Công nhân môi trường cẩn trọng trong mùa dịch
Đi siêu thị hay mua hàng online an toàn hơn? | |
Hà Nội: Bùng nổ dịch vụ mua bán online mùa dịch | |
Đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động trong mùa dịch Covid-19 |
Có theo chân những công nhân vệ sinh môi trường trên các tuyến phố của Thủ đô mới thấu hiểu hết được những khó khăn, vất vả của họ. Với nhiệm vụ làm sạch, đẹp cho phố phường, mỗi ngày họ đều cần mẫn, quét dọn lòng đường, hè phố, thu gom từng túi rác của nhà dân, quán ăn… để sẵn trên vỉa hè đưa về điểm tập kết để chuyển lên xe ô tô đưa về các bãi rác thải.
Công nhân môi trường quét dọn làm sạch đường phố (Ảnh: Bảo Thoa) |
Cứ vậy, họ mải miết theo công việc với tiếng bánh xe đẩy lăn cút kít kèm theo tiếng bước chân hòa vào nhịp chổi xào xạc, từng nhát chổi quét đến đâu hè phố sạch đẹp ra đến đó.
Với đặc thù công việc, mỗi ngày phải tiếp xúc trực tiếp với các nguồn rác thải, trong đợt dịch này, những công nhân vệ sinh môi trường phải đối mặt thêm với nguy cơ tiềm ẩn nhiều loại dịch bệnh có thể lây lan khi nguồn rác thải không được người dân phân loại.
Chị Lê Thị Thu Hà, Tổ môi trường số 4, Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội, cho biết mỗi ngày công việc của chị bắt đầu từ 16 giờ chiều hôm trước và kết thúc vào khoảng 1 giờ sáng hôm sau.
Tùy vào lượng rác thải và công việc của mỗi ngày mà mỗi công nhân có thể kết thúc ca làm việc sớm hoặc muộn hơn nhưng luôn phải bảo đảm thu gom hết rác vào đúng vị trí tập kết và thời gian để các xe chuyên dụng đến chở đi.
Chị Hà cho biết vì đã quen với công việc nên chị cũng như các thành viên khác trong tổ chưa khi nào thấy buồn lòng vì công việc, tuy nhiên hiện nay dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp cũng khiến công việc của chị thêm vất vả hơn.
“Từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, số lượng rác thải trên địa bàn Thành phố nhiều hơn, từ khi có dịch xảy ra thì công việc của chúng tôi càng vất vả hơn nhiều lần. Để phòng, chống dịch các gia đình đã tăng cường quét dọn vệ sinh nhà cửa, thay thế hoặc loại bỏ những vật dụng không cần thiết.
Vì thế, lượng rác thải sinh hoạt đưa ra môi trường thời điểm này tăng hơn, chúng tôi càng phải làm thường xuyên để đảm bảo rác thải không bị ùn ứ trong khu dân cư, trên lòng đường, hè phố, cùng với đó lại thêm mối lo nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh”, chị Hà chia sẻ.
Khi chúng tôi hỏi về biện pháp phòng, chống dịch, chị Hằng cho biết tuy có lo lắng nhưng vì tính chất công việc nên chị vẫn phải làm. Chị cùng các công nhân đã được Công ty trang bị đồ bảo hộ lao động, để bảo vệ sức khỏe, chị cũng chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch cho bản thân như đeo hai lớp khẩu trang, đeo thêm một lớp găng tay nilong bên ngoài găng tay bảo hộ thông thường, thường xuyên vệ sinh mũi, mắt bằng nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn…
Không chỉ trong công việc, giây phút nghỉ ngơi của những người thu gom rác cũng trở nên căng thẳng hơn giữa mùa dịch. Chị Phạm Thị Xuân Lan (Tổ môi trường số 4, Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội) chia sẻ: “Thường thì sau vài tiếng thu gom rác trên các tuyến phố, khi đợi xe ô tô đến chuyển rác, chúng tôi ngồi giải lao ở một góc vỉa hè, tháo nón, tháo khẩu trang, gỡ găng tay, uống ngụm nước, kể với nhau vài câu chuyện…
Nhưng từ khi có dịch, khi nghỉ ngơi đợi xe chúng tôi cũng không dám tháo khẩu trang, găng tay, cũng chẳng ngồi chung cùng nhau ở một chỗ. Giờ tôi đã quen với việc dùng nước rửa tay khô diệt khuẩn và súc họng mỗi khi giải lao, tuy lỉnh kỉnh hơn một chút nhưng an toàn cho bản thân và gia đình nên tôi vẫn tuân thủ. Chúng tôi chỉ mong người dân hiểu được nỗi vất vả này mà có ý thức hơn, bỏ rác đúng nơi quy định”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20