Cửa hàng lao đao tìm cách chống chọi qua mùa dịch
Tiếp tục kinh doanh để bù lỗ
Vốn được xem là phố ẩm thực với nhiều nhà hàng, quán ăn nổi tiếng, những ngày này, phố Duy Tân (Cầu Giấy) trở nên vắng vẻ lạ thường. Trước mỗi cửa hàng đều có treo biển chỉ bán mang về, lác đác vài quán bún, phở đã thông báo tạm ngừng kinh doanh cho tới khi tình hình dịch bệnh ổn định.
Các cửa hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội chuyển sang bán hàng mang về. (Ảnh: Lê Thắm) |
11h trưa, tại quán phở của chị Nguyễn Thu Trang (ngõ 36 Duy Tân) chỉ lác đác độ chục người, tất cả họ đều là shipper tới lấy hàng mang đi. Chị Trang chia sẻ, chị mở quán được gần 2 năm nay, thời điểm quán mới đi vào hoạt động, dịch chưa bùng phát nên làm ăn khá ổn, lượng khách tới quán mỗi ngày phải lên tới cả trăm người. Thế nhưng, bắt đầu từ tháng 2/2020 tới nay, quán của chị đã phải tạm dừng bán hàng 2 lần.
“Do đã ký hợp đồng thuê mặt bằng dài hạn nên khi dịch diễn biến phức tạp, khách đến ăn hầu như không có, tôi vẫn phải tiếp tục mở cửa kinh doanh. Một phần là để giữ thương hiệu, giữ chân khách hàng thân thiết, một phần là để có thêm chi phí bù vào khoản tiền đã trả cho chủ nhà trước đó”, chị Trang chia sẻ.
Một số cửa hàng đóng cửa, tạm dừng kinh doanh. (Ảnh: Lê Thắm) |
Khác với chị Trang, anh Hoàng Văn Thái - chủ một cửa hàng ăn tại phố Huỳnh Thúc Kháng (Đống Đa) lại chọn giải pháp đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh. Anh Thái cho biết, anh thuê mặt bằng mở cửa hàng chưa được bao lâu thì lại phải đóng cửa vì dịch.
“Cũng may tôi chỉ ký hợp đồng thuê mặt bằng 3 tháng một, nên dù khá xót số tiền đã bỏ ra nhưng tôi vẫn quyết định nghỉ bán. Quán mới mở lượng khách chưa ổn định nên nếu cố gắng mở cửa hoặc bán online thì tiền mặt bằng cộng với tiền nhân viên sẽ khiến tôi càng lỗ nặng hơn”, anh Thái ngậm ngùi.
Dễ dàng nhận thấy không chỉ riêng khu vực Duy Tân, Huỳnh Thúc Kháng mà các khu phố sầm uất khác như Tô Hiệu, Vũ Phạm Hàm (Cầu Giấy), Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng), Thái Hà (Đống Đa)… các hàng quán đều đã chuyển sang hình thức chỉ bán mang về hoặc đóng cửa tạm nghỉ.
Chuyển sang bán hàng online, chờ ngày dịch được kiểm soát
Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19, tuy nhiên, đa phần các chủ cửa hàng đều bình tĩnh, thực hiện nghiêm túc theo quy định của Chính phủ và Thành phố với mong muốn dịch bệnh sớm được kiểm soát.
Ngoài việc lựa chọn đóng cửa hay bán mang về theo hình thức thông thường, nhiều cửa hàng đã chuyển sang đẩy mạnh hình thức kinh doanh online.
Các cửa hành chuyển sang hình thức kinh doanh online. (Ảnh: Lê Thắm) |
Chị Đào Thu Anh chủ một tiệm cà phê kết hợp bánh ngọt tại phố Thái Hà chia sẻ: “Thật lòng mà nói việc được kinh doanh, bán hàng trực tiếp giúp chúng tôi có doanh thu cao hơn. Đa phần các bạn trẻ thích đến đây vừa ăn bánh, uống cà phê vừa ngồi làm việc.
Thế nhưng với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện tại, chúng tôi hiểu mình phải hy sinh lợi ích cá nhân để chung tay chống dịch cùng Nhà nước. Từ ngày chuyển sang bán online, doanh thu của cửa hàng chỉ đủ trả tiền mặt bằng và tiền nhân viên thôi. Mong rằng dịch bệnh sớm đi qua để chúng tôi được trở lại kinh doanh bình thường”.
Chị Thu Anh cũng cho biết thêm, cửa hàng chị luôn nghiêm túc chấp hành quy định phòng, chống dịch của Bộ Y tế cũng như Thành phố. Khi shipper hoặc khách hàng tới mua đồ, các nhân viên sẽ nhắc nhở đeo khẩu trang, sát khuẩn cẩn thận. Mọi người đều phải xếp hàng hoặc ngồi chờ ở các vị trí cách xa nhau. Thậm chí mới đây, cửa hàng chị còn trang bị thêm cả máy đo thân nhiệt và khuyến khích khách hàng thanh toán qua mã QR.
Tương tự, chị Hà Hoàng Trang, chủ một cửa hàng bán đồ ăn vặt tại Trung Kính (Cầu Giấy) cũng cho biết, trước khi có Công điện khẩn số 11 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc yêu cầu các cửa hàng chỉ được bán mang về thì chị đã quyết định đóng cửa chuyển sang kinh doanh online. May mắn hơn một số cửa hàng khác việc chuyển sang bán hàng online không khiến thu nhập của chị giảm đi là bao.
“Thật ra, việc chuyển sang bán hàng online là xu hướng tất yếu ở thời điểm này. Điều quan trọng hơn là bán hàng online sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân mình cũng như khách hàng. Mỗi chúng ta nên chấp nhận thay đổi, từ bỏ một chút lợi ích cá nhân, khi dịch được kìm chế sớm, tất yếu kinh tế sẽ vực dậy được”, chị Trang nêu quan điểm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20