho uống vitamin A liều cao theo chương trình chống mù lòa ở trẻ do thiếu vitamin A.

Dầu cá chứa axít béo omega-3, omega-6

Omega-3 và omega-6 là 2 loại axít béo được cho là tốt cho tim mạch do người ta nhận thấy người Eskimo hiếm bị bệnh động mạch vành (động mạch vành bị hẹp bít do cặn mỡ) và dân tộc này ăn rất nhiều cá có chứa axít béo omega-3, omega-6.

Nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ DHA (viết tắt của axít docosahexaenoic, chất mà axít omega-3 tạo thành trong cơ thể) được bổ sung có thể làm giảm lượng triglyceride máu, làm giảm tỉ lệ bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim.

Dầu cá chứa omega-3, omega-6 hiện nay được lưu hành dưới dạng TPCN. Dùng dầu cá được ghi là TPCN vẫn phải đúng liều lượng theo hướng dẫn thì mới an toàn. Do TPCN được quảng cáo, tiếp thị rầm rộ nên nhiều người cả tin, cứ tưởng chúng là “thần dược” chữa bá bệnh. Có người uống dầu cá trong suốt một năm với hy vọng giúp “mỡ trong máu” tốt nhưng không ngờ khi khám sức khỏe thì bị rối loạn lipid huyết, tức mỡ trong máu, trong đó có cholesterol tăng cao.

Ở đây, đương sự không biết dầu cá chỉ có tác dụng hỗ trợ, trong khi còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu chế độ dinh dưỡng không tốt, ăn quá thừa năng lượng như nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia, rượu hoặc đã nhuốm bệnh gọi là rối loạn lipid huyết thì dù uống bao nhiêu dầu cá vẫn bị tăng lipid huyết.

Ở nước ta, nhiều trẻ do uống quá liều vitamin A, D nên đã bị tác dụng phụ có hại gây tăng áp lực sọ não, bị lồi thóp phải đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đức/Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 2h30 ngày 4/11, tại nhà số 3H1, ngõ 20 phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhận thấy có 2 người mắc kẹt trong đám cháy, lực lượng chức năng đã nhanh chóng tiếp cận các hướng để tìm kiếm cứu nạn và đã đưa nạn nhân ra ngoài an toàn.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3.
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

(LĐTĐ) Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Các lỗi vi phạm chủ yếu như không chú ý quan sát, chuyển hướng không đúng quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, vượt xe không đúng quy định. Phòng cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố 51 vụ án với 40 bị can.
Xem thêm
Phiên bản di động