Đảm bảo quyền lợi công dân
Khó mấy cũng phải quyết tâm | |
Từ 1/7, lương hưu dự kiến tăng 7,4 % |
Luật TNBTCNN hiện hành quy định chưa rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại, trách nhiệm của người ra quyết định hoàn trả dẫn đến việc hoàn trả của người thi hành công vụ còn bị xem nhẹ và chưa được thực hiện thống nhất. Thực tế này dẫn đến việc chưa bảo đảm tính răn đe, chưa nâng cao trách nhiệm thi hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, Dự thảo Luật đã sửa đổi nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại theo hướng trong mọi trường hợp đều phải hoàn trả, quy định cụ thể việc xác định mức hoàn trả căn cứ vào lỗi, mức độ lỗi, số tiền Nhà nước đã bồi thường.
Ảnh minh họa. |
Dự thảo Luật quy định tăng mức hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại; sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền, thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả. Quy định về trách nhiệm hoàn trả nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, bảo đảm tính răn đe nhưng cũng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của bộ máy nhà nước, hoàn trả lại một phần kinh phí mà Nhà nước đã bồi thường. Cụ thể, người thi hành công vụ gây thiệt hại mà có lỗi vô ý sẽ hoàn trả 3 – 5 tháng lương, lỗi cố ý nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoàn trả 30 - 50 tháng lương, lỗi cố ý bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải hoàn trả toàn bộ. Còn Dự thảo Luật sau chỉnh lý bổ sung, ngoài các trường hợp nêu trên, người thi hành công vụ phải hoàn trả 1 tháng lương.
Đặc biệt, Dự thảo Luật quy định, đối với trường hợp người yêu cầu bồi thường có yêu cầu tạm ứng kinh phí bồi thường thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc tạm ứng kinh phí để chi trả một phần khoản tiền bồi thường có thể tính được ngay cho người bị thiệt hại (Điều 44). Cơ quan tài chính phải kịp thời cấp phát kinh phí tạm ứng khi có văn bản đề nghị của cơ quan giải quyết bồi thường. Quy định tạm ứng được xây dựng xuất phát từ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trước thực tế có trường hợp ông Huỳnh Văn Nén.
Dự thảo Luật quy định tăng mức hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại; sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền, thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả. Quy định về trách nhiệm hoàn trả nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, bảo đảm tính răn đe nhưng cũng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của bộ máy nhà nước, hoàn trả lại một phần kinh phí mà Nhà nước đã bồi thường. Cụ thể, người thi hành công vụ gây thiệt hại mà có lỗi vô ý sẽ hoàn trả 3 – 5 tháng lương, lỗi cố ý nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoàn trả 30 - 50 tháng lương, lỗi cố ý bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải hoàn trả toàn bộ. Còn Dự thảo Luật sau chỉnh lý bổ sung, ngoài các trường hợp nêu trên, người thi hành công vụ phải hoàn trả 1 tháng lương. |
Theo luật sư Trịnh Khánh Toàn (Đoàn Luật sư TP Hà Nội): Quy định về tạm ứng tiền đền bù thiệt hại như Dự thảo Luật sẽ bảo vệ được quyền lợi của công dân. Bởi vì, hiện nay có không ít trường hợp oan sai do hoạt động tố tụng đã đẩy công dân vào chỗ bơ vơ không nhà cửa, nghèo đói, bệnh tật hiểm nghèo; mà nếu cứ chờ giải quyết khiếu nại và tố cáo kéo dài hàng năm trời (như vụ ông Huỳnh Văn Nén) thì không hợp lý.
Thực tế cho thấy, tiền bồi thường là tiền thuế của người dân được mang ra chi trả cho người bị thiệt hại, trong khi cơ quan, người gây ra thiệt hại không phải bồi hoàn vì không chứng minh được lỗi nên gây bức xúc trong dư luận. Bởi thế, quy định về hoàn trả là để thấy được trách nhiệm của người thi hành công vụ và thấp nhất chỉ là 1 tháng lương. Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, riêng về về nguyên tắc bồi thường và giải quyết bồi thường nhà nước phải bảo vệ quan điểm của Chính phủ, nếu mở rộng như một số ý kiến thì quy trình giải quyết bồi thường kéo dài không biết đến bao giờ, ảnh hưởng đến người bị thiệt hại. Ưu điểm của tạm ứng bồi thường và hoàn trả là góp phần xoa dịu bức xúc của người bị thiệt hại, của dư luận nhưng phải tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31