Đánh giá tác động của các chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Tạo điều kiện tối đa hỗ trợ các trường mầm non ngoài công lập Huyện Thanh Trì: Sẵn sàng đón trẻ mầm non đến trường |
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho biết, trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thành phố đã báo cáo Bộ Chính trị về việc tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020, xây dựng và đề xuất Bộ Chính trị (khóa XIII) ban hành Nghị quyết (mới) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, đồng thời nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Trên cơ sở đó, Thành phố xây dựng báo cáo đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), dự kiến trình Bộ Tư pháp vào cuối tháng 4/2022. Kèm theo hồ sơ sửa đổi Luật là đánh giá tác động, những chính sách mới, đột phá, làm cơ sở cho Chính phủ, các bộ ngành xem xét, Quốc hội thảo luận và đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố nhấn mạnh, hai chính sách được đưa ra tại tọa đàm có tính chất quan trọng đối với Luật Thủ đô (sửa đổi). Thành phố cần có tổ chức bộ máy chính quyền đủ năng lực để thực hiện Nghị quyết (mới) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Luật Thủ đô (sửa đổi) đề ra. Từ yêu cầu tổ chức bộ máy chính quyền, cần có đội ngũ cán bộ chất lượng cao nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.
![]() |
Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự tọa đàm do UBND thành phố Hà Nội tổ chức. |
Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá những nội dung Luật Thủ đô (sửa đổi) được Thành phố xây dựng là cần thiết và phù hợp với thực tiễn. Các chuyên gia cũng làm rõ nội dung, giải pháp chính sách cần đánh giá tác động đưa vào hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Đồng thời, phân tích, dự báo tác động của từng chính sách đối với các đối tượng: Người dân, doanh nghiệp, tổ chức, Nhà nước… chịu tác động của chính sách; tác động về kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính và đối với hệ thống pháp luật.
Đề xuất chính sách tổ chức chính quyền Thủ đô, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng chỉ nên tổ chức chính quyền đầy đủ (Hội đồng nhân dân - UBND) ở cấp Thành phố; đồng thời phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho chính quyền cấp Thành phố. Đối với cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn chỉ nên tổ chức cơ quan hành chính (UBND) để bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ngoài ra, một số chuyên gia gợi mở, trong tương lai, nếu Hà Nội có mô hình “thành phố trong thành phố”, cần mạnh dạn phân cấp phân quyền cho chính quyền vận hành theo mô hình này.
Xác định nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng để phát triển Thủ đô, các nhà khoa học nhấn mạnh, bộ máy dù đã tinh gọn nhưng có hiệu lực, hiệu quả hay không lại phụ thuộc chính vào đội ngũ cán bộ vận hành bộ máy. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng cần giao quyền tự chủ cho các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, kể cả công chức lãnh đạo quản lý một cách phù hợp.
Bên cạnh đó, để thu hút nhân lực thật sự chất lượng cao, các đại biểu đề xuất một số cơ chế, chính sách đãi ngộ nhân tài không chỉ trong nước mà trên khắp thế giới về làm việc không chỉ cho các cơ quan nhà nước, mà còn cho các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hà Nội.
Trân trọng cảm ơn các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho biết UBND Thành phố sẽ tiếp thu đầy đủ các quan điểm, gợi ý cách làm của các chuyên gia, nhà khoa học. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố sẽ xây dựng thành các luận cứ trong báo cáo đánh giá tác động của các chính sách trên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Giải đáp vướng mắc về pháp luật lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN: Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn và bảo hiểm xã hội cho người lao động

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

Trăng ấm

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa
Tin khác

Tập trung hơn nữa cho công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Chỉ đạo - Điều hành 26/09/2023 20:38

Hà Nội: Quy định về công tác quản lý thi công giao thông đường bộ
Chỉ đạo - Điều hành 26/09/2023 14:36

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa
Chỉ đạo - Điều hành 26/09/2023 14:34

Bảo đảm chế độ chính sách cho người dân quanh khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn
Chỉ đạo - Điều hành 26/09/2023 14:28

Quận Hoàng Mai sẽ xây mới 4 trường học tại phường Hoàng Liệt
Chỉ đạo - Điều hành 25/09/2023 17:22

Hà Nội ra chỉ thị về gọi công dân nhập ngũ và tham gia Công an nhân dân năm 2024
Chỉ đạo - Điều hành 23/09/2023 15:45

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 22/09/2023 18:38

Khẩn trương đưa nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội vào cuộc sống
Chỉ đạo - Điều hành 22/09/2023 13:50

Thông qua Nghị quyết thu hồi 53,25ha đất để thực hiện 11 dự án tại Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 22/09/2023 11:37

Báo Lao động Thủ đô và huyện Thanh Trì ký kết chương trình phối hợp thông tin, tuyên truyền
Chỉ đạo - Điều hành 22/09/2023 08:35