CPI tháng 3/2020 giảm 0,72%
CPI 6 tháng đầu năm 2019: Một số vấn đề cần được làm rõ | |
Xăng dầu khiến CPI 6 tháng đầu năm 2019 tăng 1,41% |
Cụ thể, so sánh tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3 so với tháng trước của các năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: tăng 0,57%; tăng 0,21%; giảm 0,27%; giảm 0,21%; giảm 0,72%.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 và bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước đều ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, tăng lần lượt 4,87% và 5,56%.
Các cơ quan chức năng tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định thị trường dẫn đến CPI tháng 3/2020 giảm. |
So sánh tốc độ tăng CPI tháng 3 so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020 lần lượt là: 1,69%; 4,65%; 2,66%; 2,7%; 4,87%. Tốc độ tăng CPI bình quân quý I so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020 lần lượt là: 1,25%; 4,96%; 2,82%; 2,63%; 5,56%.
Trong tháng 3, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước. Trong đó, nhóm giao thông giảm nhiều nhất với mức giảm 4,87%. Tiếp theo là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,4%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,43%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,15%; Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,11% và Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; Nhóm giáo dục tăng 0,04%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%.
Cũng theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 3/2020 so với tháng trước giảm 0,06%, tăng 2,95% so với tháng 3/2019. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019 tăng 3,05%.
Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, CPI quý I/ 2020 tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu như: Nhu cầu về nhiều loại mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: lương thực, thực phẩm, rau quả; giá điện nước sinh hoạt…
Ở chiều ngược lại có có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI trong quý I như: Giá xăng dầu được điều chỉnh giảm; ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nhu cầu đi lại, du lịch của người dân sau Tết giảm làm giá của nhóm du lịch. Hơn nữa, các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05