Cử tri đề nghị bảo đảm giá nhà đất phù hợp với người lao động có nhu cầu thực tế
Thành phố cần có giải pháp bình ổn thị trường
Trước Kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội khoá XVI chính thức khai mạc ngày 1/7, các đại biểu HĐND Thành phố đã tiếp xúc cử tri để báo cáo về dự kiến nội dung kỳ họp và ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Theo đó, kiến nghị chung đối với Thành phố có 46 nội dung; kiến nghị thuộc phạm vi địa bàn các quận, huyện là 184 nội dung; kiến nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung ương 4 nội dung.
Theo ghi nhận tại các cuộc tiếp xúc cử tri, trong lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đất đai, nhiều cử tri đề nghị UBND Thành phố giảm bớt thủ tục hành chính, tiếp tục tăng cường liên thông các thủ tục hành chính đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, Thành phố rà soát lại toàn bộ việc quản lý tài sản công, tài sản liên kết đầu tư tại các cơ sở giáo dục để tránh thất thoát, lãng phí.
Cử tri quận Hoàn Kiếm nêu ý kiến, kiến nghị tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp 17 HĐND Thành phố khoá XVI. |
Cử tri đề nghị Thành phố có giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường, kiểm soát giá vàng, giá lương thực, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu để việc cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 thực sự phát huy tác dụng, góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Cử tri cũng nêu thực trạng hiện giá nhà, đất trên địa bàn Thành phố rất cao, phần lớn là các nhà đầu tư mua đầu cơ, còn người dân, công nhân lao động có nhu cầu thực tế thì không có khả năng để mua được. Đồng thời, các cử tri đề nghị UBND Thành phố có giải pháp để ổn định thị trường bất động sản, khắc phục tình trạng đầu cơ, bảo đảm giá cả nhà đất phù hợp với đối tượng người lao động có nhu cầu thực tế.
Cũng theo cử tri, việc thu thuế đất phi nông nghiệp tại các xã giáp ranh quận đang ở mức cao hơn các xã khác trong cùng một huyện. Tuy nhiên, giá đất nông nghiệp khi thu hồi, giải phóng mặt bằng lại được UBND Thành phố ban hành khung giá chung của huyện, không có giá giáp ranh quận. Như vậy, đang có sự mâu thuẫn giữa áp giá giáp ranh quận khi thu thuế đất phi nông nghiệp và giá bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp thực hiện các dự án (giá bồi thường thấp). Cử tri đề nghị, Thành phố quan tâm xem xét điều chỉnh sự bất cập trên cho phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân.
Trong lĩnh vực quy hoạch, giao thông, đô thị, cử tri đề nghị Thành phố xem xét có quy định về thời gian cắt tỉa cây xanh trên địa bàn Thành phố, tránh tình trạng cắt tỉa tùy tiện, cắt tỉa nhiều không còn bóng mát.
Liên quan đến vấn đề an toàn phòng cháy, chữa cháy, cử tri đề nghị Thành phố cho lắp đặt các họng nước chữa cháy tại các điểm ở địa bàn có nhiều ngõ, ngách, đường nhỏ hẹp, xe chữa cháy không đi vào được. Cùng với đó, đề nghị UBND Thành phố và sở, ban ngành liên quan có giải pháp quản lý chặt chẽ hơn về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt đối với loại hình nhà trọ và nhà ở kết hợp kinh doanh trong ngõ nhỏ.
Rà soát quỹ đất để xây dựng thêm các trường học công lập
Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, cử tri quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số cơ học trong khi số trường học công lập các cấp học chưa nhiều và đang quá tải (nhất là tại các quận nội thành) và cử tri đề nghị Thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát quỹ đất để xây dựng thêm các trường học công lập đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô.
Cử tri phản ánh việc Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND ngày 29/3/2024 của HĐND Thành phố chỉ quy định “mức trần” - mức tối đa áp dụng cho toàn thành phố Hà Nội mà không quy định mức tối thiểu và không phân chia theo khu vực đô thị, nông thôn, miền núi là rất khó khăn cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Cử tri quận Đống Đa phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND Thành phố. |
Nội dung này đã được UBND Thành phố chỉ đạo tại văn bản số 1320/UBND-KGVX ngày 4/5/2024, tuy nhiên, văn bản hướng dẫn này vẫn chung chung và phải thoả thuận, chưa phân chia theo khu vực (nội thành, ngoại thành, miền núi giống như đang áp dụng với các khoản thu học phí hiện nay) khiến cử tri, phụ huynh rất băn khoăn, lo lắng trong việc nhà trường áp dụng các mức tối đa vào năm học mới. Cử tri đề nghị Thành phố chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Giáo dục và đào tạo và các cơ quan liên quan có hướng dẫn cụ thể về cách xác định mức thu (có mức trần và mức sàn hoặc phương pháp tính cụ thể để xác định giá dịch vụ) làm cơ sở để phụ huynh và nhà trường xác định giá thoả thuận phù hợp.
Thực hiện cải cách tiền lương phù hợp
Đối với lĩnh vực tổ chức bộ máy, xây dựng chính quyền, cử tri đề nghị Thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện lộ trình cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để phù hợp với tình hình phát triển của xã hội và tình hình tăng giá như hiện nay. Sau khi Luật Thủ đô sửa đổi được thông qua, cần sớm có cơ chế đặc thù về tiền lương, giúp cho cán bộ, công chức, viên chức cải thiện thu nhập.
Toàn cảnh Kỳ họp 17 khoá XVI HĐND Thành phố. |
Cử tri quận phản ánh, trong thời gian vừa qua, Thành phố đã rất quan tâm đến công tác phân cấp, ủy quyền, trong đó có phân cấp thủ tục hành chính. Để việc ủy quyền thủ tục hành chính phù hợp, hiệu quả, đề nghị UBND Thành phố có chính sách bổ sung nguồn lực cho các đơn vị nhận ủy quyền bảo đảm đủ yêu cầu, điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Cử tri cũng đề xuất Thành phố tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giải quyết các thủ tục hành chính để nhân dân thực hiện được thuận lợi hơn (cấp đổi giấy phép lái xe…).
Các ý kiến, kiến nghị của cử tri với từng vấn đề cụ thể trên địa bàn các quận, huyện cũng được các vị đại biểu HĐND Thành phố tổng hợp đầy đủ để gửi tới các cơ quan liên quan xem xét, trả lời, giải quyết thấu đáo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tin bão mới nhất: Bão số 4 ngày càng tăng tốc và tăng cấp có khẳ năng uy hiếp đất liền vào cuối tuần
Cháy nhà dân ở phố Trần Bình, cột khói đen bốc cao hàng chục mét
Ngành Đường sắt thiệt hại gần 180 tỷ đồng do bão số 3
Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng
Sơn Tây: Hoãn tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung khắc phục hậu quả bão số 3
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ
Tin khác
Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/09/2024 09:28
Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng
Nhịp sống Thủ đô 17/09/2024 09:04
Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt
Nhịp sống Thủ đô 16/09/2024 18:38
Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch
Nhịp sống Thủ đô 16/09/2024 06:58
Xây mới nhiều trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 16/09/2024 06:37
Cán bộ, nhân dân quận Hai Bà Trưng “tổng lực” vệ sinh môi trường sau bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 14/09/2024 17:56
“Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024 đậm nét Tết Trung thu xưa
Nhịp sống Thủ đô 13/09/2024 21:24
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Hỗ trợ người dân các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 13/09/2024 15:04
Tăng cường chăm lo gia đình và con đoàn viên, người lao động dịp Tết Trung thu
Nhịp sống Thủ đô 13/09/2024 06:06
Người dân một số vùng bị ngập ở Hà Nội trở về nhà dọn dẹp, khắc phục hậu quả của mưa, lũ
Nhịp sống Thủ đô 12/09/2024 19:25