Dân chung cư "đi chợ" ngày giãn cách
Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, ra đường không có lý do chính đáng… Cần nhân rộng các mô hình hay để góp phần ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 |
Từ ngày 1/8, chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm) tạm thời đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, chị Thủy (chung cư Nàng Hương, quận Hà Đông) đã chuyển hẳn sang hình thức mua hàng trực tuyến trên "chợ chung cư" của cư dân.
Theo chị Thủy, trước đây, chị cũng có tham gia nhóm "chợ chung cư" trong cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, thời điểm đó, người bán quá ít, hàng hóa không phong phú, do đó ít có sự lựa chọn. Bây giờ, do giãn cách xã hội, nhiều người chuyển sang bán hàng online, mỗi ngày trên nhóm "chợ" có hàng chục bài đăng bán các loại lương thực, thực phẩm.
Đây là nhóm cộng đồng cư dân “riêng tư”, các thành viên bên ngoài không nhìn thấy được. Hàng hóa chủ yếu là do dân trong chung cư có nguồn từ quê mang lên. Việc đặt mua của những người chung sống cùng khu, biết chính xác địa chỉ người bán thì cũng yên tâm hơn bởi nếu hàng hóa có vấn đề gì có thể tới tận nơi phản ánh hay trả lại.
Theo tìm hiểu, chị Thủy thường thanh toán bằng cách chuyển khoản, hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt và cũng không trực tiếp nhận hàng từ người giao. Chị Thủy đã thiết kế sẵn 5 chiếc móc treo ở cửa, người giao hàng chỉ việc treo vào đó, lát sau chị sẽ ra lấy.
"Thực phẩm đa dạng, giá hợp lý, người mua không phải chờ đợi lâu, được giao tận cửa căn hộ. Mua hàng online có thể phần nào giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng, là “điểm cộng” của quầy hàng trực tuyến trong các nhóm "chợ chung cư"", chị Thủy chia sẻ thêm.
Rau củ, đồ ăn sẵn được "tiểu thương chợ online" rao bán trên các trang mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình) |
Trong khi đó, tại chung cư báo Nhân dân (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm), Ban Quản trị tòa nhà đã nảy ra sáng kiến “đi chợ hộ” cư dân. Đây là một trong những hoạt động thuộc mô hình phòng, chống Covid-19 được Ban Quản trị phát động với tên gọi “Chung cư 3 hỗ trợ”, gồm: Hỗ trợ chính quyền, hỗ trợ hàng xóm, hỗ trợ gia đình.
Theo đó, nhóm tình nguyện viên sẽ nhận đơn đặt hàng nông sản từ cư dân, đồng thời làm việc với đầu mối cung cấp (cụ thể là đại diện Hội Nông dân huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) để thu mua và vận chuyển thực phẩm lên Hà Nội cho khách hàng.
Ông Nguyễn Chí Minh (Trưởng Ban Quản trị chung cư báo Nhân dân) thông tin, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, người dân có tâm lý e ngại đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay chợ truyền thống đông người có nguy cơ lây nhiễm... Bên cạnh đó, một số thành viên, cư dân trong tòa nhà có nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm ở các vùng quê, nên Ban Quản trị đã cùng trao đổi và nảy ra ý tưởng này. Sau khi thông báo cho cư dân, sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều cư dân trong tòa nhà.
Mô hình "đi chợ hộ" cư dân nhận được sự ủng hộ của rất nhiều cư dân trong tòa nhà. (Ảnh: Viết Niệm) |
Trước đó, ngày 4/8, chuyến hàng đầu tiên gồm 2 tấn lương thực, thực phẩm đã được vận chuyển và trao tận tay cho các hộ dân. "Nhiều phản hồi tích cực từ phía cộng đồng cư dân đã cho thấy đây là hoạt động thiết thực, mang nhiều ý nghĩa, vừa giúp các cư dân tiết kiệm thời gian đi chợ, vừa là kênh phân phối giúp cho bà con nông dân trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp”, ông Minh chia sẻ.
Các loại lương thực, thực phẩm trong chương trình “đi chợ hộ” cư dân của Ban Quản trị chung cư được niêm yết công khai về giá cả trên các nhóm mạng xã hội của cư dân. Thông qua đây, các hộ gia đình sẽ lựa chọn mặt hàng cần mua theo hình thức mua hàng trực tuyến. Đại diện Hội Phụ nữ tòa nhà sẽ cùng Tổ thực phẩm tổng hợp lại đơn và đặt hàng với Hội Nông dân huyện Nghĩa Hưng.
Anh Tuấn (cư dân chung cư) - một trong những tình nguyện viên tham gia từ những ngày đầu - cho biết, xe tải chở hàng đã được đăng ký luồng xanh để vận chuyển hàng từ quê lên thẳng sân chung cư. Khi hàng lên, để đảm bảo giãn cách theo đúng quy định, từng hộ dân sẽ lần lượt nhận hàng ngay tại sảnh chung cư. Nhiều loại thực phẩm tươi ngon như hải sản, thịt lợn, thịt gà, trứng, rau củ quả các loại đến tận tay người tiêu dùng mà không qua khâu trung gian, nhờ đó cư dân vừa yên tâm về chất lượng sản phẩm, lại vừa được mua với giá bình ổn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 18:26
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 17:05
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Thủ đô 05/11/2024 16:23
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 14:46
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 13:00
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26