Dập dìu những chiếc thuyền nan

(LĐTĐ) Không biết tự bao giờ, những chiếc thuyền nan nơi cửa biển đã tất bật với công việc từ khi còn nửa đêm đến lúc trời đã sáng rõ. Từ lúc biển còn chưa thức giấc đến khi mặt trời đã khuất bóng sau dãy núi phía xa.
dap diu nhung chiec thuyen nan Phòng chống biến đổi khí hậu để phát triển bền vững
dap diu nhung chiec thuyen nan Cùng chung tay giữ màu xanh của biển

Lạch Bạng, con lạch nằm giữa hai xã Hải Thanh và Hải Bình, thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Xưa kia vốn là một vùng quê nghèo khó, người dân nơi đây quanh năm đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ ăn.

dap diu nhung chiec thuyen nan

Ngày nay, nhờ những chiếc thuyền được đóng mới ngày một to lớn hơn, những chuyến đánh bắt ngoài khơi xa nhiều ngày đem về vô số cá tôm. Nhờ đó mà đời sống người dân nơi đây đã trở nên khá giả hơn rất nhiều. Tuy thế, chỉ có những chiếc thuyền nan là vẫn không hề thay đổi, cứ cặm cụi, cần mẫn suốt ngày đêm. Từ việc vận chuyển người từ bờ này sang bờ kia sông, rồi hàng hóa, rồi cá tôm từ những chiếc tàu ngoài khơi xa trở về.

Đêm lặng lẽ, những con sóng lăn tăn ngoài mặt biển không làm xao động vẻ yên bình nơi cửa sông. Con lạch nằm êm đềm trong không gian vắng lặng, chỉ thi thoảng có những ánh đèn lấp loáng trên đường đê, những chiếc thuyền nan cũng đang lúc nghỉ ngơi, tựa vào vai nhau, níu vào những cột, những sào còn đang cắm ven bờ. Ngủ yên nơi triền đê còn có những thúng, những mẹt, những mành phơi cá còn ủ rũ trong màn sương đêm. Một vài cơn gió nhẹ cũng chỉ làm động đậy đôi cọng cỏ bên bờ.

dap diu nhung chiec thuyen nan

Tiếng xình xịch ngoài xa của những chuyến tàu đánh cá trở về bỗng xôn xao cả bầu trời đêm nơi cửa biển. Tiếng máy mỗi lúc một gần, con sóng dồn từ xa vào bờ cũng dần mạnh hơn, sóng đánh thức cả những con thuyền lớn, thuyền nhỏ còn đang neo đậu. Thuyền nan nhỏ bé cũng tỉnh giấc đề bắt đầu công việc của mình.

Khi những chiếc tàu lớn đã neo đậu, tiếng máy tắt lịm, thay vào đó là tiếng người í ới gọi nhau từ bờ này vọng sang bên kia, thấp thoáng có những chiếc nón trắng nhấp nhô trong ánh đèn pha rọi lại từ khoang tàu. Những người phụ nữ thoăn thoắt bước lên thuyền nan, cởi dây, lướt mái chèo. Chỉ khi để ý lắm mới nghe được tiếng rong róc của những mái chèo của thuyền nan. Và, chỉ khi để ý mới thấy sự khéo léo của những người phụ nữ chèo thuyền.

Lạch Bạng, con lạch nằm giữa hai xã Hải Thanh và Hải Bình, thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Xưa kia vốn là một vùng quê nghèo khó, người dân nơi đây quanh năm đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ ăn. Ngày nay, nhờ những chiếc thuyền được đóng mới ngày một to lớn hơn, những chuyến đánh bắt ngoài khơi xa nhiều ngày đem về vô số cá tôm.

Nhờ đó mà đời sống người dân nơi đây đã trở nên khá giả hơn rất nhiều. Tuy thế, chỉ có những chiếc thuyền nan là vẫn không hề thay đổi, cứ cặm cụi, cần mẫn suốt ngày đêm. Từ việc vận chuyển người từ bờ này sang bờ kia sông, rồi hàng hóa, rồi cá tôm từ những chiếc tàu ngoài khơi xa trở về.

Đêm lặng lẽ, những con sóng lăn tăn ngoài mặt biển không làm xao động vẻ yên bình nơi cửa sông. Con lạch nằm êm đềm trong không gian vắng lặng, chỉ thi thoảng có những ánh đèn lấp loáng trên đường đê, những chiếc thuyền nan cũng đang lúc nghỉ ngơi, tựa vào vai nhau, níu vào những cột, những sào còn đang cắm ven bờ. Ngủ yên nơi triền đê còn có những thúng, những mẹt, những mành phơi cá còn ủ rũ trong màn sương đêm. Một vài cơn gió nhẹ cũng chỉ làm động đậy đôi cọng cỏ bên bờ.

Những cây tre, cây vầu được pha bằng lưỡi dao sắc bén của những người ngư dân, tạo thành những chiếc nan dài và đều tăm tắp. Sau đó được phơi cho khô héo, chỉ khô héo chứ không được quá khô vì nan sẽ bị giòn. Qua nhiều sương gió, những chiếc nan này được đan lại với nhau nhờ bàn tay khéo léo của những người thợ, cuối cùng chúng được phủ một lớp nhựa đường dưới đáy để chống thấm, mang ra phơi nắng cho nhựa chảy đểu vào các khe nan, ken chật thành một lớp vừa kết dính các nan với nhau, vừa làm kín mạch cho nước khỏi ngấm vào khoang.

Thuyền nan được sinh ra như thế, mỏng manh nhưng bền chặt, nhẹ nhàng nhưng lại chuyên chở được những hàng hóa cồng kềnh, nặng hơn chính bản thân mình. Cũng chính cái mỏng manh của thuyền nan đã khiến cho người cầm chèo cũng phải khéo léo, nhẹ nhàng mới không làm thuyền bị lật, nhẹ nhàng từ cái lúc bước chân lên thuyền, một bước chân không khéo léo cũng có thể khiến người trên thuyền ngã nhào xuống sông, nhẹ nhàng cả khi đã ngồi ngay ngắn và bơi chèo. Đó là những yêu cầu khắt khe mà không phải ai cũng có thể làm được.

Tôm cá trên những chiếc tàu mang về từ biển cả, dù nhiều hay ít cũng chính nhờ những chiếc thuyền nan đưa vào bờ. Thuyền nan như những con thoi cứ thoăn thoắt, cứ nhịp nhàng, luồn qua những khe hở của những chiếc tàu lớn, mang trên mình nào cá, nào tôm cứ đầy ăm ắp lúc vào bờ, lúc ra giữa sông. Không thể đếm được có bao nhiêu con thuyền như thế nơi cửa biển, lúc tàu về, càng không thể đếm được có bao nhiêu chuyến vào ra của những “con thoi” ấy. Nhịp chèo cứ thế đều đặn qua những đôi bàn tay chai sạn mà khéo léo, nhanh nhẹn, dẻo dai.

Nơi cửa biển, luôn có tấp nập tàu thuyền neo đậu, những chiếc cầu không thể xây nên. Vì thế mà không thể thiếu được những chuyến đò ngang đưa đón học sinh vào mỗi buổi sáng sớm, những khi chiều về, tiếng rúc rích của lũ trẻ trên thuyền cười nói, xen cả tiếng các mẹ, các chị í ới gọi nhau, thăm hỏi, đôi khi là cả tiếng máy nổ vọng vào từ cửa biển cứ rộn ràng cả một khúc sông.

Những người đi buôn, đi bán từ bờ này sang bờ kia cũng kiên nhẫn ngồi đợi thuyền nan ghé vào. Không quản trời nắng, trời mưa, chỉ những chiếc thuyền nan là làm việc không ngừng nghỉ, những vệt sóng cứ đan xen nhau trên khắp mặt sông, vẽ nên đủ sắc màu, cứ lấp loáng dưới ánh đèn, dưới làn nắng mỏng tang những ngày mùa thu hay cái nắng chói chang của những ngày hè.

Nắng dịu dần trên đê, chợ cũng vãn người mua bán, đó là lúc mà người ta có thể nghe rõ nhất những “giai điệu” của những chuyến đò ngang, chuyến xuôi, chuyến ngược, lúc bên này, lúc bên kia sông. Nhấp nhô trên mặt nước, lướt nhẹ trên nền mây, thuyền soi bóng mình, soi bóng người chèo đò, soi bóng cả khách sang sông trên chính cái mặt gương dập dềnh ấy. Những giọt mồ hôi cũng rơi vội vã cuối ngày hòa vào mặt nước đang dần trở nên mênh mông.

Khúc sông sẽ trở nên im lìm, vắng lặng nếu như vắng bóng thuyền nan, những câu chuyện vui buồn cũng sẽ không được kể khi mặt sông không còn gợn sóng, cái gợn sóng nhẹ nhàng như không muốn làm đau mặt nước, như chính cái dịu dàng của những người phụ nữ làm nghề chèo đò trên sông nước. Ghé bến rồi sang sông, thuyền nan nhỏ bé nhưng tự mang trong lòng mình những bổn phận lớn lao, như chính cái lý do mà con người muốn nó sinh ra.

Nhẹ nhàng là vậy, sau nhiều chuyến sang sông, thuyền nan cũng sẽ rạn vỡ, sẽ mang trong mình những vết thương không thể chữa lành. Rời bến nước, những chiếc thuyền đã hư hỏng qua nhiều năm sử dụng sẽ phải nằm phơi bụng trên bờ, nơi triền đê đầy nắng gió, cuối cùng sẽ bị mục nát, bị hủy hoại mà không thể sử dụng vào việc gì khác.

Người ta sẽ lại tiếp tục làm ra những chiếc thuyền mới, cứ thế tiếp nối nhau, nhiều chiếc thuyền như thế sẽ tiếp tục lại qua, nhịp nhàng qua lại nơi cửa biển.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Những ngày Tháng 5 lịch sử, hoà chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) rộn ràng hướng về vùng đất Điện Biên, nơi đã ghi danh chiến thắng“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ký ức về “một  thời hoa lửa”

Ký ức về “một thời hoa lửa”

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 70 năm, song những ngày tháng 5 lịch sử, được nghe những nhân chứng lịch sử - họ là thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến trường chia sẻ tại buổi gặp mặt do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên và các tỉnh, thành phố tổ chức mới đây như tái hiện lại một Điện Biên hùng tráng năm nào.
Các cấp Công đoàn Thủ đô: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Lễ kỷ niệm

Các cấp Công đoàn Thủ đô: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Lễ kỷ niệm

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong những tuần qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần tuyên truyền về tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô.
Điện Biên trên đường đổi mới

Điện Biên trên đường đổi mới

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

(LĐTĐ) Hôm nay (7/5), toàn Đảng, toàn quân và toàn dân long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại khí thế hào hùng, chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, tri ân các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập - tự do của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục thế hệ hiện tại noi gương hào khí Điện Biên Phủ trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi người dân Việt Nam tự hào về quá khứ và không quên bài học “đại đoàn kết toàn dân tộc” để xây dựng đất nước mạnh giàu. Đây cũng là ý kiến của một số người dân mà nhóm phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp trao đổi nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xin gửi tới Quý bạn đọc.
Góc nhìn mới “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”

Góc nhìn mới “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”

(LĐTĐ) Phim tài liệu VTV Đặc biệt “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” là góc nhìn mới về Chiến dịch Điện Biên Phủ thông qua những tài liệu giá trị, được khai thác từ khối tư liệu đồ sộ đang lưu trữ tại Bộ Quốc phòng Pháp và Quốc hội Pháp. Nhiều thông tin đã giải mật chưa hoặc ít được tiếp cận về sự kiện lịch sử này. Phim do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, phát sóng lúc 20h05 ngày 7/5/2024 trên kênh VTV1 và VTV4.

Tin khác

Điện Biên trên đường đổi mới

Điện Biên trên đường đổi mới

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

(LĐTĐ) 70 năm trước, cái tên Điện Biên Phủ hiện lên chói lọi trên bản đồ thế giới với chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngày nay, thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên được biết đến như một trung tâm du lịch mới nổi của vùng Tây Bắc với thế mạnh về du lịch lịch sử - tâm linh văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên,...
Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

(LĐTĐ) Từ ngày 4/5 đến 10/5, tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”.
Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

(LĐTĐ) Giới trẻ hiện đại đang đối mặt với lo âu và áp lực tinh thần do xã hội biến động và áp lực thành công. Xu hướng "chữa lành" hay còn gọi là “healing” thông qua những phương pháp như liệu pháp thiền định, chuyển động tự do, thôi miên, và nghệ thuật trị liệu đã trở thành trào lưu như một cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Xem thêm
Phiên bản di động