Con sẽ về nhưng không phải Tết này mẹ ạ!
Năm 2018: hơn 140.000 lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động | |
Xuất khẩu lao động Hàn Quốc: Cơ hội lớn cho lao động nghề nông | |
Việt Nam đánh giá cao hiệu quả các dự án đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam |
Với mỗi người dân Việt Nam, Tết là dịp đoàn viên, sum họp bên gia đình. Vì vậy, với những người con xa quê, đang sinh sống và lao động ở nước ngoài, thời khắc đón Xuân họ luôn đau đáu, khắc khoải nhớ về quê hương, về Tết quê với sự trầm mặc của hương khói tổ tiên, sự ấm cúng tình thân trong mỗi nếp nhà Việt.
Đi lao động “tăng” 2 ở xứ sở kim chi nên Nguyễn Văn Châu (Hải Hậu, Nam Định) đã có “thâm niên” đón Tết xa nhà. Châu bắt đầu làm việc ở Hàn Quốc từ năm 2010 đến 2015, sau đó về nước đúng thời hạn và quay trở lại Hàn Quốc từ năm 2016 đến nay.
Châu vốn là con trai cả trong gia đình, bởi vậy, nỗi nhớ Tết quê hương trong tâm tưởng anh là nhớ về những lễ nghi đậm chất “gia đình, dòng họ” của người Việt.
Anh kể: “Chiều 30 Tết, cả đại gia đình tôi thường tập trung đi tảo mộ tổ tiên, dọn dẹp, cắt tỉa cây cỏ sạch sẽ trên mộ phần của ông bà, dòng họ rồi thắp nén nhang thành kính mời ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết. Nhớ những đêm sang canh (giao thừa), được ngồi quây quần bên mâm cơm đầu năm cùng với gia đình. Nhớ những cái bắt tay, lời chúc của mọi người dành tặng nhau. Nhớ cả đêm nhạc chào xuân của lũ bạn quanh xóm...”.
Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng trích đăng nỗi niềm, tâm sự của anh Nguyễn Văn Châu (quê ở Hải Hậu, Nam Định) hiện đang lao động tại Hàn Quốc trong ngày đầu Xuân mới 2019.
Cơn ngủ mê của những ngày lao động cuối năm cứ chập chờn đưa ta trải dài về miền ký ức. Nơi đó có mẹ có cha, có những người thân yêu quý.
Bàn tay sần sùi, chai ráp cứ cố với trong loạng choạng nhá nhem của cái lạnh buốt giá tâm can, khi thiếu đi hơi ấm của mẹ và của gia đình tình thân. Bỗng cơn thèm được đôi bàn tay khắc khổ của mẹ vuốt mái tóc khi tựa đầu vào lòng mà thủ thỉ. Thèm vì quá lâu rồi khi tuổi trẻ của tôi là những ngày đằng đẵng vật lộn với cuộc sống mưu sinh nơi chân trời góc bể không được ở bên gia đình.
Nhớ vì: Không khí Tết ở quê bây giờ tấp nập lắm, tiếng lũ trẻ mừng hớn hở khi nhận được phong bao lì xì mỗi độ xuân sang. Nhớ những chiếc bánh chưng bố cẩn thận, nâng lưu gói từng chiếc chiều 30 Tết.
Thèm được ăn những món mẹ nấu, món cá bống kho tiêu, món thịt đông thơm lừng, món dưa hành đặc trưng ngày Tết... Nơi đây, người ta không chuộng cái Tết như ở quê mình nên mọi thứ cứ như ngày thường.
Không như Việt Nam tràn ngập mùi hương, sắc hoa khắp chốn phố phường làng xóm. Tôi đã ném tuổi thanh xuân của mình những ngày tháng qua vào miền tương lai với những trăn trở, hoài bão và bao ước nguyện còn dang dở. Như những chiếc kim đồng hồ chẳng chịu dừng lại để kịp nhìn về phía sau, nơi đó có mẹ và gia đình tình thân vẫn ngày đêm dõi theo cầu nguyện cho ta được an bình và mọi sự thành công.
Trong cái lạnh buốt đêm đông dịp cuối năm của những con người xa xứ, ai cũng khắc khoải mong mỏi được sống trong giây phút đoàn viên. Vì: Tết là điều tuyệt vời mỗi năm chỉ đến một lần và giao thừa là khoảng khắc thiêng liêng ý nghĩa đối với mỗi người sau cả một năm nhiều lo toan bận rộn.
Khi ta ở một mảnh đất xa Tổ Quốc, xa gia đình người thân và với khí hậu lạnh giá khô cằn thì miền ký ức Tết cổ truyền càng sâu đậm thôi thúc hơn bao giờ hết.
Vì Tết ở đây không ấm áp, không háo hức cũng không hạnh phúc và không có người thân như Tết ở quê nhà. Vì Tết nghĩa là hy vọng, hy vọng cho những người con xa xứ những người thân được trở về bên gia đình để gắn kết các thế hệ gần nhau hơn và lan tỏa những giá trị truyền thống của ngày Tết. Bởi Tết là để yêu thương, Tết là để sum vầy, Tết là để trở về, Tết nghĩa là hy vọng. Con sẽ về, con sẽ về nhưng không phải Tết này mẹ ạ!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56