Dấu ấn cải cách hành chính của ngành Nội vụ

(LĐTĐ) “Rừng” chứng chỉ, văn bằng đã và đang dần được tinh giản, bãi bỏ góp phần giảm gánh nặng “bằng cấp” đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đây thực sự là dấu ấn đậm nét của ngành Nội vụ trong công tác cải cách hành chính.
Từ năm 2021 đến nay: Các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa 2.352 quy định kinh doanh Hà Nội miễn phí 82 thủ tục hành chính trực tuyến: Bước đột phá để xây dựng chính quyền số, xã hội số

4 đến 6 năm học đại học, ra trường lấy bằng cử nhân, kỹ sư đi làm, thậm chí nhiều người có bằng thạc sĩ, học vị tiến sĩ vẫn phải đi học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn do trường của bộ chủ quản đào tạo để có chứng chỉ nghiệp vụ, chứng chỉ hành nghề.

Ví như kỹ sư kiến trúc phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Thậm chí, thời 4.0 hầu hết công chức, viên chức nào cũng sử dụng thành thạo máy tính nhưng vẫn phải có chứng chỉ tin học văn phòng; nhiều ngành chẳng cần tiếng Anh cũng quy định phải có chứng chỉ tiếng Anh… Đi làm, trở thành công chức, viên chức, cán bộ quản lý theo năm công tác tăng lương nhưng vẫn phải trải qua các kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức… Rất may, những quy định trên đã được ngành Nội vụ tham mưu “hóa giải”.

Dấu ấn cải cách hành chính của ngành Nội vụ
Việc tiến hành bãi bỏ một số chứng chỉ... sẽ giúp đội ngũ công chức, viên chức yên tâm công tác, góp phần tăng năng suất lao động (ảnh minh họa- LĐ)

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, với tư cách là bộ tham mưu chiến lược và quản lý Nhà nước về bộ máy tổ chức (nội vụ), từ năm 2001 đến nay, Bộ Nội vụ đã có nhiều đề xuất, kiến nghị và thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong việc bãi bỏ một số chứng chỉ, quy định không còn phù hợp với xu hướng của thời đại và thực tiễn cuộc sống.

Cụ thể, năm 2021, Bộ Nội vụ đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức; cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng trong cùng một nhóm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm;

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, không quy định cụ thể các chương trình bồi dưỡng theo các ngạch công chức hoặc hạng viên chức… Kiến nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; kiến nghị bỏ thi nâng ngạch công chức; bỏ thi thăng hạn viên chức.

Đến nay một số nội dung như quy định chứng chỉ bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ đối với giáo viên, chứng chỉ tin học văn phòng trong tuyển dụng đã được bãi bỏ. Các văn bằng, chứng chỉ và những quy định về bồi dưỡng cũng như quy định thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng viên chức đang bắt đầu được triển khai theo lộ trình.

Ngay như về tiêu chí bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, liên quan đến lĩnh vực trình độ, Quy định số 214-QĐ/TW về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư… quản lý do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ngày 2/1/2020 ghi rõ: “Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp”. Nhưng thời gian vừa qua, một số bộ, ngành vẫn không công nhận Bằng Lý luận chính trị cử nhân. Nhưng với sự vào cuộc, hướng dẫn của Bộ Nội vụ, hiện tại một số bộ, ngành đã có văn bản hướng dẫn về tiêu chí văn bằng chính trị. Ví như Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có văn bản hướng dẫn thực hiện theo đúng tinh thần Quy định số 214 của Bộ Chính trị, hàm vụ trưởng điều kiện cử nhân chính trị, cao cấp.

Với những gì mà ngành Nội vụ đang làm không chỉ góp phần thực hiện việc cải cách hành chính một cách hiệu quả mà còn góp phần giảm gánh nặng về thời gian, công sức để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác và cống hiến.

Hà Lê

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 277 đảng viên lão thành

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 277 đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Quận ủy Bắc Từ Liêm đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 tặng 277 đảng viên lão thành.
Tăng cường hợp tác hai thành phố Hà Nội - Bắc Kinh

Tăng cường hợp tác hai thành phố Hà Nội - Bắc Kinh

(LĐTĐ) Trong chuyến thăm và làm việc tại thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc), chiều ngày 16/5/2024, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đã có buổi hội kiến đồng chí Lưu Vĩ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, Hiệu trưởng Trường Đảng Thành ủy Bắc Kinh. Cùng dự có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại CHND Trung Hoa Phạm Sao Mai.
Công việc của những người “bắt mạch ông trời”

Công việc của những người “bắt mạch ông trời”

(LĐTĐ) Hằng ngày, mọi người đều quan tâm và cập nhật tình hình thời tiết, thế những làm sao để ra được một bản tin dự báo thời tiết và cán bộ khí tượng thuỷ văn làm những gì thì không phải ai cũng biết.
Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

(LĐTĐ) Hôm nay (17/5), giá vàng SJC đảo chiều, giảm 200.000 đồng/lượng, xuống dưới 90 triệu đồng/lượng, vàng thế giới cũng quay đầu giảm nhẹ.
Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị “Liên kết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trong môi trường giáo dục đại học”.
Huyện Thanh Oai: 144 đảng viên nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Huyện Thanh Oai: 144 đảng viên nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Huyện ủy Thanh Oai tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản dự và trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên.
Những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững

Những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững

(LĐTĐ) Hà Giang, Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Sông Cầu (Phú Yên) và Thành phố Hồ Chí Minh là những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững trong năm 2024 theo lựa chọn của nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com.

Tin khác

Giải phóng mặt bằng khó vì... hai giá!

Giải phóng mặt bằng khó vì... hai giá!

(LĐTĐ) Lường trước được “độ khó” của công tác giải phóng mặt bằng, nên ngay từ khi đầu tư, mở rộng quốc lộ 6 dài 21,7 km đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) với tổng số vốn đầu tư trên 8.000 tỷ đồng, Thành phố đã phải tính thời gian hoàn thành lên tới trên 5 năm (khởi công tháng 12/2022, dự kiến hoàn thành năm 2027). Thi công gần 22 km, mà thời gian dự kiến hoàn thành lên tới trên 5 năm, và với đà này, chưa chắc đến năm 2027, dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 6 hoàn thành đúng kế hoạch.
Quy định số 37-QĐ/TW: “Thanh bảo kiếm” bảo vệ, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh

Quy định số 37-QĐ/TW: “Thanh bảo kiếm” bảo vệ, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Với thể chế chính trị Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ, những quy định về “những điều đảng viên không được làm” thực sự là “thanh bảo kiếm” để quản lý cán bộ, đảng viên hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo toàn diện đưa đất nước phát triển hùng cường như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII đã đề ra.
Đừng làm xấu hình ảnh Thủ đô!

Đừng làm xấu hình ảnh Thủ đô!

(LĐTĐ) Trong thời đại công nghệ thông tin, với sự lên ngôi của không gian mạng, chỉ cần có một “tì vết” nhỏ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của bất kỳ địa phương nào, cho dù các lĩnh vực khác có tốt đến mấy.
Đừng sướng miệng để rồi nhập viện

Đừng sướng miệng để rồi nhập viện

(LĐTĐ) Không biết từ bao giờ, món tiết canh trở thành khoái khẩu đối với nhiều người dân. Khi một số người ăn tiết canh lợn bị nhập viện hoặc tử vong do nhiễm khuẩn liên cầu lợn, nhiều người đã chuyển hướng sang ăn tiết canh dê, tiết canh vịt cho “an toàn”. An toàn chưa thấy đâu, thì mới đây, một số người dân ở Thái Bình ăn tiết canh dê đã phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, thêm một hồi chuông báo động liên quan đến thói quen ăn tiết canh.
Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

(LĐTĐ) Hôm nay (7/5), toàn Đảng, toàn quân và toàn dân long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại khí thế hào hùng, chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, tri ân các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập - tự do của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục thế hệ hiện tại noi gương hào khí Điện Biên Phủ trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
Cần cấm ngay thuốc lá điện tử

Cần cấm ngay thuốc lá điện tử

(LĐTĐ) Trên bao thuốc lá điếu bao giờ nhà sản xuất, nhà phân phối cũng phải ghi dòng chữ cảnh báo về sức khỏe, còn với thuốc lá điện tử, dẫu chưa ghi nhưng ai cũng biết tác hại khôn lường của loại thuốc này đối với sức khỏe con người.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
Luật hóa khu công nghiệp

Luật hóa khu công nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, đề xuất 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp và khu kinh tế trên phạm vi cả nước. Đây là lộ trình nhằm xây dựng luật riêng để thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hồi sinh những dòng sông

Hồi sinh những dòng sông

(LĐTĐ) Hà Nội vốn nổi tiếng với hệ thống ao, hồ dày đặc, và cũng “nên thơ” bởi những dòng sông. Ngoài sông Hồng (gọi hệ thống sông lớn), còn có các sông Nhuệ, Kim Ngưu, Tô Lịch... chảy uốn lượn quanh Thành phố.
Chuyện xây trường, mở lớp

Chuyện xây trường, mở lớp

(LĐTĐ) Hà Nội chuẩn bị bước sang những tháng hè, không khí bắt đầu nóng dần lên, song nếu so với không khí tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 hệ thống công lập vẫn chưa thấm vào đâu. “Nóng” tuyển sinh đầu cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã kéo dài cả thập kỷ qua, xét cho cùng một phần cũng bởi quy mô dân số tăng quá nhanh, “tốc độ” xây mới trường chậm, thậm chí nhiều nơi không chuyển động.
Xem thêm
Phiên bản di động