Đại biểu đề nghị cân nhắc tăng thu ngân sách bằng việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng
Dự kiến nhiều sắc thuế sẽ được miễn, giảm, ưu đãi Hôm nay (17/6), Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) |
Không nên tăng thu ngân sách bằng việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng
Tham gia thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi Luật lần này không nên đặt mục tiêu tăng thu ngân sách nhà nước. Bởi theo thống kê, việc thu thuế giá trị gia tăng luôn chiếm tỷ trọng khá cao, tỷ lệ huy động từ thuế giá trị gia tăng thuộc nhóm tỷ lệ cao so với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, chỉ số đánh giá mức độ huy động thuế là năng suất thu và hiệu suất thu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam đều cao, thể hiện việc thu thuế giá trị gia tăng rất hiệu quả.
Theo đại biểu, thuế giá trị gia tăng là thuế áp dụng đối với người tiêu dùng, không phải đối với người sản xuất. Tuy nhiên, khi giá hàng hoá tăng lên, mức tiêu thụ hàng hoá sẽ giảm, từ đó ảnh hưởng đến người sản xuất, ảnh hưởng đến người sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực sản xuất.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội |
Để phục hồi kinh tế, trong 2 năm qua đã phải giảm thuế mới kích thích được sản xuất, do đó, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị, không nên tăng thu ngân sách bằng việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng. Để tăng thu ngân sách, đại biểu cho rằng, có thể nghiên cứu thuế tài sản và thuế bảo vệ môi trường.
Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn thành phố Hà Nội) quan tâm đến đối tượng chịu thuế tại Điều 5. Cụ thể là điểm h, Khoản 9, Điều 5 quy định, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là “bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập có chức năng mua, bán nợ để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam”.
Đại biểu Phạm Đức Ấn đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, mở rộng theo hướng quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng tại điểm này là “bán tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng”.
Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội. |
Đại biểu phân tích, khi đã phải bán tài sản đảm bảo, thì có nghĩa là khách hàng vay đã rất khó khăn. Và trong trường hợp này, nếu có thuế giá trị gia tăng nữa thì lại thêm gánh nặng nợ cho họ. Nếu được miễn thuế giá trị gia tăng, thì có khả năng họ còn để được một phần giá trị tài sản còn lại để phục vụ cho đời sống, hoặc sản xuất kinh doanh trở lại.
Huy động được nguồn lực cho phát triển văn hóa
Đại biểu Bùi Hoài Sơn (Đoàn thành phố Hà Nội) nhìn nhận, công cụ thuế đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển văn hóa. Trên thế giới, có nhiều quốc gia đã sử dụng công cụ thuế như một trong những chính sách quan trọng để đầu tư, hỗ trợ cho phát triển văn hóa. Ở nước ta, qua nhiều hội nghị, hội thảo, nghiên cứu đã chỉ ra điểm nghẽn về ưu đãi thuế đối với lĩnh vực văn hóa.
Chính vì vậy, việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng lần này là cơ hội rất tốt để chúng ta tháo gỡ một phần điểm nghẽn này, giúp tạo ra sự hấp dẫn, huy động được nguồn lực cho phát triển văn hóa.
Đánh giá cao nỗ lực của cơ quan soạn thảo trong việc có thêm một số ưu đãi về thuế đối với hoạt động văn hóa, tuy nhiên, đại biểu Bùi Hoài Sơn đề nghị giữ nguyên quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 đối với nhóm nội dung là hoạt động văn hóa, triển lãm thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội. |
Theo đại biểu Bùi Hoài Sơn, việc tăng thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động văn hóa, thể thao sẽ hạn chế khả năng tiếp cận của nhân dân đối với các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ mang tính công cộng này.
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 9, về đối tượng áp dụng mức thuế suất 0%, đại biểu Bùi Hoài Sơn đề nghị bổ sung nội dung về dịch vụ văn hóa, giải trí, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan để sử dụng ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Bởi theo đại biểu, việc áp thuế suất 10% đối với dịch vụ văn hóa xuất khẩu là không phù hợp với thông lệ quốc tế, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm văn hóa Việt Nam, bảo hộ ngược sản phẩm văn hóa nước ngoài.
Đồng thời, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung về hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức nước ngoài sản xuất phim sử dụng bối cảnh quay tại Việt Nam, các dịch vụ sản xuất phim do tổ chức nước ngoài, tổ chức Việt Nam cung cấp theo quy định của Chính phủ. Việc không có chính sách ưu đãi thuế đối với các đơn vị làm phim nước ngoài là chưa phù hợp.
Ngoài ra, tại Khoản 12 Điều 5, đại biểu đề nghị, bổ sung nội dung không thuộc đối tượng áp dụng thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cơ sở văn hóa không vì lợi nhuận phục vụ hoạt động văn hóa, nghệ thuật sử dụng 100% từ nguồn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo theo quy định của Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm
Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh
Nghiệm thu toàn bộ tuyến metro số 1 trong tháng 12/2024
Tin khác
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
Tin mới 27/11/2024 15:41
Từ 1/7/2025, lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam
Tin mới 27/11/2024 15:36
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Tin mới 27/11/2024 11:22
Công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
Tin mới 27/11/2024 06:12
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Tin mới 26/11/2024 11:48
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri
Tin mới 25/11/2024 17:55
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 25/11/2024 16:38
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 25/11/2024 12:39
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30