Đánh thức tiềm năng du lịch tại Đan Phượng
Đan Phượng có thêm 2 điểm du lịch cấp Thành phố |
Phong phú nguồn tài nguyên du lịch
Có mặt tại điểm du lịch xã Hạ Mỗ, chị Nguyễn Thảo Hương (quận Tây Hồ, Hà Nội) cảm thấy vô cùng thích thú trước quang cảnh đền chùa cổ kính, lâu đời tại đây. Chị Hương chia sẻ, trước đây, chị chưa từng đến Hạ Mỗ và cũng không biết nơi đây lại có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích đẹp đến như vậy. Đến đây, chị ấn tượng với hồ sen, với những kiến trúc và quang cảnh đậm chất làng quê Bắc bộ. Đồng thời, giúp chị có thêm nhiều trải nghiệm và kiến thức về lịch sử Việt Nam.
Đan Phượng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh. Ảnh: Kim Tiến |
Nơi được chị Hương ghé thăm lâu nhất tại xã Hạ Mỗ là Đền Văn Hiến (còn gọi là Văn Hiến đường) thờ chính hai vị đại hiền của làng là Thái úy Tô Hiến Thành (1102 - 1179) và Tiến sĩ Đỗ Trí Trung, đỗ năm 1475, đứng đầu “Kim Cương bát bộ” và tham gia vào hội văn thơ Tao Đàn dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Nguyên thủy, đền có từ xa xưa nhưng được quy hoạch, sửa sang vào năm Mậu Thân (1908). Ngôi đền nằm bên hữu ngạn sông Nhuệ cổ. Kiến trúc và khuôn viên đền tuy được tu sửa, quy hoạch lại nhưng khá hài hòa với cảnh quan hai bên bờ sông.
Anh Nguyễn Xuân Việt, Công chức văn hóa - xã hội (Ủy ban nhân dân xã Hạ Mỗ) giới thiệu, Hạ Mỗ là một nơi có bề dày lịch sử - văn hóa, có truyền thống hiếu học, có đền Văn Hiến, chùa Hải Giác và đình Vạn Xuân. Năm 1991 cả ba di tích đều được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Ngay từ thế kỷ thứ VI, Hạ Mỗ đã đi vào lịch sử dân tộc với tư cách là kinh đô của nhà nước Vạn Xuân (từ năm 571- 602).
Cũng theo anh Nguyễn Xuân Việt, mới đây Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã Quyết định công nhận điểm du lịch xã Hạ Mỗ, đây là bước ban đầu đặt nền móng cho phát triển du lịch cho địa phương. “Quan trọng nhất của người dân Hạ Mỗ bây giờ là giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền để không làm mai một truyền thống cha ông để lại. Từ đó, giới thiệu với bạn bè để hiểu biết thêm về nền văn hóa đậm đà bản sắc này. Hiện tại, Ủy ban nhân dân xã Hạ Mỗ đang có rất nhiều chương trình bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể như: Các bức hoành phi, câu đối, các văn tự Hán nôm đều được dịch ra và bảo quản, lưu trữ, giữ lại cho muôn đời sau. Đồng thời, xây dựng và viết cuốn lịch sử văn hóa, truyền thống để đưa vào các nhà trường giảng dạy cho các thế hệ học sinh hiểu về lịch sử của địa phương”, anh Việt chia sẻ.
Trên thực tế, không chỉ ở xã Hạ Mỗ mà trên địa bàn huyện Đan Phượng, tiềm năng cho phát triển du lịch với truyền thống lịch sử hào hùng là rất lớn. Hiện nay, huyện sở hữu gần 200 di tích lịch sử. Trong đó, có 71 di tích đã được xếp hạng cấp thành phố và quốc gia, tiêu biểu như: Đền thờ danh nhân Tô Hiến Thành ở Hạ Mỗ, chùa Đôi Hồi ở Song Phượng, chùa Tân Hải ở Trung Châu, chùa Già Lê ở Hồng Hà, chùa Chổi ở Liên Hồng…
Ngoài ra, Đan Phượng cũng có nhiều giá trị di sản văn hoá, là cái nôi của các loại hình nghệ thuật dân gian như: Hát ca trù, hát Chèo tàu, Vật truyền thống, hội thả diều, bơi trải.... Đặc biệt, cũng là nơi với nhiều làng nghề, đặc sản nổi tiếng đã đi vào ca dao xưa, như: “Giò Chèm, rượu Bá, nem Phùng/ Ai chưa thưởng thức xin đừng khoe sang/ Rượu Nếp, Đậu phụ Bá Giang/ Ai chưa thưởng thức, khoe sang xin đừng!”.
Tập trung khai thác có chiến lược
Bên cạnh du lịch về tâm linh, một thế mạnh khác mà huyện Đan Phượng đang sở hữu là khu du lịch sinh thái, ví dụ như tổ hợp vui chơi, giải trí The Phoenix Garden thuộc thị trấn Phùng. Tại The Phoenix Garden, khu vực vườn hoa và ruộng bậc thang hoa cải chính là nét đặc trưng của khu sinh thái Đan Phượng Hà Nội. Đây cũng chính là điểm khiến nơi đây được ví như Đà Lạt thu nhỏ. Bãi cỏ nhân tạo tại đây cũng là địa điểm lý tưởng để du khách cùng gia đình, bạn bè cắm trại, thư giãn, thực hiện các hoạt động vui chơi như team building hoặc ăn uống, nghỉ trưa.
Mới đây, tối 17/4, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định và công bố điểm du lịch xã Hạ Mỗ, điểm du lịch Khu sinh thái Đan Phượng. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, từng bước xây dựng Đan Phượng là điểm du lịch hấp dẫn của Thủ đô. Đây cũng chính là bước “khởi động” nhằm đánh thức tiềm năng du lịch tại huyện Đan Phượng. |
Đánh giá tiềm năng du lịch Đan Phượng trong bức tranh chung của du lịch Hà Nội, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang khẳng định, Đan Phượng là vùng ven đô đầy tiềm năng của du lịch Hà Nội. Nằm trong định hướng phát triển du lịch đồng bộ cả khu trung tâm và ngoại thành, nếu phát huy được tiềm năng Đan Phượng sẽ là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách Hà Nội cũng như các vùng lân cận, góp phần làm phong phú cho du lịch Thủ đô trong tương lai.
“Tiềm năng du lịch Đan Phượng rất là nhiều. Xu hướng hiện nay của mọi người là đi du lịch theo nhóm nhỏ, du lịch ngắn ngày thì Đan Phượng là một trong những địa điểm hấp dẫn đối với người Hà Nội. Đan Phượng có rất nhiều tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch tâm linh… Trong đó, du lịch trải nghiệm tại các vùng nông thôn, vùng sinh thái đang là xu hướng nổi lên hiện nay”, bà Đặng Hương Giang khẳng định.
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cũng cho rằng, hiện nay, để phát triển du lịch Đan Phượng, chúng ta phải tập trung khai thác và phải có chiến lược. Có thể trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn nhưng phải có lộ trình để hoàn thiện các sản phẩm, vì quan trọng nhất đối với du lịch là phải có các sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện.
“Hiện nay, chúng ta đã có cơ sở vật chất, có tiềm năng. Chúng ta biến nó thành sản phẩm phục vụ du lịch thì đó là một quá trình mà các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cần phải quan tâm để phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình tốt hơn. Với vai trò quản lý nhà nước, chúng tôi cũng tạo mọi điều kiện về hành lang về cơ hội, về môi trường để các nhà đầu tư phát triển, còn trách nhiệm của doanh nghiệp là xây dựng các sản phẩm bảo đảm chất lượng và mang đến các trải nghiệm thật tốt cho du khách”, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội nhấn mạnh./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51