CPI 6 tháng đầu năm 2019:  Một số vấn đề cần được làm rõ

(LĐTĐ) Tổng Cục Thống kê đã thông báo số liệu tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2019, trong đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đã tăng 2,64% so với cùng kì năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Riêng CPI của tháng 6 giảm 0,09% so với tháng 5, nhưng tăng 1,41% so với tháng 12 năm 2018 và tăng 2,16% so với cùng kì năm trước.
cpi 6 thang dau nam 2019 mot so van de can duoc lam ro Xăng dầu khiến CPI 6 tháng đầu năm 2019 tăng 1,41%
cpi 6 thang dau nam 2019 mot so van de can duoc lam ro Doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2019 ước đạt hơn 403 nghìn tỷ đồng
cpi 6 thang dau nam 2019 mot so van de can duoc lam ro Điện và xăng tăng khiến chỉ số CPI tháng 4/2019 tăng 0,31%

Xăng dầu tác động đến CPI

Theo đó, CPI của tháng 6 giảm là do việc điều hành kinh tế vĩ mô có chiều hướng tích cực, nền kinh tế phát triển khá ổn định, dư luận tiếp tục ghi nhận việc nỗ lực kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đã đề ra từ đầu năm là dưới 4%. Việc điều hành một số giá cả là đầu vào của xã hội có những tiến bộ hơn so với những thời kì trước. Nguồn cung mặt hàng gạo và một số loại hàng hóa thiết yếu tương đối dồi dào, đảm bảo phục vụ thị trường với giá cả hợp lý và chấp nhận được.

cpi 6 thang dau nam 2019 mot so van de can duoc lam ro
CPI 6 tháng đầu năm 2019 tăng 2,64%

Riêng về giá xăng dầu, trong 6 tháng qua, mặc dù phụ thuộc vào biến động tăng giảm của giá thế giới, song việc điều hành trong kì tương đối suôn sẻ, giá xăng dầu trong 6 tháng đã tăng 4 đợt, giảm 4 đợt và 4 đợt giữ ổn định. Tính chung trong kì, chỉ số giá mặt hàng xăng dầu giảm 3,55% so với cùng kì năm trước, góp phần làm giảm CPI chung 0,15%.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, đã điều chỉnh giảm mức học phí cho các cháu ở nhà trẻ, học sinh trung học cơ sở và bổ túc trung học cơ sở tại các trường công lập trên địa bàn, đã góp phần kéo theo chỉ số giá nhóm giáo dục cả nước giảm 0,55% trong tháng 2/2019. Góp phần làm giảm CPI chung 0,03%. Dịch vụ y tế bình quân 6 tháng đầu năm giảm 0,03% so với tháng 12/2018 cũng góp phần làm cho CPI giảm trong kì.

Trong khi đó, lạm phát cơ bản tháng 6/2019 tăng 0,16% so với tháng 5 và tăng 1,96% so với cùng kì, trong 6 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 1,87% so với cùng kì năm trước. Tính chung trong 6 tháng qua, lạm phát chung có mức tăng cao hơn mức lạm phát cơ bản, điều này cho ta thấy: biến động giá chủ yếu là việc tăng giá của xăng dầu, điện, và một số nhóm lương thực thực phẩm. Lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm tăng 1,87% so với cùng kì năm trước cũng phần nào phản ảnh việc điều hành chính sách tiền tệ khá ổn định ở thị trường tài chính nước ta.

Đi sâu vào phân tích diễn biến CPI của 6 tháng cho ta thấy: Ngoài những thành công của việc kiềm chế lạm phát ở một mức hợp lý trong 1 điều kiện còn khó khăn do kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, giá cả có xu hướng tăng trở lại, các yếu tố rủi ro và thách thức gia tăng hơn so với năm trước và những thời kì trước đây.

Về giá cả và thị trường trong 6 tháng qua, không thể không đề cập đến giá của một số mặt hàng thiết yếu, và là đầu vào của toàn xã hội, như điện và xăng dầu, thời gian qua đã có những phản ứng khá mạnh mẽ của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và người tiêu dùng về việc điều chỉnh giá 2 mặt hàng này. Về giá điện, Chính phủ cho phép tăng bình quân 8,36% nhưng thực tế không phải hoàn toàn như vậy bởi hóa đơn tiền điện của khá nhiều hộ đã tăng 15%, 20% thậm chí 30% so với tháng chưa điều chỉnh giá điện.

Còn một điều nữa cần nói về xăng dầu, đó là trước đây, khi chúng ta chưa có 2 nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn thì còn phụ thuộc vào xăng dầu thế giới, ngày nay chúng ta đã tự sản xuất được 60% - 70% nhu cầu trong nước, vậy tại sao không nghĩ đến dự trữ chiến lược mặt hàng này để chủ động hơn trong việc điều hành giá cả ở thị trường.

Về chất lượng kinh doanh xăng dầu, qua vụ Trịnh Sướng pha chế và tiêu thụ bất hợp pháp hàng triệu lít ở thị trường nhiều năm mới bị phát hiện cho ta thấy công tác quản lý chất lượng xăng dầu bị buông lỏng khá nghiêm trọng, làm thiệt hại vật chất, sự an toàn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vận tải và của người tiêu dùng xã hội.

Vụ việc này rồi đây sẽ bị xử lý, song điều quan trọng là phải rút ra những bài học kinh nghiệm của những “chuyện đã rồi”. Ngoài vụ Trịnh Sướng, trước đây đã từng có những vụ việc như Khaisilk, Nhật Cường… cho ta thấy có sở hở trong quản lý và bộ lộ những yếu kém về công tác quản lý thị trường, và vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương. Trong tình hình hiện nay, rất cần có thêm những nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ như ngành Bưu chính viễn thông, chắc chắn người dân sẽ được hưởng lợi tốt hơn như tình hình hiện nay. Rất mừng là Việt Nam đã có một vài cây xăng của Nhật bản, song điều đó là chưa đủ…

Cần có những tập đoàn bán lẻ mạnh

Về giá các mặt hàng thiết yếu cũng có những điều cần phải phân tích thêm: Với mặt hàng thịt lợn, khi có dịch xảy ra ở các địa phương, mặc dù giá thịt lợn hơi giảm đến 30% - 40% song giá cả thịt lợn bán lẻ ở các chợ dân sinh giảm không đáng kể. Thịt lợn ở một số siêu thị lại đứng yên hoặc tăng lên 10 - 15%, thậm chí 20%? Tại sao lại có những hiện tượng bất hợp lý và trái quy luật về giá cả như vậy? Chúng ta chưa có một đợt phúc tra nào đối với giá bán lẻ thịt lợn trong những đợt dịch vừa qua. Câu trả lời xin dành cho cơ quan quản lý thị trường giá cả ở các địa phương.

Về dự báo giá cả 6 tháng cuối năm và cả năm 2019, trong điều kiện phức tạp của địa chính trị thế giới, kinh tế thế giới còn có những khó khăn diễn ra chưa có điểm dừng thì sự phát triển của nội lực trong nước là vô cùng quan trọng. Chúng ta cần chấp nhận để vượt qua những biến động bất lợi này. Phải coi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là những tế bào cho sự phát triển của đất nước, tiếp tục duy trì sự ổn định của kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý, giữ vững chính sách tiền tệ ổn định, điều quan trọng là khơi dậy được sức mạnh nội lực của toàn dân và doanh nghiệp.

Qua đó, điều hành giá cả trong những giai đoạn này cần chú ý việc cân đối các quan hệ tiền - hàng, cung cầu hàng hóa, có chính sách phát triển sản xuất, tạo ra quỹ hàng hóa dồi dào, có sức cạnh tranh cao ngay ở thị trường nội địa, đi đôi với đó cần phát triển hệ thống phân phối vững mạnh, hiệu quả, luôn luôn gắn chặt giữa sản xuất và phân phối để phục vụ tiêu dùng xã hội.

Việt Nam cần có những tập đoàn bán lẻ mạnh, có thương hiệu bền vững, tạo niềm tin cho nhà sản xuất, nhà cung ứng hàng hóa và người tiêu dùng. Hiện nay những tác động của giá điện, xăng dầu và các loại hàng hóa dịch vụ khác đang ngấm dần vào giá cả những mặt hàng thiết yếu của các gia đình. Đời sống của nhân dân có được cải thiện hay không? Chính là việc kiềm chế thành công lạm phát theo mục tiêu đã định, đi đôi với nâng cao thu nhập của người lao động.

Theo đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lương của công nhân lao động Việt Nam chưa đủ sống, nếu giá cả thị trường có tốc độ tăng nhanh hơn tiền lương được điều chỉnh thì đời sống của họ sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Việc này đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp các ngành tập trung chăm lo mức sống ngày một cải thiện cho người lao động, một tài sản quý giá nhất của đất nước, điều mong muốn rất đơn giản mà bản thân họ - những người lao động không thể tự vượt qua được, mặc dù đã có nhiều cố gắng. Làm được như vậy, chắc chắn nhiệm vụ kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong năm 2019 sẽ đạt được, góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất và phục vụ tiêu dùng xã hội, ổn định và cải thiện từng bước đời sống của nhân dân trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tin khác

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Xem thêm
Phiên bản di động