Đảm bảo tính răn đe khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa.
Phạt nặng nếu vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) phải thể hiện được tinh thần "dân biết, dân kiểm tra, dân giám sát" Thống nhất kiến nghị của Mặt trận gửi tới kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Hà Nội cũng là nơi thu hút đông đảo lượng khách trong nước và quốc tế đến tham quan, là môi trường thuận lợi phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, trong đó có kinh doanh karaoke, nhà hàng ăn uống có sử dụng nhạc, để đáp ứng nhu cầu thư giãn, giải trí cho du khách.

Đảm bảo tính răn đe khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa
Ông Đàm Văn Huân - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố phát biểu tại Hội nghị.

Trước tình hình trên, để đảm bảo tính răn đe trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; căn cứ Khoản 2 Điều 20 Luật Thủ đô năm 2012, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 về việc quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Theo đó, Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND đã tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố, một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã thay đổi, hết hiệu lực; việc áp dụng gấp 2 lần mức phạt mới chỉ áp dụng ở 12 quận nội thành, vì vậy, cùng một hành vi vi phạm, tuy nhiên lại có mức phạt khác nhau tại các địa bàn cùng Thành phố…

Do đó, việc ban hành nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại nội thành thành phố Hà Nội theo Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (thay thế Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014) là cần thiết và phù hợp với thực tế.

Cụ thể, Dự thảo Nghị quyết dự kiến điều chỉnh một số hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP gồm 8 vấn đề: Vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ, nhân bản, tàng trữ phim; vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu; vi phạm quy định về tổ chức lễ hội; vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; vi phạm các quy định về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa; vi phạm quy định về hoạt động trò chơi điện tử không kết nối mạng internet.

Có thể kể đến một số mức phạt sẽ được áp dụng như: Vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ, nhân bản, tàng trữ phim, phạt tiền từ 50-60 triệu đồng; phạt tiền từ 50-60 triệu đồng đối với hành vi biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phủ nhận thành tích cách mạng, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo…; phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định cuộc thi, người đẹp, người mẫu thuộc phạm vi quản lý nội bộ cơ quan, tổ chức…

Đảm bảo tính răn đe khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa
Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn hóa, nghệ thuật Thành phố góp ý vào Dự thảo Nghị quyết.

Tại Hội nghị, đóng góp vào Dự thảo Nghị quyết, ông Đinh Hạnh - nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế cho rằng, các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa trong thời gian qua có tính phức tạp và nặng hơn, tuy nhiên mức phạt hiện tại còn nhẹ.

Cũng theo ông Hạnh, nếu cố định mức phạt sẽ không có tính răn đe, cứng nhắc. Do đó, ông đề xuất, nên điều chỉnh mức phạt theo sự trượt giá của thị trường, nên chia ra các lĩnh vực có tính chất vi phạm nặng nề, phức tạp hơn thì phạt cao hơn, từ nhẹ đến nặng, để có tính răn đe, không thể tính mức phạt bình quân.

Còn ông Phạm Ngọc Thảo - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật đề nghị ngành Văn hóa, chính quyền Thành phố thống nhất làm rõ một số hành vi vi phạm; nâng cao trình độ năng lực các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thẩm định, phê duyệt, cấp phép; tăng cường thanh tra, kiên quyết xử phạt những hành vi vi phạm.

Phản biện Dự thảo, Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn hóa, nghệ thuật Thành phố cho rằng mức xử phạt cần có tính răn đe và hết sức cụ thể để người dân tuân thủ pháp luật nghiêm túc. Cùng với các hành vi vi phạm lĩnh vực văn hóa, Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng vấn đề vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố cũng rất đáng lưu tâm, một phần nguyên nhân do Thành phố còn thiếu các nhà vệ sinh công cộng, các thùng rác lưu động tại nhiều tuyến phố...

Kết luận hội nghị, ông Đàm Văn Huân - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố cảm ơn ý kiến đóng góp của các đại biểu và cho biết sẽ tiếp thu và bổ sung đầy đủ các nội dung, như: Sự cần thiết ban hành Nghị quyết, căn cứ pháp lý, nâng mức xử phạt vi phạm một số hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa để đảm bảo tính răn đe, bổ sung thêm vai trò của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân…

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Xem thêm
Phiên bản di động