Dân vận miền biên giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác vận động quần chúng luôn được lực lượng Bộ đội Biên Phòng hai tỉnh Điện Biên, Sơn La đặc biệt quan tâm, chú trọng. Ðây được xem là nhiệm vụ chính trị cơ bản, lâu dài; là điều kiện tiên quyết thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, tăng cường thắt chặt tình đoàn kết quân dân.
Tự hào những người lính mang quân hàm xanh Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, kết nối giao thương qua các cửa khẩu biên giới

Chung sức giữ vững bình yên

Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia dài hơn 455km với 2 tuyến biên giới (Việt Nam - Trung Quốc dài 40,861km; Việt Nam - Lào dài 414,712km). Địa bàn biên giới gồm 4 huyện (Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé) với 29 xã, 299 thôn bản, 16 dân tộc sinh sống.

Dân vận miền biên giới
Cán bộ Đồn Biên phòng Thanh Luông (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và và công tác bầu cử tại chi bộ bản Hua Pe (xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Ảnh: P.T

Những năm qua, đời sống của nhân dân khu vực biên giới đã từng bước được cải thiện, niềm tin đối với Ðảng, Nhà nước ngày càng được củng cố. Song vẫn còn nhiều hộ dân khó khăn, thiếu thốn trong khi các thế lực thù địch, phản động tăng cường lợi dụng, kích động, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị triển khai nhiều giải pháp vận động quần chúng, phát huy hiệu quả công tác dân vận để xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh. Các cán bộ chiến sĩ bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình địa bàn, tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc phát triển kinh tế gắn với tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; phát hiện kịp thời những nảy sinh trong nhân dân, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Nhờ vậy, ý thức quốc gia, quốc giới, chủ quyền lãnh thổ của đồng bào các dân tộc khu vực biên giới ngày càng được nâng cao; chủ động tham gia cùng Bộ đội Biên phòng đấu tranh ngăn chặn, xử lý có hiệu quả các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia… “Bộ đội nói dân tin lắm. Ở bản, nhà nào cũng dặn dò nhau không được xuất cảnh trái phép. Gặp người lạ sát biên giới thì báo ngay cho bộ đội. Dịch bệnh mà xuất hiện thì gọi ngay, phải chung tay với bộ đội để phòng dịch” - anh Lò Văn Phong (xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) chia sẻ.

Theo Thiếu tá Phạm Ngọc Tuyên (Chính trị viên Đồn Biên phòng Thanh Luông, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên), việc đa dạng các giải pháp tuyên truyền, vận động của Bộ đội Biên phòng đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức người dân trên địa bàn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia, lãnh thổ.

Giúp dân phát triển kinh tế

Thấm nhuần tư tưởng “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng hai tỉnh Điện Biên, Sơn La đặc biệt quan tâm đến công tác an sinh xã hội cho người dân; thường xuyên ra quân, nêu cao tinh thần tương trợ giữa quân và dân nơi “phên dậu” Tổ quốc. Người dân vùng biên ổn định cuộc sống, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Tại tỉnh Sơn La, Đại tá Vũ Đức Tú (Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) cho biết, song hành với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã tích cực tham gia cùng với địa phương xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân biên giới.

Theo đó, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các Đồn Biên phòng khảo sát, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, vận động nhân dân làm theo. Trên cơ sở bám sát đặc điểm tình hình mọi mặt của địa bàn biên giới, với mục tiêu thiết thực giúp đồng bào các dân tộc vùng biên nâng cao đời sống, cán bộ, chiến sĩ biên phòng tỉnh Sơn La đã nỗ lực triển khai, nhân rộng nhiều mô hình giúp nhân dân phát triển kinh tế.

Điển hình là: Mô hình trồng chanh leo tại xã Sóng Lập (huyện Mộc Châu) với 2,6ha đã cho thu hoạch; mô hình trồng mận hậu ở các huyện Yên Châu, Vân Hồ, Mai Sơn; kiên trì hướng dẫn kỹ thuật để nhân rộng, phát triển lúa nước 2 vụ; phát triển mô hình vườn ao chuồng, mô hình chăn nuôi dê núi, nuôi bò sinh sản ở các huyện Sốp Cộp, Yên Châu, Mộc Châu theo hướng nâng cao năng suất và giá trị…

Ngoài việc giúp dân xóa đói nghèo, Bộ đội Biên phòng tỉnh còn tích cực vận động, giúp nhân dân xây dựng xã, bản văn hóa, nếp sống văn minh, lành mạnh; đẩy mạnh cuộc vận động “Mái ấm cho người nghèo biên giới”, khám chữa bệnh, xóa mù chữ; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình: “Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Nâng bước em đến trường”, “Hũ gạo tiết kiệm”...

“Những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả của Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã thực sự tạo niềm tin yêu trong nhân dân, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân”, “thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc trên địa bàn chiến lược. Đó chính là điểm tựa cho Bộ đội Biên phòng tỉnh nâng cao sức mạnh quản lý, bảo vệ vững chắc các quyền, an ninh biên giới” - Đại tá Vũ Đức Tú chia sẻ.

Tương tự, tại tỉnh Điện Biên, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả các Nghị quyết, chương trình của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo; chú trọng việc tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ và nhân dân nắm vững, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất lao động; tích cực nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay... từ đó góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Có thể khẳng định, trong suốt chặng đường tuy gian khổ nhưng đầy vinh quang, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã vun đắp thêm những truyền thống tốt đẹp; tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới. /.

Phạm Thảo

Nên xem

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

(LĐTĐ) Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Mỗi người dân chung tay xây dựng đường sạch, Hồ Tây không rác

Mỗi người dân chung tay xây dựng đường sạch, Hồ Tây không rác

(LĐTĐ) Sáng 27/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Ban Quản lý Hồ Tây đã tổ chức Lễ phát động ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự đô thị xung quanh Hồ Tây năm 2024.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đại hội Thể thao học sinh Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) -Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024, môn Vovinam Việt Võ Đạo - Cúp Nestlé MILO lần thứ VII vừa chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11, TPHCM), thu hút gần 1.500 vận động viên tham gia tranh tài.
Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

(LĐTĐ) Ở nửa cuối năm 2024, bất động sản dự kiến phục hồi với nhiều cải cách thể chế được thực hiện như Luật Đất đai năm 2023 có hiệu lực thực thi, trái phiếu doanh nghiệp có tín hiệu tốt từ cuối năm 2023.
Sơn Tây: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

Sơn Tây: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Ủy ban nhân dân thị xã và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân; khai mạc Hội thao công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) thị xã năm 2024.
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” được duy trì liên tục, rộng khắp đã thực sự là động lực thúc đẩy, động viên nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì tích cực tham gia, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của địa phương và đơn vị.

Tin khác

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết từ 26/4-1/5, cơ quan khí tượng cho biết, Tây Bắc Bộ khả năng nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Đông Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, khu đồng bằng từ 27-30/4 khả năng nắng nóng diện rộng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu hợp tác, ký kết chương trình phối hợp tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP, và phát triển nông thôn mới từ 2024 - 2028, sau khi thăm quan làng gốm Bát Tràng và mô hình trồng hoa.
Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

(LĐTĐ) Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) có văn bản cảnh báo gửi tới các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.
Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

(LĐTĐ) Năm nay, chủ đề của Ngày Trái đất trên toàn cầu có tên "Planet vs Plastic" (Hành tinh chống lại Nhựa), đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040.
Mưa tháng Tư

Mưa tháng Tư

(LĐTĐ) Mưa tháng Tư, những giọt nước tinh khiết đánh thức cảm xúc, gợi nhớ ký ức và nuôi dưỡng tâm hồn phơi phới hy vọng.
Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

(LĐTĐ) Nghệ An là một trong những tỉnh trọng điểm về tệ nạn ma tuý của cả nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.681 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 390 người sử dụng trái phép chất ma túy.
Xem thêm
Phiên bản di động