Cơ hội lan tỏa, quảng bá văn hóa, du lịch của Hà Nội qua các sự kiện

Công tác tổ chức "Ngày hội văn hóa vì hòa bình", chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô cần bảo đảm không khí vui tươi, phấn khởi, khơi dậy niềm tự hào, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân Thủ đô. Đây là cơ hội lan tỏa, quảng bá văn hóa, lịch sử, du lịch của thành phố đến với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.
Giao lưu thể thao chào mừng sự kiện "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” Thủ tướng dự lễ khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Chiều 4/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp Ban tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” và rà soát công tác chuẩn bị chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Cùng dự phiên họp có Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà.

10.000 người tham gia Ngày hội Văn hóa vì hòa bình

Báo cáo tại phiên họp, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999-16/7/2024) là chương trình quy mô lớn lần đầu tiên tổ chức dưới hình thức không gian văn hóa, lịch sử - sân khấu thực cảnh tại vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ và không gian phố đi bộ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm) diễn ra vào sáng 6/10/2024.

Tổng số lực lượng tham gia ngày hội là 10.000 người, trong đó 9.400 đại biểu là người dân - vừa là diễn viên tham gia diễu hành, trình diễn, vừa là khán giả tham dự chương trình.

Cơ hội lan tỏa, quảng bá văn hóa, du lịch của Hà Nội qua các sự kiện
Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội chủ trì phiên họp Ban tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” và rà soát công tác chuẩn bị chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Thành phố Hà Nội đã xin ý kiến và tiếp thu, hoàn thiện kịch bản tổ chức ngày hội; thống nhất về nội dung kịch bản, maket trang trí tổ chức ngày hội; các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã ban hành kế hoạch, chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực (Sở Văn hóa và Thể thao) trong triển khai các nhiệm vụ luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt theo tiến độ đề ra…

Đối với “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị công tác tổ chức ngày hội bảo đảm không khí vui tươi, phấn khởi, khơi dậy niềm tự hào, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân Thủ đô. Đây là cơ hội lan tỏa, quảng bá văn hóa, lịch sử, du lịch của Hà Nội đến với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế; do đó, cần huy động tối đa các hình thức truyền thông trước, trong chương trình để người dân toàn Thành phố và cả nước theo dõi.

Sau khi nghe ý kiến của các sở, ngành, đơn vị, kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị, công tác phối hợp truyền thông về ngày hội bảo đảm người dân Thủ đô, du khách quốc tế và người dân cả nước được biết, tham gia và quan sát sự kiện; do đó cần sớm xây dựng kịch bản truyền thông về chương trình ngày hội.

Cơ hội lan tỏa, quảng bá văn hóa, du lịch của Hà Nội qua các sự kiện
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu kết luận các nội dung phiên họp.

Đối với công tác tổ chức tổng duyệt và biểu diễn chính thức chương trình, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị, Công an Thành phố, quận Hoàn Kiếm xây dựng kỹ lưỡng các phương án, kịch bản, tăng cường lực lượng nhằm kiểm soát giao thông, an ninh, phòng cháy, chữa cháy, y tế, vệ sinh môi trường trong và ngoài khu vực, bảo đảm tổ chức thành công chương trình.

Tiếp cận công nghệ tổ chức sự kiện tầm cỡ quốc tế

Bên cạnh đó, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - thành phố Hòa bình - thành phố Rồng bay” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô diễn ra vào tối 10/10/2024 tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình - đây là chương trình có quy mô lớn, là chương trình điểm nhấn, kết thúc chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Chương trình kết hợp chương trình văn nghệ với trình chiếu công nghệ ánh sáng bằng thiết bị không người lái (drones) và bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với pháo tầm thấp và hỏa thuật. Tham dự chương trình dự kiến có khoảng 25.000 người; trong đó đại biểu các tầng lớp nhân dân các quận, huyện, thị xã là khoảng gần 24.000 người.

Cơ hội lan tỏa, quảng bá văn hóa, du lịch của Hà Nội qua các sự kiện
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại phiên họp.

Sở Văn hóa và Thể thao đã phân công nhiệm vụ cho các phòng, đơn vị thuộc Sở triển khai chương trình; tiếp tục hoàn hiện kịch bản chi tiết, maket sân khấu chương trình nghệ thuật. Thời gian tới, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao cho cơ quan thường trực; tổ chức hợp luyện, sơ duyệt, tổng duyệt chương trình bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định; đẩy mạnh công tác truyền thông về công tác tổ chức chương trình…

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, chương trình nghệ thuật đặc biệt là sự kiện có quy mô lớn. Thông qua chương trình, Thành phố sẽ thêm kinh nghiệm tổ chức sự kiện lớn, tiếp cận công nghệ tổ chức tầm cỡ quốc tế, qua đó gửi đi thông điệp về năng lực tổ chức sự kiện của Thành phố. Do đó, công tác chuẩn bị chương trình phải bảo đảm kỹ lưỡng.

“Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông về sự kiện chương trình nghệ thuật đặc biệt, đặc biệt là trong giới trẻ. Với tính chất đặc biệt của chương trình, công tác truyền thông cần lan tỏa đến các người dân trên cả nước, trong đó trọng tâm là tại các thành phố trực thuộc Trung ương”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Liên quan nội dung này, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu các cơ quan liên quan phải sớm hoàn thiện xây dựng kịch bản chi tiết chương trình để xin ý kiến thẩm định của các cấp có thẩm quyền; tạo điều kiện tối đa về tổng duyệt, hợp luyện chương trình. Ngoài ra, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn công tác bắn pháo hoa và trình chiếu công nghệ ánh sáng bằng thiết bị không người lái.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Leverkusen vs Augsburg: Khó khăn cho nhà vua

Nhận định Leverkusen vs Augsburg: Khó khăn cho nhà vua

Trận đấu giữa Bayer Leverkusen và Augsburg ở vòng 31 Bundesliga mùa giải 2024/25 là cơ hội để cả hai đội củng cố mục tiêu của mình trong giai đoạn nước rút. Dù có lợi thế sân nhà và thành tích đối đầu vượt trội, Leverkusen vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề về phong độ, trong khi Augsburg lại cho thấy sự lì lợm đáng nể ở những vòng đấu gần đây.
Tỷ giá USD hôm nay (25/4): Giá USD trong nước tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (25/4): Giá USD trong nước tăng nhẹ

Hôm nay (25/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 31 đồng, hiện ở mức 24.928 đồng.
Giá vàng hôm nay (25/4): Vàng trong nước tăng mạnh trở lại

Giá vàng hôm nay (25/4): Vàng trong nước tăng mạnh trở lại

Giá vàng hôm nay (25/4): Giá vàng thế giới tăng mạnh trở lại kéo theo giá vàng trong nước tăng theo.
Nhận định PSG vs Nice: Cẩn trọng trước “kẻ ngáng đường” khó chịu

Nhận định PSG vs Nice: Cẩn trọng trước “kẻ ngáng đường” khó chịu

Dù đã chính thức lên ngôi vô địch Ligue 1 từ vòng 30, Paris Saint-Germain vẫn còn một mục tiêu quan trọng phía trước: Khép lại mùa giải với thành tích bất bại – điều chưa từng đội bóng nào làm được trong lịch sử giải đấu. Và thử thách tiếp theo trong hành trình ấy sẽ là cuộc tiếp đón Nice tại sân Công viên các Hoàng tử lúc 01h45 ngày 26/4.
Crystal Palace vs Aston Villa: Cơ hội vàng cho Đại bàng

Crystal Palace vs Aston Villa: Cơ hội vàng cho Đại bàng

Trận bán kết FA Cup 2024/25 giữa Crystal Palace và Aston Villa lúc 23h15 ngày 26/4 tới đây tại sân Wembley được dự đoán sẽ vô cùng hấp dẫn và khó lường. Dù bị đánh giá thấp hơn về mặt phong độ, Crystal Palace vẫn cho thấy họ là một đối thủ không dễ bị bắt nạt, đặc biệt khi đấu trường FA Cup chính là nơi “Đại bàng” đang thể hiện bản lĩnh.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/4: Trời mát, chiều đề phòng mưa dông, lốc và gió mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/4: Trời mát, chiều đề phòng mưa dông, lốc và gió mạnh

Dự báo ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào và rải rác mưa dông.
"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển

“Bình dân học vụ số” đang trở thành phong trào mang tính cấp thiết không chỉ mục đích đưa công nghệ đến gần hơn với người dân, mà qua phong trào, người dân có thể nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang lại.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động