Công nhân môi trường nỗ lực làm xanh “vùng đỏ”
Hà Nội đã và đang trải qua những ngày thực hiện giãn cách xã hội, tuy không trực tiếp tham gia vào lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 nhưng các công nhân vệ sinh môi trường lại là những chiến binh thầm lặng luôn có mặt tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện, khu dân cư phong tỏa…
Không chỉ thu gom rác tại các hộ gia đình, mà hàng ngày họ cũng đến những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao để thu gom rác. Áp lực đè nặng lên vai nhưng có lẽ các công nhân môi trường chưa bao giờ cảm thấy nản lòng.
Tối 21/8, tại quận Đống Đa, sau khi ghi nhận nhiều F0, UBND quận Đống Đa đã quyết định cách ly y tế 2 phường với hơn 21.000 dân để phòng, chống dịch. Đi đôi với các biện pháp mạnh hơn về phòng, chống dịch, công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường cũng được khẩn trương lên kế hoạch triển khai.
Lãnh đạo Xí nghiệp môi trường đô thị chi nhánh Đống Đa thăm hỏi, động viên công nhân môi trường đang làm việc tại khu vực cách ly. |
Trong giờ “tiễn” công nhân vào khu vực cách ly làm việc, ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Xí nghiệp Môi trường đô thị chi nhánh Đống Đa (Công ty TNHH MTN Môi trường đô thị Hà Nội) không quên nhắc nhở, mọi người làm việc chú ý an toàn, giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc và đặc biệt phải luôn mặc đồ bảo hộ khử khuẩn mà công ty đã trang bị. Chú ý thường xuyên giữ liên lạc, cập nhật tình hình với chi nhánh.
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, trong đợt này, chi nhánh có 40 công nhân môi trường, tình nguyện vào cùng “ăn-ở” trong khu vực cách ly tại hai phường Văn Chương và Văn Miếu.
“Trung bình khối lượng rác sinh hoạt hằng ngày ở hai khu vực phường Văn Chương và Văn Miếu là 40 tấn. Mỗi người trong tổ môi trường đô thị phụ trách địa bàn vận chuyển hơn 2 tấn rác/ngày. Những ngày cách ly, các khu chợ lớn như Ngô Sỹ Liên, Văn Chương trên địa bàn tạm ngừng hoạt động, nhà hàng, quán xá cũng tuân thủ quy định giãn cách… nhưng khối lượng rác vẫn lớn, ước chừng khoảng 25 tấn/phường. Các chị lại hoạt động một mình, không có người dân hỗ trợ trong công tác thu gom nên công việc sẽ càng vất vả…” – ông Hoàng Anh cho hay.
Phun khử khuẩn xe thu gom trước mỗi ca làm việc mới. |
Thực vậy, khối lượng rác hằng ngày trong khu cách ly đã giảm đi, nhưng vẫn là gánh nặng dưới mỗi bước chân lặng thầm. Tính trung bình một người lao công phải vận chuyển hơn 1 tấn rác mỗi ngày. Chị Nguyễn Thị Thái Hà, Tổ trưởng Tổ Môi trường Văn Chương cho biết, công việc vất vả gấp nhiều lần hàng ngày và so với việc làm ngoài đường vì xe rác phải di chuyển trong những ngõ sâu hun hút.
“Nếu không thực hiện giãn cách, chỉ cần nghe tiếng xe đi qua người dân sẽ tự giác ra đổ rác vào thùng, nhưng nay công việc tăng lên gấp bội vì rác chỉ đặt trước nhà, công nhân môi trường đi đến đâu phải dừng xe tự thu gom đến đấy” – chị Hà chia sẻ.
Công việc vất vả hơn thường ngày là vậy nhưng mỗi khi xong nhiệm vụ, họ lại cùng tụ về với nhau dù chỉ là ở một góc phố nào đó. Trong bữa cơm tối vội, ngay trên hè ngõ Văn Chương, dù vẫn phải tuân thủ giãn cách nhưng điều đó cũng không thể ngăn nổi tiếng nói cười từ những câu chuyện thường ngày. Họ cùng kể cho nhau nghe về cuộc sống gia đình, về dự định tương lai của con cái, về mong muốn được đi đâu đó sau khi hết dịch... những mẩu chuyện thường nhật chính là lời hứa hẹn, động viên nhau cùng vượt qua khó khăn lúc dịch bệnh.
Bữa tối đơn giản ngay bên vỉa hè góc phố Văn Chương. |
Cũng đang cùng “ăn-ở” với người dân khu vực cách ly, chị Đỗ Thị Quỳnh Điệp, Tổ trưởng Tổ Môi trường đô thị phường Văn Miếu tâm sự, gần 20 chị em trong tổ đã xác định ăn ở cùng người dân phường Văn Miếu với quyết tâm giữ xanh, giữ sạch từng góc phố con đường, góp phần nhỏ bé làm xanh hoá vùng đỏ cùng người dân và chính quyền trong trận chiến với dịch bệnh.
Được biết, nhằm tạo điều kiện tốt nhất chăm lo đến đời sống các chị lao công trong khu cách ly, Chi nhánh Đống Đa đã làm việc với Sở Chỉ huy phòng dịch Quận bố trí công nhân được nghỉ ngơi trong phòng học Trường Tiểu học Văn Chương, Trường THCS Lý Thường Kiệt - nơi đặt các Sở chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid - 19 của quận.
“Hàng ngày, các suất cơm đặc biệt cũng được các tình nguyện viên chuyển vào cho công nhân. Ngoài bảo đảm điều kiện về vật chất, lãnh đạo xí nghiệp cũng như chính quyền, nhân dân địa bàn luôn động viên, quan tâm, trân trọng công việc của tổ vệ sinh môi trường. Một số nhân viên trong tổ có hoàn cảnh còn khó khăn, đang nuôi con nhỏ nhưng đã khắc phục khó khăn cá nhân, tình nguyện bám địa bàn; thực hiện quy trình thu gom, vận chuyển, phun khử khuẩn nhằm giữ gìn môi trường, bảo đảm điều kiện phòng, chống dịch bệnh tốt nhất” – lãnh đạo Xí nghiệp môi trường đô thị chi nhánh Đống Đa cho biết.
Toàn bộ rác thải trong khu vực được thu gom, quây bạt che kín và phun khử khuẩn nhiều lần. |
Lặng thầm như vòng quay của chiếc xe thu gom, công sức của 40 anh/chị lao công trong vùng dịch sẽ luôn được đón nhận khi cùng với nhiều cán bộ y tế, bộ đội, công an góp phần giữ nhịp sống xanh trong khu vực đỏ.
Có thể 14 ngày trong vùng cách ly không phải là một thời gian dài, nhưng đây là khoảng thời gian họ phải tạm xa mái ấm, người thân, thậm chí chấp nhận cả những rủi ro để cùng giữ cho ngày mai bình yên nơi góc phố thân thương.
Hiện, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội - Urenco đang duy trì vệ sinh môi trường tại 16/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố. Do người lao động của công ty thường xuyên phải ra đường, tiếp xúc với nhiều người, với nguồn chất thải, nên việc phòng, chống dịch là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Việc ưu tiên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cũng đã và đang được nhiều địa phương, đơn vị thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, người lao động đều an toàn, đa phần công nhân làm việc trực tiếp đều đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Tuy nhiên, cuộc chiến chống Covid-19 còn kéo dài với nhiều gian nan, thử thách mới, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của công nhân vệ sinh môi trường, cán bộ, công nhân Urenco đều bày tỏ mong muốn người dân trên địa bàn Thủ đô nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường trong mùa dịch, nhằm hạn chế tối đa sự lây lan cũng như bớt đi phần nào vất vả cho những công nhân môi trường. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59