Cửa ngõ cho Thủ đô “cất cánh”
Hà Nội: Bảo đảm trật tự an toàn giao thông cửa ngõ phía Tây Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cửa ngõ phía Tây thành phố Hà Nội |
Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, sau thời kỳ phát triển “nóng”, Thành phố phải đối mặt với hàng loạt vấn đề, nhất là tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số cơ học, dẫn đến nhiều thách thức trong quy hoạch, giao thông, an ninh, y tế, giáo dục, năng lượng, phát triển nhà ở, xử lý ô nhiễm môi trường...
Xây dựng một Thành phố thông minh nhằm đáp ứng các yêu cầu quản trị của chính quyền và đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, tiện ích, an toàn, thân thiện cho người dân, tạo ra những giá trị nhân văn cho cuộc sống cộng đồng là yêu cầu cấp thiết và là mục tiêu hướng tới của Thủ đô. Từ cơ sở này, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và vị trí địa chiến lược của Thủ đô cho sự phát triển toàn diện, bền vững của địa phương, làm cơ sở cho việc quản lý và đầu tư phát triển Thủ đô Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức lập Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065” và đã được Hội đồng nhân dân Thành phố biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ XIV.
Định hướng phát triển không gian toàn đô thị Hà Nội trong điều chỉnh quy hoạch chung. |
Trong các điểm mới, đáng chú ý có đề xuất mô hình “Thành phố trong Thủ đô” nhằm tạo các cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho các “cửa ngõ” của Hà Nội gồm: Hòa Lạc, Xuân Mai (khu vực phía Tây); Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn (khu vực phía Bắc) và có thể cả Phú Xuyên, Ứng Hòa (khu vực phía Nam)… nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các khu chức năng về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ; logistics; thương mại quốc tế; tài chính... hình thành các trung tâm phát triển mới của Thủ đô.
Dẫn chứng về một số thành công nổi bật của một số thành phố trên thế giới như: Thành phố thông minh Seoul (Hàn Quốc), thành phố Medellin (Colombia) hay Dương Châu (Trung Quốc)… để lấy những bài học kinh nghiệm bổ ích cho quy hoạch phát triển Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang - nguyên Giám đốc Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc tại Việt Nam, cho rằng, việc củng cố các thành phố nhỏ và trung gian sẽ không chỉ tạo dòng chảy và mối liên kết mạnh mẽ giữa thành thị và nông thôn mà còn tăng cường khả năng tiếp cận của người dân nông thôn và ven đô với các dịch vụ cơ bản đô thị bền vững như: Nước sạch, vệ sinh, cơ sở y tế, dịch vụ tài chính, giao thông, năng lượng và thực phẩm để có thể thu hút dân cư và đô thị hóa bền vững.
Sự gắn kết của các thị trấn và thành phố trung gian thành một thể liên tục đa trung tâm đòi sự phát triển đầu tư cân bằng, quy hoạch tổng hợp vùng và lãnh thổ, các hành lang và cụm phát triển, cũng như các liên kết và trao đổi liên vùng ở nhiều cấp độ. “Bài học kinh nghiệm phát triển vùng Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc ở Trung Quốc rất đáng chú ý và học hỏi khi tích hợp sự can thiệp của Nhà nước với sự điều tiết của thị trường. Sự hợp tác xuyên ranh giới lãnh thổ với sự thúc đẩy của chính quyền Trung ương bảo đảm hợp tác khu vực lâu dài, ổn định những hành động trong tương lai. Bằng cách kết hợp từ trên xuống lập kế hoạch và hợp tác theo chiều ngang”, Tiến sĩ Nguyễn Quang nhấn mạnh.
Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị, đa cực, đa trung tâm, gồm: Đô thị trung tâm (Đô thị phía nam sông Hồng; Đô thị Long Biên, Gia Lâm); Thành phố phía Bắc (gồm các huyện: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Thành phố phía Tây (Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, thị trấn Xuân Mai), các Đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên; Thị trấn sinh thái và thị trấn. |
Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Tuấn Nghĩa - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trong tương lai, dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các đô thị hiển nhiên sẽ là các đô thị thông minh. Diện mạo cũng như cấu trúc tổ chức hoạt động kinh tế và đời sống xã hội đô thị tất yếu mang hình thái là những hệ sinh thái đô thị thông minh hơn và bản sắc hơn. Do đó, dù với tầm nhìn 30 năm hay dài hơn nữa, việc kiến tạo nền tảng và nhất quán thực hiện phát triển theo hướng đô thị thông minh ngay từ hôm nay không chỉ là nguyên tắc mà còn là “mệnh lệnh” cho các Thành phố, trong đó có Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến của cả nước…
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhiều thành phố cũng trải qua các quá trình phát triển lộn xộn và tự phát như Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều thành phố đã vươn mình (như Seoul, Singapore, Medellin, Thượng Hải, Dương Châu, Cairo…) bằng những chiến lược tái cấu trúc táo bạo, gắn kết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. Chìa khóa cho sự thay đổi đó nằm ở những hành lang phát triển kết nối sáng tạo những thành tố rời rạc và tự phát. Kết nối, sử dụng đất đa chức năng, phát triển các không gian đô thị sáng tạo, thông minh cho nhu cầu sống, dịch vụ, vui chơi giải trí và làm việc, bảo tồn và tái phát triển đô thị, khai thác cảnh quan các con sông, nâng cấp các khu ở, liên kết đô thị, nông thôn và vùng, khai thác nguồn lực tài nguyên, sinh thái và xã hội… là những giải pháp chiến lược ưu tiên. Tiềm năng phát triển những không gian sáng tạo và chuyển đối số cho hội nhập toàn cầu đã hiện hữu trong những hoạt động phát triển ở Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết ngày 15/11: Ngày nắng có gió nhẹ, sáng sớm sương mù rải rác
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Tin khác
Marina Central Tower tại Ba Son quận 1 thu hút khách thuê nhờ vị trí siêu đắc địa
Dự án 06/11/2024 12:23
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Dự án 05/11/2024 10:04
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Dự án 05/11/2024 10:00
Bộ đôi cao tầng đầu tiên tại The Global City “tăng nhiệt” thị trường bất động sản khu Đông TP. Hồ Chí Minh
Dự án 02/11/2024 14:19
Bất động sản Thuỷ Nguyên: Viên ngọc ẩn giấu nhiều tiềm năng
Dự án 01/11/2024 18:01
Thế hệ thủ lĩnh tiếp theo của ngành bất động sản chính thức lộ diện
Dự án 31/10/2024 18:57
Những yếu tố giúp Thủy Nguyên, Hải Phòng có thể thu hút đầu tư
Dự án 31/10/2024 17:19
Quý III/2024, cả nước có 8 dự án nhà ở xã hội được triển khai
Dự án 31/10/2024 06:34
Căn hộ Sun Group dưới 1 tỷ tạo "địa chấn": 93% hết hàng ngay khi mở bán
Dự án 28/10/2024 16:54
Cao Bằng: Đầu tư khách sạn nhà hàng đón dòng khách du lịch Trung Quốc
Dự án 20/10/2024 10:32